Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Từ Trần - Báo Tuổi Trẻ

Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bạn bè quốc tế

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo.

Như hầu hết những thanh niên trí thức yêu nước thời đó, ông hăng hái hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên. Ông bị Pháp bắt giam và trưởng thành qua nhiều hoạt động bãi khóa, diễn thuyết, viết báo... tuyên truyền đấu tranh cho độc lập dân tộc

Năm 1940, chàng trai Võ Nguyên Giáp đã gặp Hồ Chí Minh tại Trung Quốc và bắt đầu một tình đồng chí, tình thầy trò cảm động và sâu bền.

Ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sỹ - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cách mạng thành công, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử giữ chức Bộ trưởng Nội Vụ, kiêm Bộ phó Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời, sau đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong chính phủ kháng chiến.

Năm 1948, sau các chiến thắng của các chiến dịch đầu tiên trong kháng chiến, ông được Hồ Chủ tịch phong hàm đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và là vị đại tướng duy nhất cho đến hết kháng chiến chống Pháp.

Từ một sinh viên Luật, một nhà giáo dạy sử, một nhà báo, ông trở thành Tổng tư lệnh tối cao của quân đội một quốc gia mà chưa hề trải qua một cấp hàm nào, vào năm mới 37 tuổi.

Đỉnh cao của thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp là ở chiến dịch Điên Biên Phủ, ông đã khéo léo sử dụng đường lối chiến tranh nhân dân, tạo thế hậu cần, thay đổi chiến thuật để chỉ với 4 đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn sơn pháo đã đánh tan cả tập đoàn cứ điểm của quân đội Pháp với trang bị khí tài quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ.

Ngay sau khi Đại tướng qua đời, các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài đã có bài viết về Đại tướng, họ gọi ông là vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự.

AFP gọi đại tướng Võ Nguyên Giáp là “thiên tài quân sự” và là “người hạ gục phương Tây” trong bản tin về việc đại tướng từ trần. AFP nói đại tướng “được coi là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất và là kiến trúc sư cho những chiến thắng vang dội của VN trước Pháp và Mỹ.”

Nhà báo Stanley Karnow khi viết về ông nói tài năng chiến lược đặt ông vào “ngôi đền của những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại” nhu Wellington, Ulysses S. Grant hay Douglas MacArthur. “Nhưng khác với họ, những chiến tích của ông là bởi nhờ tài năng thiên bẩm hơn là nhờ đào tạo chính quy.”

AFP trích lại câu nói của tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki hồi năm 2007, “Khi chúng tôi trưởng thành trong cuộc đấu tranh của mình, tướng Giáp chính là một trong những người anh hùng dân tộc của chúng tôi.”

Bản tin Reuters thì gọi đại tướng là bộ óc quân sự của VN và là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của VN trong thế kỉ 20. Bản tin nói ông “được các sử gia xếp vào cùng với những nhà quân sự vĩ đại như Montgomery, Rommel và MacArthur.”

Reuters nhắc lại chuyện tướng Giáp từng ký “Vị tướng của hoà bình” khi được một người nhờ ký sách tại văn phòng LHQ ở Geneva.

AP gọi đại tướng là “vị tướng huyền thoại của VN” và nhắc lại chiến thắng “không tưởng” ở Điện Biên Phủ - trận chiến kinh điển đến giờ vẫn được dạy tại các trường quân sự, “không chỉ đem lại độc lập cho VN mà còn đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương và quốc tế.”

AP trích lời đại tướng năm 2005 nói, “không có cuộc chiến giải phóng dân tộc nào lại dữ dội và gây ra nhiều tổn thất” như cuộc chiến ở VN. “Nhưng chúng tôi vẫn chiến đấu vì với VN, không có gì quý hơn độc lập và tự do.”

Huyền thoại mùa thu

Những cuộc gặp gỡ mùa thu bao giờ cũng mang đến những xúc cảm đặc biệt. Mùa của trời trong, nắng vàng, gió mát. Mùa của cách mạng và tri ân... Người lính già được sinh ra trong mùa thu và được trân trọng nhắc tên đầy thương mến vào mùa thu của dân tộc, đã ba năm nay đón ngày sinh của mình và ngày lễ lớn của dân tộc trên giường bệnh trong quân y viện. Nhưng chưa một ngày nào tên ông vắng bóng trong trí óc và trái tim của những đồng chí, đồng đội; vắng bóng trong những trang sách, những hình ảnh, bài ca; vắng bóng trong những câu chuyện của người trẻ về đất nước, chủ quyền, biên cương...

Và mỗi lần đồng đội, học trò, người thân ngồi lại với nhau vào mùa thu để nói với nhau về ông, những xúc cảm bao giờ cũng vẹn nguyên, tràn đầy. Người lính ấy, người thầy ấy đã thành huyền thoại từ khi còn đang sống: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Người ta có thể tự tạo dựng huyền thoại cho mình. Nhưng thật khó mà gìn giữ huyền thoại ấy mỗi ngày, trong đời sống thường nhật, trong những quan hệ cụ thể với gia đình, bè bạn, cấp trên, cấp dưới, trong những biến động to nhỏ của thời cuộc, trong những niềm vui và nỗi đau rất con người.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp không tạo nên huyền thoại cho mình. Chiến công “lừng lẫy Điện Biên - chấn động địa cầu” đã khiến ông trở thành huyền thoại sống, thành một trong những thiên tài quân sự vĩ đại nhất của nhân loại. Nhưng nhân cách của ông, tác phong đời thường của ông, tình nghĩa thủy chung của ông với đồng đội, trí tuệ mẫn tiệp của ông trong xử trí công việc hằng ngày, thái độ đồng cảm của ông với những bức xúc của nhân dân, lo lắng của ông với những vấn đề sống còn của dân tộc... mới làm cho những huyền thoại về Võ Nguyên Giáp có sức sống lâu bền và mỗi ngày một sống động hơn với người đương thời và hậu thế.

Đại tá Trịnh Nguyên Huân, người trợ lý của ông đã hơn 30 năm, nói mà nước mắt tràn mi: “Tấm thiệp chúc mừng hội nghị khoa học về cải tiến dạy và học môn lịch sử cuối tuần trước ở Đà Nẵng là tự tay ông ký đấy. Biết tin có hội nghị về dạy lịch sử, ông mừng lắm. Ông quan tâm nhất là nói sự thật về lịch sử nước nhà cho thế hệ trẻ. Nên mệt thế mà ông vẫn ngồi dậy đòi gửi thiệp chúc mừng và ký tặng để gửi gắm tâm sự và niềm tin”.

Những cách thể hiện của huyền thoại quanh vị đại tướng cũng thật kỳ lạ: đó có thể là một tấm trướng thêu kỳ công 90 chữ “Tâm” mừng ông 90 tuổi của một phụ nữ đã làm bà ngoại, có thể là một cặp gà quê tự nuôi của một người lính nông dân, là dăm ký nếp của một người vợ lính bắt chồng đi xe đò mang đến tận nhà biếu đại tướng ăn tết...

Ông đã sống qua hai thế kỷ sóng gió của lịch sử dân tộc. Ông đã làm hết những gì mà một Con Người - viết hoa - có thể làm để không hổ thẹn với mùa thu lịch sử của dân tộc nhiều dông bão này. Trong buổi gặp gỡ của những người đã theo ông suốt 40, 50, 60, thậm chí 70 năm cuộc đời, có ai đó chợt thảng thốt với câu hỏi: “Chúng ta nhớ, nhưng liệu thế hệ trẻ có nhớ những gì ông đã làm, những gì ông đang canh cánh mà chưa làm được, những gì ông gửi gắm?”. Nhà sử học Dương Trung Quốc vừa trở về từ một cuộc trao giải “Người trẻ hát quốc ca” do chính những người trẻ phát động trên mạng Internet, mang theo câu trả lời: “Tất cả các bạn trẻ ấy đều biết hôm nay là ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các bạn ấy nhờ tôi chúc mừng đại tướng và nói với các thế hệ tiền bối: các cụ cứ yên tâm, chúng cháu vẫn đang hát Quốc ca, và chúng cháu biết mình phải làm gì cho đất nước này”.

Và như thế, huyền thoại của mùa thu vẫn đẹp đẽ, lung linh trong ánh sáng đời thường.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 mùa xuân cuộc đờiHuyền thoại mùa thuĐề nghị thành lập Bảo tàng Võ Nguyên GiápChúc thọ Đại tướng Võ Nguyên GiápTriển lãm ảnh Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ liệt sĩ Nguyễn Thị Quang TháiTặng tỉnh Quảng Bình tượng Đại tướng Võ Nguyên GiápXem ảnh đời thường Đại tướng Võ Nguyên GiápCuộc đời đại tướng qua ảnh

xTVNxi46.jpgPhóng to
Sau khi thăm địa đạo Củ Chi, đại tướng nghỉ trưa dưới rặng tre (1996)
LRN2KFOt.jpgPhóng to
Thượng tá, họa sĩ thương binh khiếm thị Lê Duy Ứng vẽ chân dung Đại tướng năm 1993
3Wct3Glh.jpgPhóng to
Đại tướng bên bàn làm việc
A3SmlkYk.jpgPhóng to
Sở thích của Đại tướng
rOfdhVWi.jpgPhóng to
Sau giờ làm việc
gbO6LPRr.jpgPhóng to
Ngồi thiền vào sáng sớm
ORr3xhqC.jpgPhóng to
Tập thái cực quyền
1T2YDVIc.jpgPhóng to
Bên cạnh việc ngồi thiền, đi bộ là môn thể dục ưa thích của Đại tướng
Y7mQVsr6.jpgPhóng to
Đọc sách
gfoi08az.jpgPhóng to
Viết sách
e4Q12Otc.jpgPhóng to
Hoa bạch trà trước sân nhà riêng 30 Hoàng Diệu của Đại tướng, loài hoa ông ưa thích
UuSUy6UD.jpgPhóng to
Đại tướng thư giãn bên cây đàn piano
t7OfXcHK.jpgPhóng to
Cùng gia đình đi mua sách
k3n9yecA.jpgPhóng to
Bữa ăn của vợ chồng Đại tướng
Sxi6kLpr.jpgPhóng to
Bên bàn thờ gia tiên
rjvAhpE8.jpgPhóng to
Viết thư pháp ngày xuân
7b2YXsyk.jpgPhóng to
Đại tướng thắp hương tại đền Bến Dược, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
uuEE2d7M.jpgPhóng to
Đại tướng cùng các thư ký Nguyễn Văn Huyên và Trịnh Nguyên Huấn lựa chọn ảnh
keJ2ZEeV.jpgPhóng to
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường báo Quân đội nhân dân
YPs2HnjI.jpgPhóng to
Trò chuyện với ông Nguyễn Hùng - người lính chăn ngựa của chiến khu Việt Bắc năm xưa
Dzg3g8xu.jpgPhóng to
Đại tướng và bà mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi (1996)
cXm46JDa.jpgPhóng to
Đại tướng chúc sức khỏe nhạc sĩ Văn Cao, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, đặc biệt là bài Tiến quân ca – Quốc ca của Việt Nam
j9qAWd71.jpgPhóng to
Sau cơn mưa tầm tã, đường dốc trơn trượt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại rừng Trần Hưng Đạo, nơi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành lập 50 năm trước (1994)
xLFvHUlj.jpgPhóng to
Đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng, Hát Môn, Phúc Thọ (Hà Tây cũ); một lão nông tặng đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng đối với người có công với dân, với nước
dSyzm37d.jpgPhóng to
Thắp nén nhang lên mộ bạn chiến đấu tại Nghĩa trang Mai Dịch ngày 1-9-1991
pFJx10Qf.jpgPhóng to
Trồng cây lưu niệm tại trường Quốc học Huế, nơi Đại tướng từng học và tham gia tổ chức phong trào bãi khóa
26qyHYN9.jpgPhóng to
Tháng 7-1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trung tâm huấn luyện Gagarin, Liên Xô. Trong ảnh: từ trái sang phải: Anh hùng Lao động Phạm Tuân, phi công vũ trụ Bùi Thanh Liêm, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô Vũ Khoan, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp…

Từ khóa » đại Tướng Võ Nguyên Giáp Mất Năm Mấy