Đăk Nông đời Sống Người Dân âm No Nhờ Cây Lúa ST25
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, anh Nguyễn Văn Sỹ (thôn Ninh Giang, xã Buôn Choáh) là một trong những hộ nghèo của xã. Gia đình anh Sỹ đặc biệt khó khăn khi con trai mắc bệnh hiểm nghèo, kinh tế phần lớn phụ thuộc vào mấy sào lúa nước.
Khi được chính quyền vận động, anh Sỹ là một trong những hộ dân đi đầu trong việc đưa giống lúa ST25 vào sản xuất. “Trước đây bà con sản xuất 2 vụ lúa nhưng do giống lúa kém năng suất lại thường xuyên chịu ảnh hưởng lũ lụt nên quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" song vẫn không đủ sống.
"Sau này, nhờ dồn điền đổi thửa, chính quyền khuyến kích người dân đưa giống lúa mới về trồng, đời sống của các hộ dân đã thay đổi từng ngày, có nhà mỗi năm còn thu hoạch được cả trăm tấn lúa đặc sản”, anh Sỹ chia sẻ.
Tự hào khoe về thành quả trồng lúa những năm gần đây, anh Sỹ cho biết, không những đủ tiền để chữa trị bệnh cho con mà gia đình còn có thêm khoản tiền đầu tư, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất. Không chỉ là máy cày, máy gieo sạ, anh Sỹ còn mua được chiếc máy gặt đập trị giá hơn 200 triệu đồng chỉ sau 3 năm trồng giống lúa ST25.
“Vụ đông xuân và hè thu năm 2021, gia đình xuống giống hơn 3,6 ha giống lúa ST25, thu về hơn 80 tấn lúa. Giống lúa ST24 sau này là giống lúa ST25 từng bước "bám rễ" ở mảnh đất Buôn Chóah đã giúp gia đình tôi cũng như nhiều hộ dân khác thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương”, anh Sỹ nói thêm.
Tương tự, ông Dương Văn Lực (thôn Ninh Giang, xã Buôn Choáh) vui mừng cho biết, những năm gần đây, ông và các hộ dân trong xã đều áp dụng các quy trình về sản xuất lúa VietGAP. Sản phẩm lúa gạo với giống lúa ST25 của bà con Buôn Chóah nhờ đó mà có thương hiệu.
“So với trồng hoa màu hoặc cây công nghiệp, sản xuất lúa gạo thuận lợi và tốn ít công hơn. Trung bình, một tấn lúa tươi có giá 6,8 - 7,5 triệu đồng. Với mức giá này, bà con nông dân thu về 88,4 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi khoảng 45 triệu đồng/ha. Đây là mức lãi cao nhất cho người trồng lúa từ trước đến nay”, ông Lực nói.
Ông Lực cho biết thêm, hiện người dân Buôn Chóah đã đưa máy móc, trang thiết bị nông nghiệp tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nên nông dân đỡ vất vả. "Trước đây, các thành viên trong gia đình tôi phải lao tâm, khổ tứ mới chăm sóc được 4 ha lúa. Sau khi mua sắm được máy cày, công việc đã nhàn rỗi hơn rất nhiều.
Thay vì cả 4 người trong gia đình cùng ra đồng, một mình chồng tôi chỉ mất vài tiếng đồng hồ đã cày xong ruộng. Đến giai đoạn xuống sạ mới cần đến sức người, nhưng 1 ha lúa chỉ mất chừng 4 công lao động. Đến khi thu hoạch, máy móc làm hết, người dân chỉ cần đưa xe ra chở lúa về nhà phơi”, ông Lực vui vẻ nói.
Buôn Choáh từng là vùng đất chiêm trũng, nằm nép mình bên dòng sông Krông Nô - ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk. Vùng đất này nằm dưới chân núi lửa Nâm B’lang, khi mùa mưa thì ngập lụt, mùa khô thì bỏng rát, thiếu nước. Chính vì thế, đã có thời gian, Buôn Chóah bị “cô lập” trong sự phát triển của các địa phương khác. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân xã Buôn Chóah chỉ thay đổi khi đưa vào gieo trồng các giống lúa mới, trong đó có lúa ST24 và ST25.
Đến nay, mỗi vụ xã Buôn Chóah gieo trồng hơn 700 ha lúa với sản lượng 12.000 - 13.000 tấn lúa khô. Từ đó, Buôn Chóah trở thành vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Đăk Nông và là một trong những vùng chuyên canh lúa nước lớn nhất Tây Nguyên.
Theo ông Doãn Gia Lộc, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Krông Nô, hiện xã Buôn Chóah đã xây dựng được nhãn hiệu "Lúa gạo Buôn Choáh" gắn với khu vực trung tâm của Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông - hệ thống hang động núi lửa Krông Nô.
“Xác định đây là vùng trọng điểm của tỉnh về trồng lúa nước, UBND tỉnh và huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng như các công trình thủy lợi, đường giao thông. Đặc biệt, địa phương hỗ trợ xây dựng, tập huấn cho người dân sản xuất theo quy trình VietGAP để xây dựng thương hiệu lúa của địa phương”, ông Lộc nói.
Theo ông Lộc, trên địa bàn xã hiện có 2 HTX trồng lúa đang hoạt động hiệu quả, các phẩm lúa gạo đều đạt các chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao. “Nhờ cây lúa mà nông dân địa phương ngày càng no ấm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Bà con bây giờ đã có thể sống tốt với cây lúa, thậm chí có thể làm giàu từ sản xuất lúa.
So với mặt bằng các tỉnh Tây Nguyên, năng suất và chất lượng lúa của Buôn Chóah cao hơn hẳn, thậm chí cao hơn một số địa phương vùng ĐBSCL - nơi sản xuất lúa gạo lớn của cả nước. Bà con nông dân đang dần tiếp cận được nhiều tiến bộ khoa học, giúp người dân chủ động hơn trong canh tác, sản xuất, trong tương lai lúa gạo Buôn Choáh sẽ được nâng tầm”, ông Doãn Gia Lộc tự tin chia sẻ.
Từ khóa » Cây Lúa St25
-
Đánh Giá Mô Hình Thử Nghiệm Giống Lúa ST25 Vụ Mùa Năm 2021
-
Giống Lúa ST25 đặc Tính Gieo Trồng & Kỹ Thuật Canh Tác
-
Kỹ Thuật Gieo Cấy Giống Lúa Mới ST25
-
Giống Lúa ST25 - Airnano
-
Hiệu Quả Bước đầu Của Giống Lúa ST25 Tại Huyện Nông Cống
-
Triển Vọng Giống Lúa ST25 ở Ninh Bình | .vn
-
Giống Lúa ST25 đạt Danh Hiệu "Gạo Ngon Nhất Thế Giới 2019"
-
Phú Thọ: Thử Nghiệm Thành Công Giống Lúa ST25
-
Hà Nội Trồng Khảo Nghiệm Thành Công Giống Lúa ST25 - VietnamPlus
-
Ngọc Hồi: Thí điểm Thành Công Mô Hình Lúa ST25
-
Giống Lúa St 25 Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Từ Lúa Tôm ST25 Nghĩ Về Nàng Thơm Chợ Đào - Tuổi Trẻ Online
-
Tìm Hiểu Quy Trình Gieo Trồng Gạo ST25 | CÔNG TY TNHH LÂM HẢI AN