Đắk Nông (huyện) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Đắk Nông (định hướng).

Đắk Nông là một huyện cũ thuộc tỉnh Đắk Lắk, sau thuộc tỉnh Đắk Nông.

Huyện Đắk Nông tồn tại đến ngày 27 tháng 6 năm 2005.[1]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Đắk Nông nằm ở phía nam tỉnh Đắk Lắk lúc bấy giờ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng và huyện Lắk
  • Phía tây giáp huyện Đắk R'lấp
  • Phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng
  • Phía bắc giáp các huyện Đắk Song và Krông Nô.

Trước khi giải thể vào năm 2005, huyện Đắk Nông có diện tích 1.728,92 km², dân số là 56.063 người, mật độ dân số đạt 32 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn huyện Đắk Nông tương ứng với hai quận Kiến Đức và Khiêm Đức thuộc tỉnh Quảng Đức.

Sau năm 1975, tỉnh Quảng Đức bị giải thể, địa bàn sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, chính quyền sáp nhập hai quận Kiến Đức và Khiêm Đức thành huyện Đắk Nông thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Khi mới thành lập, huyện Đắk Nông có 8 xã: Đạo Nghĩa, Quảng Khê, Quảng Phú, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Tín, Quảng Thành (trung tâm huyện) và Quảng Trực.

Ngày 20 tháng 4 năm 1978, thành lập xã Đắk Rung.[2]

Ngày 17 tháng 1 năm 1984, chia xã Quảng Khê thành 2 xã: Quảng Khê và Đắk Plao.[3]

Từ đó, huyện Đắk Nông bao gồm 10 xã: Đắk Plao, Đắk Rung, Đạo Nghĩa, Quảng Khê, Quảng Phú, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Tín, Quảng Thành và Quảng Trực.

Ngày 22 tháng 2 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 19-HĐBT[4]. Theo đó, tách 4 xã: Đạo Nghĩa, Quảng Tân, Quảng Tín và Quảng Trực để thành lập huyện Đắk R'lấp.

Ngày 10 tháng 9 năm 1986, chia xã Quảng Phú thành 2 xã: Quảng Phú và Đức Xuyên.[5]

Ngày 9 tháng 11 năm 1987, tách 2 xã Quảng Phú và Đức Xuyên để thành lập huyện Krông Nô.

Trong giai đoạn 1988-1994, huyện thành lập thêm 5 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Gia Nghĩa và 4 xã: Đắk Ha, Đắk Nia, Đắk R'Măng, Trường Xuân.

Ngày 24 tháng 3 năm 1998, thành lập xã Đắk Som trên cơ sở 7.500 ha diện tích tự nhiên và 1.315 người của xã Đắk Plao.[6]

Ngày 21 tháng 6 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2001/NĐ-CP[7]. Theo đó, chuyển hai xã Đắk Rung và Trường Xuân về huyện Đắk Song mới thành lập.

Huyện Đắk Nông còn lại thị trấn Gia Nghĩa và 8 xã: Đắk Ha, Đắk Nia, Đắk Plao, Đắk R'Măng, Đắk Som, Quảng Khê, Quảng Sơn, Quảng Thành.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết 22/2003/QH11 chia tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông[8], huyện Đắk Nông thuộc tỉnh Đắk Nông. Tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông đặt tại thị trấn Gia Nghĩa thuộc huyện Đắk Nông.

Ngày 27 tháng 6 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2005/NĐ-CP[1]. Theo đó, thành lập thị xã Gia Nghĩa, thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông trên cơ sở tách thị trấn Gia Nghĩa và hai xã Đắk Nia, Quảng Thành thuộc huyện Đắk Nông.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Đắk Nông còn lại 144.228 ha diện tích tự nhiên, 20.504 người với 6 xã trực thuộc và được đổi tên thành huyện Đắk Glong.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định 82/2005/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Gia Nghĩa, thành lập các phường, xã thuộc thị xã Gia Nghĩa và đổi tên huyện Đắk Nông thành huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”.
  2. ^ “Quyết định 72-BT năm 1978 về việc thành lập một số xã mới thuộc tỉnh Đắk Lắk”.
  3. ^ “Quyết định 13-HĐBT năm 1984 về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Đắk Lắk”.
  4. ^ “Quyết định 19-HĐBT năm 1986 về việc chia huyện Đắk Nông thành hai huyện Đắk Nông và huyện Đắk R'lấp thuộc tỉnh Đắk Lắk”.
  5. ^ “Quyết định 106/HĐBT năm 1986 điều chỉnh địa giới một số xã của các huyện Krông Pắc, Đắk Nông thuộc tỉnh Đắk Lắk”.
  6. ^ “Nghị định 18/1998/NĐ-CP về việc thành lập một số xã, thị trấn thuộc huyện Đắk Nông, Ea Súp và Đắk Mik, tỉnh Đắk Lắk”.
  7. ^ “Nghị định 30/2001/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đắk Nông và huyện Đắk Mil để thành lập huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Lắk”.
  8. ^ “Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết tỉnh Đắk Nông, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » đắk Nông ở đâu