ĐẠM AMONI SUNFAT VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Có thể bạn quan tâm
1. Đạm amoni sunfat là gì?
Đạm amoni sunfat hay còn được gọi là đạm 1 lá hoặc phân SA có công thức hóa học là (NH4)2SO4. Trong phân này chứa 21% nitơ (N) và 24% lưu huỳnh (S). Loại phân này phù hợp để bón khi cây thiếu cả đạm và lưu huỳnh.
2. Tính chất của phân amoni sunfat
Amoni sunfat là muối tinh thể màu trắng, ổn định, tan tốt trong nước. Khi được bón vào đất, ion amon được hấp thụ trên các hạt đất sét của đất, giúp hạn chế sự rửa trôi.
Amoni sunfat có thể gây chua hóa đất do quá trình nitrat hóa. 100 kg amoni sunfat gây ra độ chua và cần 110 kg canxi cacbonat (đá vôi) để trung hòa nó. Trong vòng một tháng kể từ khi được bón, amoni sunfat sẽ được chuyển hóa và cây trồng dễ dàng hấp thu.
3. Quy trình sản xuất phân amoni sunfat
Ban đầu, phân amoni sunfat được tạo ra từ amoniac (NH3) thải ra trong quá trình sản xuất khí than hoặc từ than cốc được sử dụng để sản xuất thép. Ngày nay, các nhà sản xuất chế tạo phân đạm amoni sunfat bằng cách cho axit sunfuric (H2SO4) đặc nóng phản ứng với amoniac (NH3). Để có được kích thước tinh thể phù hợp nhất, nhà sản xuất sàng lọc và làm khô các hạt cho đến khi đạt được kích thước mong muốn.
Quá trình sản xuất nilon tạo ra amoni sunfat như một sản phẩm phụ. Mặt khác, một số sản phẩm phụ có chứa amoniac hoặc axit sunfuric thường được chuyển thành amoni sunfat để sử dụng trong nông nghiệp.
4. Tầm quan trọng của phân amoni sunfat trong nông nghiệp
Amoni sunfat bổ sung đạm và lưu huỳnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây đang phát triển, giai đoạn ra hoa, tạo trái. Vì đạm ở dạng amoni nên người nông dân trồng lúa có thể bón cho đất bị ngập nước để hạn chế sự rửa trôi và thất thoát đạm.
Phân SA ít hút ẩm, dễ bảo quản và dễ pha trộn với các loại phân bón khác. Tuy nhiên, nếu bảo quản trong môi trường ẩm, phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây.
Đạm SA chuyên dùng bón cho các loài cây cần nhiều lưu huỳnh và ít đạm như đỗ đen, đậu phộng (lạc)… và các loại vây vừa cần nhiều lưu huỳnh vừa cần nhiều đạm như bắp (ngô).
Phân SA có hiệu quả nhanh chóng, tan hoàn toàn trong nước và dễ dàng phân ly thành ion amon và sunfat. Ion amon có điện tích dương liên kết với thành phần đất mang điện tích âm giúp đạm tồn tại xung quanh vùng rễ cho đến khi cây sử dụng mà không bị rửa trôi.
Phân đạm SA dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu lưu huỳnh).
5. Lưu ý khi sử dụng phân đạm amoni sunfat
Sau khi bón vào đất, amoni sunfat nhanh chóng hòa tan thành ion amoni và sunfat. Nếu phân bón vẫn còn trên mặt đất, amoni có thể dễ bị thất thoát ở dạng khí nitơ (N2) do quá trình phản nitrat hóa. Trong những tình huống này, người nông dân bón phân SA kết hợp với việc cày xới đất càng sớm càng tốt.
Phân đạm amoni sunfat có có thể gây chua hóa đất do quá trình nitrat hóa. Vì vậy, người nông dân cần theo dõi và bón vôi hợp lý để điều chỉnh độ chua của đất, tránh trường hợp đất chua gây cản trở đến quá trình hấp thu phân bón.
Từ khóa » đạm Amoni
-
Tìm Hiểu Phân Đạm Amoni Và Những Ứng Dụng Của Nó
-
4 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG KẾT HỢP CẢ ĐẠM AMONI VÀ ...
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Về Phân Bón Hoá Học Lớp 11 - Kiến Guru
-
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP ĐẠM: DẠNG ...
-
Amoni Sunphat, Ammonium Sulphate, (NH4)2SO4 21-24-0, Phân ...
-
Vai Trò Tác Dụng Của Phân đạm ( N )với Cây Trồng
-
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI PHÂN ĐẠM - Tanixa
-
Giới Thiệu Và Phân Loại Các Loại Phân đạm Vô Cơ
-
Phân đạm Amoni Không Nên Bón Cho Loại đất Nào? - AgriDrone
-
Phân đạm Là Gì? Ảnh Hưởng Của Nó đến Cây Trồng Như Nào?
-
Phân Bón Hóa Học - Thầy Dũng Hóa
-
Phân Đạm SA - Amoni Sunphat - Tính Chất - Ứng Dụng - ANVIGROUP
-
Phân Bón Hóa Học Là Gì, Phân Loại, ưu điểm Và Nhược điểm