Đầm An Khê - Một Di Sản Thiên Nhiên Quý Báu - Báo Quảng Ngãi
8a10a0d36ccebc89016ce0c6fa3e1b83 ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 8a10a0d36ee998fd016f12f6fea43107 0 /quang-ngai-que-minh/ Đầm An Khê - Một di sản thiên nhiên quý báu B32D0AE51B3A5566E0530100007F1AC7 Quảng Ngãi quê mình Hotline: 0919057652 Quảng Ngãi: oC Podcast Quảng cáo MultimediaThời sựChính trịKinh tếXã hộiChuyển đổi sốGiáo dụcVăn hóaQuốc tếThể thaoPháp luậtSức khỏeQuốc phòngKhoa họcNhịp sống trẻÔ tô - Xe máyBất động sảnTòa soạn - Bạn đọcTrang địa phươngVideos MultimediaThời sựChính trịKinh tếXã hộiChuyển đổi sốGiáo dụcVăn hóaQuốc tếThể thaoPháp luậtSức khỏeQuốc phòngKhoa họcNhịp sống trẻÔ tô - Xe máyBất động sảnTòa soạn - Bạn đọcTrang địa phươngVideosDinh dưỡngDinh dưỡng An ninh trật tựAn ninh trật tự Pháp luật đời sốngPháp luật đời sống Sức khỏe cộng đồngSức khỏe cộng đồng Thông tin y dượcThông tin y dược An toàn giao thôngAn toàn giao thông Diễn đàn trí thứcDiễn đàn trí thức Quốc phòng - An ninhQuốc phòng - An ninh Học đườngHọc đường Trong tỉnhTrong tỉnh Giải tríGiải trí Vấn đề hôm nayVấn đề hôm nay Trong tỉnhTrong tỉnh Đời sốngĐời sống Biển-Kinh tế biểnBiển-Kinh tế biển Nhà hàng khách sạnNhà hàng khách sạn Xây dựng đảngXây dựng đảng Dự ánDự án EmagazineEmagazine Khám pháKhám phá Tin tứcTin tức Gương mặt trẻGương mặt trẻ Thị trường xeThị trường xe Vòng tay nhân áiVòng tay nhân ái InfographicInfographic Công thươngCông thương Du họcDu học Chính sách mớiChính sách mới Trong nướcTrong nước Bình luậnBình luận Lực lượng vũ trangLực lượng vũ trang Đạo đức Hồ Chí MinhĐạo đức Hồ Chí Minh Sống đẹpSống đẹp Trong nướcTrong nước Rao vặtRao vặt Tư vấn xeTư vấn xe Nhịp sống sốNhịp sống số Nội thấtNội thất Nhịp cầu bạn đọcNhịp cầu bạn đọc VideosVideos Du lịchDu lịch Giao thông - Xây dựngGiao thông - Xây dựng Lao động-Việc làmLao động-Việc làm Sự kiện - Bình luậnSự kiện - Bình luận Tình yêu hôn nhânTình yêu hôn nhân Tư vấnTư vấn Tư liệuTư liệu Văn họcVăn học Quốc tếQuốc tế Tuyển sinhTuyển sinh Tư vấn tiêu dùngTư vấn tiêu dùng Kỹ thuật quân sựKỹ thuật quân sự Nhân sựNhân sự Thông tin doanh nghiệpThông tin doanh nghiệp Tiện íchTiện ích Đối ngoạiĐối ngoại Nông nghiệpNông nghiệp PhotosPhotos Môi trườngMôi trường BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNGBẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG Cải cách hành chínhCải cách hành chính Chính sách thuếChính sách thuế Hỏi đápHỏi đáp Thông báoThông báo Tin tứcTin tức Chuyện lạChuyện lạ Mẹo vặtMẹo vặt Điểm đếnĐiểm đến Đất và ngườiĐất và người Ẩm thựcẨm thực Công dân sốCông dân số ThơThơ PodcastPodcast Quảng Ngãi quê mìnhRSS Đầm An Khê - Một di sản thiên nhiên quý báu 10:11, 30/11/2019 . . (Baoquangngai.vn)- Đầm An Khê là đầm nước lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở vùng ven biển Sa Huỳnh, giáp ranh giữa 2 xã Phổ Khánh và Phổ Thạnh (Đức Phổ), có diện tích mặt nước 347ha , chiều dài nhất đo được 3,5km, chiều rộng nhất chừng 1km. Đầm có nước quanh năm, mực nước nơi sâu nhất trong đầm là 4m.
Đầm nước lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi Theo các nhà địa chất, đầm An Khê hình thành trong thời kỳ biển thoái sau biển tiến cực đại Flandrian 6.000-7.000 năm trước và trở thành đầm nước ngọt khoảng 3.000-4.000 năm cách ngày nay. Báo cáo khoa học điều tra nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ thực hiện năm 1998 cho biết, vào mùa mưa, nước trong đầm có độ mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô An Khê trở thành một đầm nước lợ, độ mặn từ 0,3- 10‰.
Đầm An Khê có một lối thoát nước ra biển qua một lạch nhỏ dài khoảng 3km, gọi là cửa Lỗ, thường bị bồi lấp quanh năm. Vào mùa mưa lũ, khi nước trong đầm tích đầy thì dãi cát ở cửa Lỗ bị đẩy xa ra biển. Có năm người dân địa phương phải khơi thông cửa này cho nước thoát ra biển để tránh gây ngập vùng chung quanh. Nước đầm An Khê là môi trường sống thích hợp của nhiều loài thủy sinh. Thủy sản sống trong đầm chủ yếu là các loài nước ngọt (cá diếc, cá thác lác, cá bống, cá chép, cá chình, cá trắm cỏ, cá mè, tôm, ốc, cá rô phi...). Đặc biệt ở đây có loài cá úc, song trong những năm gần đây đã dần trở nên khan hiếm. Nhóm cá biển với số lượng khá thấp sống trong đầm là các loài cá móm, cá đối, cá khế sáu sọc... Đầm An Khê trong không gian văn hóa Sa Huỳnh Có thể nói, đầm An Khê là một trong những điều kiện môi sinh quan trọng hình thành văn hóa Sa Huỳnh. Châu tuần quanh khu vực đầm An Khê là những di chỉ rất có giá trị của nền văn hóa Sa Huỳnh: Phú Khương, Thạnh Đức và Long Thạnh. Các nhà khảo cổ học phương Tây, làm việc hoặc được sự bảo trợ của Trường Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO) là những người có công rất lớn trong việc phát hiện ra di chỉ Phú Khương cũng như nền văn hóa Sa Huỳnh ẩn sâu trong lòng đất suốt nhiều ngàn năm. Đó là M. Vinet (1909), Bà Labarre (1923), M. Colani (1934) và H. Parmentier- người chỉnh lý, nghiên cứu và công bố nhiều tài liệu về các cuộc khai quật ở Sa Huỳnh. “Un dépôt de Jarre” (một kho chum), “Dépôts de jarres à Sahuynh” (Kho chum Sa Huỳnh), “La Sahuynh Culture ” (Văn hoá Sa Huỳnh) là những thuật ngữ mà họ đã sử dụng đầu tiên, để dần dần đi đến định hình nền văn hóa Sa Huỳnh - một phát hiện quan trọng của khảo cổ học thế giới.
Sự kiện năm 1909 tại Phú Khương đánh dấu thời điểm bắt đầu quá trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh, tính đến nay (2019) đã tròn 110 năm. Chếch về phía Nam đầm An Khê, không xa gò Ma Vương, là di chỉ Thạnh Đức, nằm trên một cồn cát cổ, nay thuộc địa bàn thôn Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, phía đông giáp biển, phía tây giáp đầm nước mặn Tân Diêm. Các hiện vật tìm thấy ở Thạnh Đức là quan tài chum gốm hình trụ kích thước lớn, cao gần 1m, trên có nắp đậy hình nón cụt. Niên đại tương đối của di tích khu mộ chum Thạnh Đức tương đương với Phú Khương, vào khoảng trước công nguyên một vài thế kỷ. Cùng nằm ở phía Đông đầm An Khê và nhìn ra biển, nối tiếp về phía Nam dãi cồn cát Phú Khương, phía Bắc cồn cát Thạnh Đức là dãi cồn cát Long Thạnh, nay thuộc thôn Long Thạnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Nếu như Phú Khương, Thạnh Đức là những di chỉ khiến giới khoa học nhắc đến công lao của nhiều nhà khảo cổ học phương Tây trong giai đoạn đầu của công cuộc phát hiện và nghiên cứu về văn hoá Sa Huỳnh, thì di chỉ Long Thạnh lại cho thấy các nhà khảo cổ học Việt Nam đã kế thừa xuất sắc thành tựu của các đồng nghiệp tiền bối, đồng thời có cống hiến lớn góp phần khẳng định nguồn gốc nội sinh của văn hoá Sa Huỳnh. Không chỉ là văn hóa Sa Huỳnh Không chỉ có những di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, quanh khu vực đầm An Khê, đã và đang tồn tại nhiều di sản tự nhiên và văn hóa vô cùng phong phú. Cách đầm An Khê không xa, là Vũng Bàng- một vũng biển có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, thuộc thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh. Tại đây, lô nhô trên cạn, dưới biển là những khối đá lớn màu xám sẫm, nổi bật giữa màu biển xanh và cát vàng. Trên bờ biển, phía tây bắc có tảng đá cao chừng 2m, mặt đá phía nam (ngang 1,2 m, dọc 1,5 m), hơi nghiêng và khá phẳng. Người xưa đã khắc lên đó 10 dòng chữ Chăm cổ, vẫn còn nhìn khá rõ. Tiếp liền Vũng Bàng về phía tây bắc (đông nam đầm An Khê) là con đường lát đá cổ băng qua một ngọn núi mà dân cư quanh vùng gọi là núi Bồ. Ngọn núi này lại có con suối quanh năm chảy băng rừng đổ ra biển. Dọc theo con suối có khoảng 10 giếng cổ mà các nhà nghiên cứu xác định là giếng của người Chăm. Các giếng này vốn kè đá và có hình vuông, nhưng về sau người Việt gia cố thành giếng tròn, hoặc dưới đáy hình vuông, phần trên hình tròn. Đây là những giếng quanh năm không cạn, nước ngọt mát và không bị nhiễm mặn, dù nằm sát biển. Không xa bia đá, bên cửa biển Sa Huỳnh là một miếu thờ có tên miếu Bà, dấu vết dung hợp tín ngưỡng thờ Bà Mẹ xứ sở (Pô I nư Naga) của người Chăm và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Phía bắc đầm An Khê, tại thôn Phú Long (xã Phổ Khánh) còn có vết tích của một cây cầu bằng đá, gọi là cầu đá Phú Long, công trình của người Chăm cổ. Vũng biển, bia đá, miếu thờ, con đường kè đá cùng với sự xuất hiện những giếng Chăm với mật độ khá dày, cho phép chúng ta hình dung về một khu vực cư trú của người Chăm cổ. Họ sống trên sườn núi để tránh triều dâng, sống bằng nghề săn bắn, hái lượm nguồn lợi trên rừng, đánh cá dưới biển, khai thác nguồn nước ngọt tại chỗ để bán cho những thương thuyền qua lại quanh vùng. Vài dòng kết luận Từ những trình bày sơ lược như trên, có thể thấy đầm An Khê là một di sản thiên nhiên- khảo cổ đặc biệt giá trị.
Đặc biệt, vì đầm nước này trong quá khứ là một bộ phận hữu cơ của hệ sinh thái Sa Huỳnh, mang lại những điều kiện cần thiết cho cuộc sống của cư dân bản địa, góp phần hình thành và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh- một trong 3 nền văn hóa cổ đã từng tồn tại trên đất nước Việt Nam, có quan hệ rộng với nhiều vùng trong khu vực Đông Nam châu Á. Đặc biệt, vì trong hiện tại, đầm An Khê vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái hội tụ núi- rừng- đầm (nước ngọt) - dãi cát ven biển và biển (nước mặn), vừa giúp con người đương tại hình dung sinh cảnh của con người từng tồn tại nơi đây nhiều ngàn năm trước, vừa là một bộ phận hợp thành cảnh quan thiên nhiên độc đáo của vùng đất- biển Sa Huỳnh - một địa danh nổi tiếng cả nước, được khá nhiều nhà khoa học, nhà du khảo trên thế giới từng đặt chân đến để tìm hiểu, nghiên cứu suốt hơn 100 năm qua. Lê Hồng Khánh ----------- Tài liệu tham khảo - Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi (2017). Hồ sơ di tích khảo cổ học Sa Huỳnh. - Lâm Thị Mỹ Dung (2017). Sa Huỳnh- Lâm Ấp- Chămpa, thế kỷ 5 trước công nguyên đến thế kỷ 5 sau công nguyên (Một số vấn đề khảo cổ học). Nhà xuất bản Thế giới. HN - Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung bộ (1998) Báo cáo khoa học điều tra nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Tour Singapore vé xe lửa Du Lịch Châu Âu SXMN thần số học quaanhdaocuteo dưa leo truyện Du Lịch Canada
Trang chủ Thời sự Kinh tế Xã hội Pháp luật Giáo dục Quân sự Văn hóa Thể thao Quốc tế Khoa học Sức khỏe Quảng Ngãi quê mình Phóng sự ký sự Tòa soạn bạn đọc Góc ảnh Nhịp sống trẻ Ô tô - Xe máy
TIN LIÊN QUAN |
---|
|
Một góc đầm An Khê |
Bia ký Chăm ở Sa Huỳnh |
Gò Ma Vương |
- In bài viết này .
- Mảnh đất của những ngôi chùa
- Vẻ đẹp bàu Cá Cái
- Cây đa neo giữ hồn quê
- Chợ chiều Tổng Bâng- Một thời vang bóng
- Cốm thơm gọi đông về
- Lên non ăn... lá sưng
- Đá ong trong ký ức
- Giữ hương vị bánh ít quê
- [Video]. Để đưa nông sản Quảng Ngãi vào siêu thị.
- Sức sống làng nghề đan võng.
- [Video]. Ứng dụng công nghệ vào vườn ươm cây giống.
- Hình thành ý thức từ nhỏ.
- Phát triển kinh tế số.
- Đừng để mất tiền oan.
- Đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực .
- 0 Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV - năm 2024 .
- 1 Ước mong ở Ra Nhong .
- 2 Thường trực Ban Chỉ đạo Tỉnh ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực họp định kỳ tháng 11 .
- 3 Ba Tơ phát động vận động ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát .
- 4 CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH QUẢNG NGÃI LẦN THỨ IV - NĂM 2024Chuyển biến tích cực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số .
Về đầu trang | Liên hệ tòa soạn | Báo giá quảng cáo | Báo giá bài PR | Phiên bản mobile |
BÁO QUẢNG NGÃI ĐIỆN TỬ
Tổng Biên tập: Nguyễn Phú Đức
Tòa soạn: 02 Cao Bá Quát - TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại: (0255). 3717474 - 3715668.
Email: baoquangngaidientu@gmail.com
Quảng cáo: (0255).3825780 - 3715668
Giấy phép số 439/GP-BTTTT ngày 25/08/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2009-2019 Bản quyền thuộc về Báo Quảng Ngãi.
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
. .Từ khóa » đầm An Khê
-
Đầm An Khê – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đầm An Khê Di Sản Thiên Nhiên - Văn Hóa Quý Báu - Báo Thanh Niên
-
Đầm An Khê Trong Không Gian Văn Hóa Sa Huỳnh: Bảo Vệ Di Sản ...
-
Đầm An Khê Di Sản Thiên Nhiên - Văn Hóa Quý Báu - Báo Gia Lai
-
Mưu Sinh Trên đầm An Khê - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Đầu Tư ở đầm An Khê, Cân Nhắc Cẩn Trọng Từ Mọi Mặt
-
Di Sản đầm An Khê Trước Nguy Cơ Bội Thực Dự án - Giáo Dục Thủ đô
-
Đầm An Khê Sợi Dây Nối Tiền Nhân Với Hậu Thế - Báo Lao Động
-
Tham Vấn Về Vai Trò Của đầm An Khê Trong Không Gian Văn Hóa Sa ...
-
Tin Tức, Hình ảnh, Video Clip Mới Nhất Về đầm An Khê
-
Quảng Ngãi: Tham Vấn Về Vai Trò Của đầm An Khê Trong Không Gian ...
-
Đầm An Khê Không Gian Văn Hóa Sa Huỳnh - Tour Du Lịch Lý Sơn
-
Quảng Ngãi: Hội Nghị Tham Vấn Về đầm An Khê Trong Văn Hóa Sa ...