Đảm Bảo Công Khai, Minh Bạch Trong Vận động, Tiếp Nhận, Phân ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 14/5/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2008/NĐ-CP điều chỉnh hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (Nghị định số 64/2008/NĐ-CP); qua đó, các tổ chức, đơn vị đã kêu gọi, vận động nguồn đóng góp tự nguyện góp phần hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai Nghị định 64/2008/NĐ-CP đã phát sinh một số bất cập như: phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 64/2008/NĐ-CP chưa bao quát hết các đối tượng; chưa điều chỉnh đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; nội dung chi hỗ trợ còn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa bao quát hết công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố; thời gian để tổ chức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau mỗi đợt thiên tai, sự cố theo quy định còn ngắn, chưa đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện; các quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công khai, minh bạch hoạt động vận động, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện chưa đầy đủ.
Để khắc phục các nội dung nêu trên, ngày 27/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP.
Các điểm nổi bật mới củaNghị định số 93/2021/NĐ-CP, gồm:
- Về đối tượng được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: Nghị định bổ sung thêm đối tượng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân.
- Về nội dung chi: Nghị định quy định cụ thể nội dung chi từ nguồn vận động, tiếp nhận, trừ các khoản đóng góp tự nguyện có điều kiện, địa chỉ cụ thể thì tổ chức, cá nhân vận động có trách nhiệm thực hiện theo cam kết.
- Về việc tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân Nghị định bổ sung các quy định:
+ Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân, tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại, việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện của các tổ chức được thực hiện theo các phương thức sau: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi, vận động tổ chức chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước ủng hộ theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động Chữ thập đỏ; Các quỹ từ thiện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trên địa bàn thuộc phạm vi hoạt động;…
+ Nguồn đóng góp tự nguyện được phân phối dựa trên các căn cứ: Mức độ thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra; mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh; Nguồn đóng góp tự nguyện chung cho cộng đồng và những khoản hỗ trợ có điều kiện, địa chỉ cụ thể; Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ trực tiếp cho các cá nhân và hộ gia đình bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố (không qua Ban Vận động).
+ Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện, có trách nhiệm theo dõi, ghi chép các khoản thu, chi và khi kết thúc cuộc vận động, các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
- Về trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị tại địa phương để thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện trên địa bàn: Nghị định số 93/2021/NĐ-CP quy định: đối với nguồn đóng góp tự nguyện do tổ chức có tư cách pháp nhân, cá nhân kêu gọi, tiếp nhận: UBND các cấp tại địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Vận động hướng dẫn tổ chức, cá nhân vận động để xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và phối hợp để phân phối nguồn đóng góp tự nguyện; đồng thời, cử lực lượng hỗ trợ khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân vận động, tiếp nhận.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 11/12/2021/.
Thu Hà
Từ khóa » Thay Thế Nghị định 64/2008/nđ-cp
-
Nghị định 93/2021/NĐ-CP Thay Thế Nghị định Số 64/2008/NĐ-CP Về ...
-
Nghị định 64 2008 NĐ-CP: Cần Sửa đổi, Bổ Sung Cho Phù Hợp Với ...
-
Nghị định 64/2008/NĐ-CP Về Vận động, Tiếp Nhận, Phân Phối Và Sử ...
-
Khẩn Trương Xây Dựng Nghị định Thay Thế Nghị định Số 64/2008/NĐ ...
-
Đề Xuất Cá Nhân được Vận động Quyên Góp Tự Nguyện Khắc Phục ...
-
Nghị định 64/2008/NĐ-CP Vận động, Tiếp Nhận Phân Phối Sử Dụng ...
-
Xây Dựng Nghị định Thay Thế Nghị định Số 64 2008 NĐ-CP Là Cần Thiết
-
Bộ Tài Chính Trả Lời Cử Tri đà Nẵng Về Sửa đổi Nghị định Số 64/2008/nđ ...
-
Https:///portal/page/portal/chin...
-
Thủ Tướng Chỉ đạo Khẩn Trương Xây Dựng Nghị định Thay Thế Nghị ...
-
Thay Thế Nghị định 64 Về Quyên Góp, Hỗ Trợ Là Cần Thiết Và Phù Hợp
-
Sửa đổi Nghị định Về Vận động Quyên Góp, Cứu Trợ - Tin Bộ Tài Chính
-
Nghị định 64/2008 Về Hỗ Trợ, Từ Thiện Sẽ được Thay Thế để Phù Hợp ...
-
Công Văn 8876/VPCP-QHĐP Xây Dựng Nghị định ... - LuatVietnam