Dầm Bê Tông Cốt Thép Là Gì? Nguyên Lý Và Cấu Tạo Ra Sao?

Nội dung

Toggle
  • Dầm bê tông cốt thép là gì?
    • Dầm là gì?
    • Dầm bê tông cốt thép là gì?
    • Các loại dầm bê tông cốt thép
  • Cấu tạo dầm bê tông cốt thép
  • Nguyên lý của dầm bê tông cốt thép

Dầm bê tông cốt thép là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại cấu kiện này.

Dầm bê tông cốt thép là gì?

Dầm là gì?

Dầm là một cấu kiện có nhiệm vụ chính là chịu lực uốn, đỡ mái nhà hoặc các bản dầm tường. Dầm có thể đặt nằm ngang, nằm thẳng, nằm nghiêng tùy vào kết cấu của công trình.

Dầm là cấu kiện quan trọng để chịu lực uốn của công trình
Dầm là cấu kiện quan trọng để chịu lực uốn của công trình

Dầm bê tông cốt thép là gì?

Dầm bê tông cốt thép là một cấu kiện xây dựng gồm 2 bộ phận cấu thành là bê tông và cốt thép có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Phần bê tông được tạo thành bởi hỗn hợp xi măng, đá và cát. Thép thường là sắt Fe, cacbon C cùng một số nguyên tố hóa học khác.

Dầm bê tông cốt thép có khả năng chịu lực uốn, lực nén cực tốt, nên thường được ứng dụng phổ biến tại hầu hết các công trình xây dựng lớn như xây cầu, đường cao tốc, nhà cao tầng, dầm tầng hầm, dầm đập thuỷ điện, dầm nhà dân dụng,…

Dầm bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình
Dầm bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình

Xem thêm: Giá ép cọc bê tông

Các loại dầm bê tông cốt thép

Dầm bê tông cốt thép được chia làm 2 loại chính đó là dầm chính và dầm phụ:

Dầm chính là trục dầm to nhất, chịu lực chính cho toàn bộ công trình. Dầm chính thường nối ở đầu 2 cột, có thể đặt nằm ngang hoặc nằm dọc.

Dầm phụ là các dầm nhỏ nằm vuông góc với dầm chính, có nhiệm vụ phân tán lực một cách đồng đều. Lưu ý, dầm phụ nối dầm chính với tường, số lượng dầm phụ thường sẽ nhiều hơn dầm chính vì vậy cần đặt dầm phụ hợp lý để tiết kiệm chi phí nhưng phải đảm bảo phân tán lực đồng đều cho công trình.  

Xem thêm:

  • Tìm hiểu khái niệm về bê tông cốt thép

Cấu tạo dầm bê tông cốt thép

Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép gồm:

  • Cốt dọc chịu lực: đây là bộ phận chịu lực được sử dụng nhóm AII, AIII hoặc nhóm CII, có đường kính khoảng 12-40mm. Có tác dụng chịu lực từ các ứng lực phát sinh đến từ tải trọng.
  • Cốt dọc cấu tạo: tác dụng chính là trở thành bộ khung lưới làm giảm độ co ngót của bê tông và phân bố đều tải trọng tác động lên dầm.
  • Cốt đai: là bộ phận chịu lực ngang đường kính tối thiểu là 4mm.
  • Cốt xiên: nhiệm vụ của loại này là tăng cường khả năng chịu cắt của dầm bê tông cốt thép. Cốt xiên có thể sử dụng hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu của từng công trình.
  • Lớp bảo vệ cốt théo Ao: được tính từ độ dài mép ngoài bê tông đến mép cốt thép. Lớp bảo vệ cốt đai là Ao1 và lớp bảo vệ cốt dọc là Ao2. Lớp bảo vệ này có tác dụng bảo vệ cốt thép không bị rỉ sét.

Ta có quy định về tiêu chuẩn kích thước như sau:

  • Khi h ≤ 25cm thì Ao1 ≥ 1cm ; Ao2 ≥ 1.5cm
  • Khi h > 25cm thì Ao1 ≥ 1.5cm ; Ao2 ≥ 2cm

Cấu tạo dầm BTCT
Cấu tạo dầm BTCT

Xem thêm: 1 khối đá bằng bao nhiêu kg? Bảng tra chi tiết cho từng loại đá khác nhau

Nguyên lý của dầm bê tông cốt thép

Từ lúc mới đặt tải đến lúc phá hoại diễn biến hoạt động của dầm xảy ra như sau:

  • Khi tải trọng chưa lớn (ở mức khởi động) thì dầm còn nguyên vẹn.
  • Khi tăng tải trọng, sẽ xuất hiện các khe nứt thẳng tại các góc với trục dầm và các khe nứt nghiêng ở vị trí dầm gối tựa.
  • Khi tải trọng đến mức cực hạn, dầm bê tông cốt thép sẽ bị phá hủy hoặc xuất nhiều các khe nứt thẳng góc tại tiết diện dầm.

Xem thêm:

  • Xi măng được làm từ gì và được sản xuất như thế nào?
Cách hoạt động của dầm bê tông cốt thép
Cách hoạt động của dầm bê tông cốt thép 

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này bạn đã có thêm các thông tin bổ ích về dầm bê tông cốt thép. Mọi thắc mắc xin liên hệ với Trạm bê tông tươi chúng tôi qua địa chỉ:

Website: Trambetongtuoi.com

Hotline: 082 5550 555.

Từ khóa » Khả Năng Chịu Lực Dầm Bê Tông