Đâm Bị Thóc, Thọc Bị Gạo - Gõ Tiếng Việt

4.2/5 - (5 bình chọn)

Tính ghen tức, tị nạnh và nói xấu sau lưng nhau vẫn còn tồn tại rất nhiều trên mỗi cá nhân. Mặc dù thời đại và xã hội đã có sự phát triển vượt bậc nhưng những tính xấu này đâu đó vẫn còn tồn tại. Người ta có thể hơn thua nhau từ những chuyện lớn đến những chuyện nhỏ như con bò, con chó, con gà,…Từ một câu chuyện tưởng như bình thường, họ lại vẽ vời ra thành những diễn biến khác nhằm đẩy mối quan hệ trở nên xấu hơn. Giống như ông bà ta có một câu thành ngữ để nói đến những con người đó “Đâm bị thóc, thọc bị gạo”.

“Đâm bị thóc, thọc bị gạo”

Thóc và gạo đều là những thực phẩm quý giá, gần gũi và nuôi sống con người. Gạo và thóc tượng trưng cho những gì trong sạch, tốt đẹp và quý giá. Chính vì thế, có những kẻ xấu tính mới đem lòng ganh tị, họ không muốn nhìn thấy thứ gì cao quý hơn mình, không muốn bất cứ ai hơn mình. Từ đó, họ sinh ra đố kỵ và tìm cách hãm hại. Nếu đã phấn đấu không thể bằng người thì chỉ có cách kéo người xuống bằng mình. Hành động “Đâm bị thóc, thọc bị gạo” với mong muốn phần nào có thể làm bớt đi sự ghen ghét trong lòng của họ.

Đâm bị thóc, thọc bị gạo

Đâm bị thóc, thọc bị gạo

Xã hội bên ngoài, con người ta cũng đối đãi với nhau theo cách như thế. Thói xấu thì dễ bị mắc phải, chỉ có thói quen tốt là trải qua rèn luyện gian khổ. Chỉ cần người thiếu ý chí một chút là sẽ bị thói xấu mê hoặc ngay. Bởi thế ta mới thấy, người tốt thì ít mà kẻ xấu thì lại đầy rẫy.

Câu chuyện “Đâm bị thóc, thọc bị gạo” có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi hoàn cảnh mà chưa chắc bản thân mình có thể đoán định được. Bạn có thể là nạn nhân của nó bất kì lúc nào và người hại bạn không chỉ là người xa lạ. Đôi khi, thói xấu lan tràn và lớn mạnh đến nỗi che mất cả tình nghĩa.

“Giận quá mất khôn”

Làng kia, có ba anh nông dân chơi rất thân với nhau, họ cùng nhau lớn lên, cùng trưởng thành và thân thiết như anh em trong gia đình. Tưởng đâu, tình cảm ấy sẽ bền chặt keo sơn theo năm tháng cho đến một ngày. Chúng ta mới chợt nhận ra, vật chất mới chính là thứ mà con người ta luôn xem trọng.

Xem thêm bài viết tham khảo “Giận quá mất khôn”

Vì sự siêng năng và giỏi giang của cả ba anh nông dân nên làng quyết định thưởng cho họ một miếng đất nhỏ. Thật ra, miếng đất đó đủ cho cả ba anh làm lụng và chia lời cùng nhau kiếm “của ăn của để”. Nhưng nếu mọi chuyện cứ xảy ra như vậy thì đâu còn gì để nói. Trong ba anh chàng, có một anh tham lam hơn. Anh ta muốn chiếm đất một mình và không muốn chia cho hai người còn lại. Tất nhiên, ai cũng có quyền được mong muốn cuộc sống sang giàu hơn nhưng tình nghĩa bao năm nay ở đâu?

Thế rồi, anh ta quyết định “Đâm bị thóc, thọc bị gạo” để hai người kia mâu thuẫn lẫn nhau còn anh ta “Ngư ong đắc lợi”. Anh ta qua nhà cả hai anh nông dân còn lại và đặt điều nói xấu người kia. Đại loại là, ai cũng muốn giành phần đất cho riêng mình làm cả hai anh chàng đều tức giận. Bằng sự tinh ranh của mình, anh đã khiến cho cả hai anh nông dân tội nghiệp đánh nhau và trưởng làng tức giận cắt phần của hai anh.

Lòng tham của con người là vô tận

Sự nóng giận không kiểm soát và sự cả tin của hai anh nông dân đã khiến họ mất đi phần thưởng bao nhiêu năm gần dựng. Một phần, cũng vì sự tham lam che mất lý trí khiến họ bị kẻ xấu lợi dung dễ dàng mà không tin tưởng anh em của mình. Trong cuộc sống, chúng ta cũng dễ dàng gặp những trường hợp như thế. Chính sự cả tin và mất kiểm soát của mình khiến cho bạn bị người khác điều khiển mà không hay.

Đâm bị thóc, thọc bị gạo

Đâm bị thóc, thọc bị gạo

Người thông minh làm việc tốt thì rất tốt, còn kẻ mưu mẹo lại xấu tính mới thật đáng gờm. Mặc dù biết rằng, cuộc đời nhân quả luân hồi, kẻ xấu rồi cũng gặp báo ứng nhưng người ngay cũng vì họ mà bao phen vất vả. Nhưng ai rồi cũng bị lừa đôi ba lần, không ai bị mãi một người lừa được. Những kẻ “Đâm bị thóc, thọc bị gạo” rồi cũng sẽ khiến mọi người chán ghét và xa lánh mà thôi.

Người như thế nào thì sống lâu mọi người đều biết. Tại sao có những người luôn được săn đoán và yêu quý mà còn những kẻ người ta chẳng muốn nhắc đến tên? Đó là do cách họ sống và đối nhân xử thế. Người tốt đi đến đâu tiếng thơm vang vọng đến, còn kẻ xấu chỉ khiến người ta bịt mũi vì mùi hôi tanh.

Chọn cách sống cho riêng bản thân mình

Mỗi người chúng ta đều lựa chọn được cách sống cho riêng mình. Bạn đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh vì ý chí của chúng ta có thể chiến thắng tất cả. Khi còn nhỏ, chúng ta đã được học những điều hay lẽ phải, những lý luận là chân lý ở trên đời. Từ đó, bản thân định hình được sống tốt hay sống ác mới là chân ái của đời mình. Mặc dù nói rằng, không ai muốn làm người xấu nhưng chính sự yếu đuối trong phút chốc đã làm bạn lầm đường lỡ bước. Vì vậy, hãy thức tỉnh bản thân mình trước khi quá muộn.

Xem thêm bài viết tham khảo “Gieo gió gặt bão”

Hàng xóm của tôi cũng từng là những người chuyên đi “Đâm bị thóc, thọc bị gạo” nhà người khác. Nhưng sau một thời gian, họ cũng cảm thấy run sợ vì hành động của mình. Bởi vì sao? Vì sự ích kỷ của riêng bản thân mà họ đã gián tiếp phá nát bao nhiêu gia đình, hại bao nhiêu con người,…Nghiệp lớn như thế này khó mà trả hết trong một sớm một chiều. Hậu quả trước mắt là họ đã bị mọi người xa lánh, nói đúng hơn là cô lập. Giống như chúng ta tồn tại giữa cuộc đời, chơi vơi và lạc lõng.

Lời kết

Không ai muốn làm người xấu nhưng người tốt cũng không dễ làm. Chúng ta thường bị những đức tính xấu xa chi phối rồi khiến bản thân trở nên xấu xa theo. Quan trọng nhất là, bạn hãy kiên định với lựa chọn của mình và giữ vững ý chí mạnh mẽ. Khi bạn hiểu bản thân nên sống như thế nào, bạn sẽ sống được cuộc đời theo ý mình muốn.

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Đâm bị thóc, thọc bị gạo HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Từ khóa » đâm Thọc