Dầm Cầu Trục: Định Nghĩa, Phân Loại, Cấu Tạo ... - Cầu Trục Thái Long

Dầm cầu trục được làm bằng thép chuyên dụng có chiều dài, rộng khác nhau tùy thuộc vào tải trọng của cầu trục và có dạng chữ I, H đúc, hộp hoặc kết hợp.

>Dầm biên cầu trục 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn…SẴN HÀNG giá cạnh tranh

Dầm cầu trục là kết cấu chịu lực của cầu trục được thiết kế dạng hộp hoặc giàn không gian.

Phân loại dầm cầu trục

Dầm cầu trục được phân loại dựa trên cấu tạo hoặc kết cấu.

Dựa trên kết cấu có dầm đơn và dầm đôi.

Dầm đơn

  • Dạng thép chữ I, H đúc tiêu chuẩn, phù hợp với cầu trục tải trọng và khẩu độ nhỏ từ 1 đến 3 tấn.
  • Dạng hộp tổ hợp: Thích hợp với mức tải trọng từ 1 đến 20 tấn.
  • Dạng kết hợp: Kết hợp giữa dầm hộp, dầm I, H đúc cho phép tăng khẩu độ hơn so với 2 dạng trên.

Dầm đôi

  • Dạng hộp: Sử dụng nhiều do tính ổn định và an toàn
  • Dạng dàn không gian: Tổ hợp từ các loại thép hình phù hợp với mọi loại tải trọng và khẩu độ.

Sơn dầm cầu trục sau khi chế tạo xong

Sơn dầm cầu trục sau khi chế tạo xong

Dựa trên cấu tạo có dầm chính, dầm biên và các cụm bộ phận liên quan

Dầm chính: Là phần chịu lực chính, là đường chạy của palang, được tổ hợp bằng thép tấm và thép hình liên kết với nhau bằng mối hàn có dạng hộp, dạng thép chữ I, H hoặc kết hợp cả hộp và I, H.

Dầm biên: Là bộ phận giúp cho các thiết bị có thể di chuyển. Dầm biên được cấu tạo từ 3 bộ phận chính.

  • Khung dầm biên: Kiểu thông dụng là dạng hình hộp chữ nhật được tổ hợp thép tấm CT3 dày từ 6 đến 10mm cho kết cấu vững ổn định.
  • Bánh xe và trục bánh xe di chuyển: Có bánh xe chủ động liên kết với động cơ di chuyển thông qua cơ cấu ăn khớp bánh răng. Kích thước tâm hai bánh xe được thiết kế tùy thuộc vào sức nâng và khẩu độ của cầu trục.
  • Động cơ di chuyển: Tùy thuộc vào trọng lượng của cầu trục, tốc độ di chuyển  ta chọn loại động cơ và công suất phù hợp. Cầu trục dầm đơn 5 tấn sử dụng hai bộ động cơ 0.75KW.

Dầm biên cầu trục

Dầm biên cầu trục có bánh xe và động cơ di chuyển

Gia công dầm biên cầu trục tại xưởng Thái Long >>>Xem thêm: Bảng tra thông số dầm cầu trục 5T đến 32T ở chế độ làm việc trung bình

Công thức tính dầm cầu trục

Dầm cầu trục chịu lực thẳng đứng P và lực ngang T

Dầm cầu trục và dầm hãm

Dầm cầu trục và dầm hãm

Loại đặc I định hình hoặc tổ hợp.

Loại rỗng: nhịp lớn, sức trục nhỏ hơn 30T

Kết hợp rỗng + đặc.

Tải trọng

– Tải trọng truyền vào dầm cầu trục qua các bánh xe cầu trục

Áp lực bánh xe:

  • P=k1nncPmax
  • P=k2nncT1
  • T1=To/no

k1 , k2 : hệ số động lực.

Dầm cầu trục tiết diện đặc:

  • Thép định hình
  • Tổ hợp hàn
  • Tổ hợp bu lông

dầm cầu trục tiết diện đặc

Dầm cầu trục tiết diện đặc

Dầm hãm

Khi bề rộng < 1,5m: dùng bản đặc

Khi bề rộng >1,5m : dùng: dùng dàn hãm

Dầm hãm

Dầm hãm

>>>Xem thêm: Bản vẽ cầu trục 5 tấn thể hiện khẩu độ, chiều cao nâng, chiều dài ray, cụm chủ động, cụm bị động 

Tính toán dầm cầu trục tiết diện đặc

  • Tải trọng P và T
  • Mmax, Qmax xác định theo pp đ. a. h
  • Kể đến trọng lượng bản thân dầm + hoạt tải trên dầm hãm: nhân Mmax, Qmax với hệ số α>1 (vd: α=1 với L=6m)
  • Nội lực do lực T
  • M=Mmax T/P, Q=Qmax T/P

tính toán dầm cầu trục tiết diện đặc

Tính toán dầm cầu trục tiết diện đặc

Chọn tiết diện

• Xem lý thuyết tính toán dầm thép – KCT

Kiểm tra tiết diện

  • Kiểm tra bền
  • Kiểm tra bền mỏi
  • Kiểm tra độ võng
  • Liên kết hàn

Dầm cầu trục chọn tiết diện

Dầm cầu trục chọn tiết diện

Kiểm tra bền: đơn giản hóa

  • Dầm cầu trục chịu Mx
  • Dầm hãm chịu My
  • Dầm hãm chịu My

anh My

  • γc = 0,9 khi chế độ làm việc nặng, γc = 1 cho các trường hợp khác.

Kiểm tra bền: khi có dàn hãm

  • Cánh trên dầm cầu trục chịu:
  • Mô men uốn Mx
  • Lực nén N = My/ hdh
  • Mô men uốn cục bộ:
  • Ổn định cánh trên dầm cầu trục:

on dinh canh tren dam cau truc

  • Af : diện tích tiết diện cánh trên
  • Wyf : mô men chống uốn của tiết diện cánh trên đối với trục y

Kiểm tra ứng suất tiếp bụng dầm

Ứng suất tiếp do Qx kiểm tra như dầm bình thường (xem KCT1)

Kiểm tra ứng suất cục bộ do áp lực bánh xe:

ap luc banh xe

P : áp lực bánh xe không kể đến hệ số động

γ1 : hệ số tăng tải trọng tập trung lên 1 bánh xe

z : chiều dài quy ước phân bố áp lực cục bộ

Kiểm tra ứng suất tương đương tại chỗ tiếp giáp bản cánh + bản bụng dầm:

Kiểm tra ứng suất cục bộ do lệch tâm của ray: Mô men xoắn cục bộ ở cánh trên do P và T.

Kiểm tra bền mỏi

Kiểm tra độ võng

[f]=L/400 : cầu trục chế độ làm việc nhẹ

[f]=L/500 : cầu trục chế độ làm việc vừa

[f]=L/600 : cầu trục chế độ làm việc nặng

Kiểm tra ổn định tổng thể và cục bộ

Kiểm tra bản cánh và bản bụng

Những lưu ý khi thiết kế dầm cầu trục

Cần tính toán tối ưu vật liệu chế tạo, đảm bảo dầm đủ sức chịu tải trọng tối đa và hệ số an toàn không quá lớn dẫn đến hao phí vật tư, giá thành cao.

Luôn tính toán độ võng cho phép theo tiêu chuẩn VN

Quy định cụ thể các phương pháp, % kiểm tra không phá hủy các mối hàn quan trọng trên dầm cầu trục (đặc biệt là các mỗi hàn nối tấm).

Thiết kế và chỉ rõ chi tiết kích thước tổng quát và dung sai kích thước áp dụng.

Xác định kiểu liên kết tối ưu giữa dầm cầu trục và dầm biên.

>>>Xem ngay: Thông số kỹ thuật của cầu trục dầm đơn tại đây

Gia công dầm biên cầu trục 5 tấn

>>>Quý khách có nhu cầu dầm cầu trục 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn hay tải trọng lớn hơn hãy gọi ngay hotline 0962.255.330 hoặc 0989.667.589 để được tư vấn báo giá ngay

Hình ảnh dầm chính, dầm biên dầm chạy do Cầu Trục Thái Long thiết kế tổ hợp

Dầm chính cầu trục 5 tấn khẩu độ 15m

Dầm chính cầu trục 5 tấn khẩu độ 15m

Dầm chính cầu trục 5 tấn khẩu độ 9.6m

Dầm chính cầu trục 5 tấn khẩu độ 9.6m

Cầu trục 10 tấn dầm đôi khẩu độ 18m

Cầu trục 10 tấn dầm đôi khẩu độ 18m

Cầu trục 25 tấn/ 5 tấn dầm đôi khẩu độ 16.5m

Cầu trục 25 tấn/ 5 tấn dầm đôi khẩu độ 16.5m

Dầm chính cầu trục 10 tấn khẩu độ 24m

Dầm chính cầu trục 10 tấn khẩu độ 24m1

Dầm chính cầu trục 10 tấn khẩu độ 24m

Dầm chạy cầu trục 5 tấn

Dầm chạy cầu trục 5 tấn

Dầm biên dùng cho cầu trục 2 tấn đến 5 tấn

Dầm biên dùng cho cầu trục 2 tấn đến 5 tấn

Cầu trục Thái Long

Từ khóa » Dầm Cầu Trục Chữ I