Đám Cưới Xưa Và Những Ký ức
Có thể bạn quan tâm
1. ‘Thiệp hồng’
Giai đoạn 1960 – 1970, người ta mời cưới chỉ đơn thuần là mời miệng. Gia đình nào cẩn thận hay có điều kiện hơn thì báo hỷ bằng mảnh giấy đơn giản, bên trên ghi chú địa điểm, ngày giờ.
Đến những năm 90, thiệp cưới bắt đầu xuất hiện và được phổ biến nhưng mẫu mã khá đơn giản, làm bằng chất liệu thông thường và hầu như cái nào cũng giống cái nào.
Thiệp thiết kế đơn giản, không có nhiều yếu tố cá nhân. Thông tin bên trong cũng tối giản nhất có thể.
Ngày nay, thiệp cưới được thiết kế vô cùng bắt mắt với đủ mọi loại mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc.
‘Thiệp hồng’ lúc này còn phảng phất hương thơm, làm bằng chất liệu giấy ‘xịn’, hoa văn in chìm hay mạ vàng. Kiểu cách thiệp cũng đa dạng hơn, sang trọng hơn, cầu kỳ hơn.
Đặc biệt thiệp được thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân. Thiệp có thể không theo bất cứ phong cách nào và khác hoàn toàn so với những thiệp cưới thông thường.
2. Ảnh cưới
Theo thời gian, ảnh cưới cũng là một trong những thay đổi lớn nhất về phong cách.
Thời xưa cô dâu chú rể chỉ có với nhau vài ba bức ảnh trắng đen. Trong ảnh là đám cưới mang đậm nét truyền thống của cố NSND Trịnh Thịnh và vợ những năm 1950.
Công nghệ chưa phát triển, ảnh cưới chỉ thuần túy với hai mầu đen trắng.
Nét mộc mạc chứa nhiều hạnh phúc trong những bức ảnh đen trắng khi xưa.
Sang đến những năm cuối thế kỷ 19, ảnh màu bắt đầu được thịnh hành. Trong hình là bức ảnh cưới hiếm hoi của vợ chồng nghệ sĩ Xuân Hinh. Những chiếc vòng cổ nhựa được đính kết hạt tỉ mỉ được lòng các cô dâu hơn 20 năm trước. Bà xã của danh hài nổi tiếng cũng được khen tân thời hơn với chiếc váy cổ chữ V thay vì cổ tàu thường .
Cô dâu nổi tiếng Thanh Lam ngày ấy cũng rạng rỡ trong một bức ảnh mầu. Thời đó ảnh mầu vẫn còn “đơn sơ” chưa nhiều điểm màu với nhiều hiệu ứng như bây giờ.
Bây giờ điều kiện tốt hơn, trước đám cưới cặp đôi nào cũng chuẩn bị sẵn vài ba bộ ảnh lung linh, chỉnh sửa hiệu ứng hoành tráng, đóng thành quyển hay thành khung lớn. Có đôi còn rửa ảnh, lồng vào những khung gỗ nhỏ, dùng để trang trí hội trường vào ngày trọng đại của mình. Trong buổi lễ, các phó nháy vẫn tiếp tục tác nghiệp kể cả là bằng flycam!
Và tất nhiên, ảnh cưới cũng là dịp để các cặp đôi thể hiện cá tính của riêng mình. Bởi thế, ảnh cưới thời nay ít “đụng hàng”.
3. Khách mời
Khách mời trong đám cưới những năm ấy không nhiều, chủ yếu là bạn bè thân thiết và người nhà của chú rể, cô dâu. Khách khứa ngồi túm tụm quanh mấy cái bàn là hết. Được cái khách khứa ai cũng chân thành và nhiệt tình. Không khí đám cưới cũng vì vậy mà vô cùng thoải mái, thân mật.
Ngày nay, người trẻ hiện đại tổ chức đám cưới có ‘bước tiến vượt bậc’. Cuộc sống hội nhập nên vòng tròn quan hệ cũng nới rộng hơn. Khách khứa có khi phải lên danh sách từ trước cả tháng, cân đo đong đếm xem mời ai, cẩn thận kẻo sót ai.
Ngoài những người thân thiết, cô dâu chú rể và thậm chí cả bố mẹ hai bên cũng ‘tranh thủ’ mời đến cả bạn bè, đối tác làm ăn. Thành phần khách mời đa dạng hơn, chính vì vậy nên hình thức của đám cưới cũng ngày càng được xem trọng. Vì thế các nhà hàng, trung tâm tiệc cưới cũng mọc lên như một phần tất yếu của thị trường.
4. Hội trường
Thời xưa, đám cưới thường được tổ chức ngay trong nhà cô dâu chú rể. Đồ đạc sẽ được kê gọn từ trước, để trống không gian sắp đặt bàn ghế. Vài ba chiếc bàn gỗ, phủ lên trên khăn trải trắng tinh, bày biện bánh kẹo, nước nôi thế là xong! Sân khấu cũng chẳng có gì ghê gớm: một tấm vải trơn căng lên che tường, đám nào sang thì vải in hình long phượng, dán lên đó chữ ‘Hỷ’ bằng giấy và tên chú rể, cô dâu. Vậy là đủ!
Hội trường đám cưới thời hiện đại, và đặc biệt là ở các thành phố lớn, hầu hết đều được tổ chức ở nhà hàng sang trọng, nhà khách sang chảnh bốn sao năm sao,… Sân khấu trong ngoài trời siêu hoành tráng, trải thảm đỏ như yến tiệc thời xưa, sử dụng đèn khói tạo hiệu ứng huyền ảo lung linh…
Bàn tiệc bố trí kiểu Tây với ly tách, cốc dĩa sáng choang, hoa tươi ngào ngạt…
Không gian tổ chức tiệc cưới cũng đa dạng hơn: ngoài trời, trên bãi biển… Đám cưới lúc này không còn nặng về nghi thức nữa mà đã thực sự trở thành một cuộc vui của cô dâu chú rể bên những người thân của mình.
5. Trang phục của cô dâu, chú rể
Chú rể xưa và nay đều mặc vest đen chỉn chu, cài hoa trước ngực. Các tân lang ngày này cũng có nhiều sự lựa chọn hơn: vest trắng, vest đen hay đỏ mận, vest kiểu hiện đại hay bộ Tuxedo lịch lãm… Cô dâu xưa thường mặc áo dài hay váy trắng đăng-ten kín đáo. Son môi đỏ tươi là đặc trưng của cách trang điểm cho ‘nữ chính’ trong đám cưới thời bấy giờ.
Cô dâu Chiều Xuân ngày ấy nhẹ nhàng với mẫu váy cưới ren trắng quen thuộc.
Gang tay trắng được các cô dâu xưa coi như món đồ khó có thể thiếu trong ngày trọng đại. Nhẹ nhàng và không quá cầu kỳ với những đường đính kết rườm rà giúp cô dâu Ngọc Huyền nổi tiếng thời ấy trở nên nền nã hơn.
Cô dâu hiện đại tha hồ mặc theo ý thích: váy xòe bồng, váy đuôi cá, váy suông, váy kiểu dạ hội, váy ngắn… Trong lễ cưới, cô dâu thay đến 2, 3 bộ trang phục khác nhau là chuyện hết sức bình thường.
6. Xe rước dâu
Đi bộ hay đạp xe là cách rước dâu phổ biến ở những năm 60 – 70. Sau đó Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện xe máy, ôtô nhưng những phương tiện này chỉ gia đình khá giả, giàu có mới sở hữu.
Không quá cầu kỳ, một chiếc xe đạp cũng làm nên hạnh phúc.
Khi đời sống người dân dần được cải thiện, hình ảnh rước dâu bằng dàn xe máy cũng đã được xem là “có điều kiện”. Ngày đó, những chiếc cub 50 hay sang hơn là Dream Thái cũng được xem là cả một gia tài với giá trị lên tới hàng cây vàng.
Cuộc sống dần khá lên, bắt đầu xuất hiện những chiếc xe hơi bốn bánh trong những “đám cưới nhà giàu”.
Không phải ai cũng có điều kiện để rước dâu bằng xe hơi…
Điều này hầu như chỉ đến với những cô nàng có may mắn lấy được “con nhà đại gia”.
Thời nay, rước dâu bằng ôtô là điều gần như hiển nhiên. Đôi khi vẫn có các cặp đôi chọn sử dụng các phương tiện như xe đạp, xích lô để tạo sự khác biệt.
Rước dâu bằng ôtô thời hiện đại cũng chia thành dăm bảy ‘cấp độ’. Bình dân thì thuê ôtô. Nhà trai khá giả hơn một chút thì sẽ cô dâu sẽ được xe riêng đưa đón. Nhà đại gia, tỷ phú chắc chắn là phải rước dâu bằng mui trần cùng cả dàn xe sang.javascript:if(typeof(adnzone511466)!=’undefined’){adnzone511466.renderIframe();}else{parent.adnzone511466.renderIframe();}
Thậm chí còn có trường hợp hi hữu là cô dâu về nhà chồng bằng… máy bay nữa.
7. Nghi thức
Tục cưới xin thời xưa chịu ảnh hưởng của thuyết ‘thọ mai gia lễ’. Về đại thể, lễ cưới gồm có các thủ tục lần lượt là thách cưới, đón dâu, đưa dâu, lại mặt. Phần ‘hội’ được tổ chức sau đó với tiệc trà, uống nước, dùng bánh kẹo và liên hoan văn nghệ ‘cây nhà lá vườn’.
Đám cưới thường được kéo dài nhiều ngày, ngày chính thì mời tất cả mọi người, còn những ngày phụ thì mời anh em, họ hàng thân thích đến dùng cơm. Cỗ cưới là thành quả của mọi người cùng chung tay chuẩn bị.
Ngược lại, đám cưới ngày nay rườm rà hơn, nghi thức trở nên trang trọng hơn…
Các đám cưới được tổ chức ở nhà hàng sang trọng…
Và gần như đám cưới nào, từ vùng quê hay các thành phố lớn luôn có MC dẫn dắt.
8. Quà cưới
Thời xưa, quà cưới của khách mời thiết thực! Xoong, chậu, phích nước, bếp dầu, lốp xe đạp, bát sứ… tất cả đều là những món đồ phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của đôi trẻ. Ai không có điều kiện vật chất vẫn thoải mái tham dự, chia vui tinh thần. Rồi các thành phố lớn cũng bắt đầu mừng cưới bằng tiền nhưng với những mệnh giá ‘xinh xắn’ 5 nghìn, 10 nghìn, xông xênh lắm là 15, 20 nghìn đồng.
Còn bây giờ, đám cưới đàng hoàng hơn cũng đồng nghĩa với việc quà cưới phải giá trị hơn. Tiền trăm chưa đủ, phải tiền triệu, dựa trên điều kiện của người mừng, độ sang của đám cưới, độ thân thiết của hai bên và trên cả số người trong nhà đi dự. Khách đến ăn cưới việc đầu tiên là tìm chiếc hộp đẹp nhất, được đặt ngay ngắn nhất để bỏ phong bì. Thế mới có chuyện thời xưa nghe báo hỷ chỉ có cười vui, thời nay nhận được ‘thiệp hồng’ dù rất mừng cho đôi vợ chồng trẻ nhưng khối người cũng phải lo chuẩn bị.
9. Chi phí cho đám cưới
Tất cả những điểm khác biệt về độ cầu kỳ, quy mô nêu trên đã sinh ra sự khác biệt cực kỳ lớn giữa chi phí tổ chức đám cưới xưa và đám cưới ngày nay. Hồi ấy làm đám cưới chỉ có ‘lãi’ chứ không ‘lỗ’ bao giờ. Bỏ ra vài trăm ngàn, cô dâu chú rể thu về nhiều hơn đó một chút.
Ngày nay, có đám cưới là hai bên gia đình lo ngay ngáy. Nhiều khi chi ra mấy chục, mấy trăm triệu mà tiền mừng thu về không đủ.
Bởi thế mà trước đám cưới độ một năm đổ lại, chú rể nào cũng chăm chỉ hẳn, hùng hục ‘đi cày’ để chuẩn bị cho ngày trọng đại nhất của cuộc đời mình.
LIÊN HỆ – BOOK LỊCH
Nhà 516 Ehomes, Phú Hữu, Quận 9101A Nguyễn Thái Bình, P4, Tân BìnhMobile: 0915 648 885Email: Quoctienphoto@gmail.com
Từ khóa » Hình ảnh đám Cưới Ngày Xưa
-
Hành Trình đón Dâu Của Chú Rể Xưa Và Nay - Hình Ảnh Việt Nam
-
Chùm ảnh: Khác Biệt "nhìn Tận Mắt" Về đám Cưới Xưa Và Nay
-
Ngắm Nhìn Lại Những Hình ảnh Tuyệt đẹp Về đám Cưới Việt Nam Của ...
-
"Giật Mình" Vì Sự Khác Biệt đám Cưới Xưa - đám Cưới Nay - Gia đình
-
Ngắm Loạt ảnh Cưới Thời Xưa: Cô Dâu Cũng đẹp Kém Gì Hot Girl - Eva
-
Nét Đẹp Văn Hóa Trong Phong Tục Đám Cưới Việt Nam Xưa Và Nay
-
Bó Hoa Cưới Của Cô Dâu Ngày Xưa đẹp Mê Ly - Happy Flower
-
Bộ ảnh Cưới Quay Về Thập Niên 60 Khiến Ta Ngay Ngất - Melisa Center
-
Đám Cưới Việt Xưa Và Nay - Hello Vietnam
-
Dân Mạng Rộ Trào Lưu Khoe ảnh Bà Ngày Xưa Mặc Váy Cưới
-
Ảnh Cưới Thuở Xưa Của Giới Nhà Giàu Việt - Vietnamnet
-
Đám Cưới Xưa Và Nay Khác Biệt Nhau Như Thế Nào? - Honey Bees
-
Xem đám Cưới Ngày Xưa - .vn