Dăm Gỗ - Pisico

logo
  • Trang chủ
    • Giới thiệu Pisico
    • Chứng nhận - Giải thưởng
    • Lịch sử phát triển
    • Thành tích
    • Mô hình tổ chức
  • Quan hệ cổ đông
    • Công bố thông tin
    • Tin Cổ Đông
    • Điều lệ công ty
  • Tin tức
  • Thành viên
    • Đơn vị trực thuộc
    • Các Công ty con (vốn >50%)
    • Các Cty LDLK (Vốn ≤ 50%)
  • Sản phẩm
    • Đồ gỗ
    • Dăm gỗ
    • Trồng rừng
    • Khoáng sản
    • Thương mại dịch vụ
  • Đầu tư
    • Dự án kêu gọi đầu tư
    • Dự án đang triển khai
  • Liên hệ
VTEM BannersVTEM BannersVTEM Banners 1 2 3 Home Sản phẩm Dăm gỗ Tiếng Việt (Vietnamese)English (United Kingdom) 7,5 tỷ đồng thực hiện quản lý dăm gỗ giai đoạn 2014 – 2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Phương án Quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014-2020 nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng khai thác trong nước với tổng vốn thực hiện là 7,5 tỷ đồng.

Theo đó, mục tiêu của phương án nhằm quản lý chặt chẽ sản xuất, chế biến dăm gỗ xuất khẩu, hạn chế tối đa việc sử dụng nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ, nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng khai thác trong nước, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Cụ thể, phương án được chia làm 2 giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 2014-2015, sử dụng không quá 70% sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ, tăng giá trị gia tăng trên 1m3 nguyên liệu gỗ khoảng 14% so với năm 2013.

Giai đoạn 2016-2020, sử dụng không quá 40% sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ. Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh và giá trị tăng cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ. Tăng giá trị gia tăng trên 1m3 nguyên liệu gỗ khoảng 54% so với năm 2013.

Về định hướng chung sẽ không phát triển cơ sở sản xuất dăm gỗ đối với các vùng Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Đồng thời, từng bước hạn chế các cơ sở sản xuất dăm gỗ ở 3 vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ với sản lượng khoảng 5,5 triệu tấn trong giai đoạn 2014-2015 và 3,5 triệu tấn ở giai đoạn 2016-2020.

Đồng thời khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư chế biến gỗ để đến năm 2020 các cơ sở sản xuất ván sợi MDF, ván dăm và viên nén chất đốt đi vào sản xuất với sản lượng đạt khoảng 2,5 triệu tấn sản phẩm/năm và thúc đẩu các nhà máy giấy đạt khoảng 750 nghìn tấn bột giấy/năm, tiêu thụ khoảng 6,5 triệu m3 gỗ nhỏ. Phát triển thêm các cơ sở sản xuất ghép thanh và các loại ván nhân tạo khác và các vật liệu hỗ trợ trong chế biến gỗ.

Bên cạnh đó duy trì ổn định các thị trường hiện có như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và phát triển các thị trường mới như Nga, Trung Đông… Từng bước xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm gỗ Việt Nam tại nước ngoài. Tổ chức các hội chợ chuyên ngành, phát triển thị trường nội địa.

Về chính sách thuế, tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ từ 0% hiện nay lên từ 5-10%. Áp mức thuế giá trị gia tăng là 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% đối với các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ.

Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp, nông thôn phát triển các cơ sở chế biến sử dụng gỗ rừng trồng trong nước để sản xuất các sản phẩm mộc có giá trị cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong 5 năm đầu khi bắt đầu sản, với cơ chế hoàn lại toàn bộ thuế giá trị gia tăng; miễn tiền thuê đất khi xây dựng nhà máy, hỗ trợ 50% cước phí vận chuyển nguyên liệu.

Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340739&cn_id=692254

Dăm gỗ

Tích cực hưởng ứng chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ và khuyến khích phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cải tạo môi trường môi sinh, ngày 03/3/1993, TCty PISICO liên doanh với một số đơn vị quốc doanh trong và ngoài Tỉnh xây dựng Công ty TNHH nguyên liệu giấy tại Quy Nhơn. Đây là nhà máy đầu tiên sản xuất gỗ dăm từ rừng trồng của Tỉnh Bình Định và miền Trung - Việt Nam.Đến nay, chủ trương phát triển kinh tế lâm nghiệp của Chính phủ, cộng với hiệu quả của việc trồng rừng nguyên liệu giấy mang lại, diện tích trồng rừng do TCty đầu tư và các hộ dân không ngừng gia tăng, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào và bền vững cho các nhà máy trong hệ thống của Tcty; Đồng thời, TCty PISICO đã phát triển mở rộng quy mô lĩnh vực chế biến dăm gỗ, sản lượng dăm gỗ có thể cung cấp hàng năm từ 400.000 BDMT - 500.000 BDMT từ các nhà máy trong hệ thống, trải dọc các tỉnh miền Trung và miền Nam như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Cam Ranh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Long An...Hiện nay, trong hệ thống PISICO gồm các nhà máy sau: Công ty Nguyên liệu giấy Quy Nhơn; Công ty CP lâm sản Quảng Nam; Công ty CP PISICO - Hà Thanh.

Một số thông tin về sản phẩm dăm gỗ của các nhà máy chế biến dăm gỗ của hệ thống PISICO như sau:

Dăm gỗ: Keo (Acacia)Năng lực sản xuất: 300.000 BDMT - 500.000 BDMT/năm.

Dăm nguyên liệu tại nhà máy trực thuộc PISICO

Xuất khẩu dăm

* Quy cách & chất lượng sản phẩm:

- Trên 40 mm (Vượt quy cách) tối đa 4,5% - 9,5 mm – 40 mm tối thiểu 77%- 4,8mm – 9,5 mm tối đa 15% - Dưới 4,8mm (Dưới quy cách) tối đa 4,5% - Vỏ & mục: tối đa 1% - Mắt cây được tính theo qui cách dăm

* Cảng xuất:

1/ Cảng Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi):

· Chiều dài luồng: 1 km· Độ sâu luồng: -0,9 m đến -14 m· Độ sâu vùng nước trước bến: -9,7 m· Cỡ tàu lớn nhất đã tiếp nhận: 22.000 DWT· Chế độ thủy triều: bán nhật triều (trung bình 1,2 m)· Mớn nước cao nhất tàu đã cập cảng: -9,7 m2/ Cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định):

· Vị trí: 13o46'N- 109o14'E· Chiều dài luồng: 7 km· Độ sâu luồng: -10,5 m (chưa kể thủy triều)· Cỡ tàu lớn nhất đã cập cảng: 30.000 DWT· Chế độ thủy triều: bán nhật triều (không đều)· Mớn nước cao nhất tàu đã cập cảng: -12 m

Để không ngừng mở rộng và phát triển, Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác trong lĩnh vực chế biến dăm gỗ và bột giấy.

X

TỔNG CÔNG TY PISICO BÌNH ĐỊNH - CÔNG TY CỔ PHẦN

Địa chỉ: 99 Tây Sơn, phường Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.Tel: 0256 3947099 - Fax: 0256 3947029 | Email: contact@pisico.vn Call Send SMS Add to Skype You'll need Skype CreditFree via Skype

Từ khóa » Giá Dăm Gỗ Xuất Khẩu 2020