Dăm Hoặc Sỏi (cốt Liệu Lớn). - Phương Pháp Tính

- Phương pháp tính

1.3. dăm hoặc sỏi (cốt liệu lớn).

Cường độ của bê tông chủ yếu do cốt liệu lớn quyết định. Cốt liệu lớn thường dùng gồm có sỏi hoặc đá dăm.

- Sỏi: Sỏi do đá thiên nhiên vỡ ra và bị các dòng nước cuốn đi, từ miền núi qua sông rồi ra biển.

+ Sỏi có 3 loại: Sỏi núi, sỏi sông và sỏi biển. + Sỏi núi có góc cạnh và lẫn nhiều tạp chất. + Sỏi biển lẫn nhiều vỏ sò.

+ Sỏi sông tròn nhẵn và sạch. Sỏi sông dùng rộng rãi hơn trong sản xuất bê tông. Sỏi thường có màu vàng nhạt, trắng xám hoặc đen. Sỏi tốt có màu vàng nhạt hoặc trắng, vì nó thuộc gốc đá cứng. Sỏi đen không cứng, mà lại giòn hay tách lớp nên không tốt.

91

+ Về hình giáng sỏi tròn nhẵn như quả trứng không tốt, vì khi trộn bê tông chúng dính kết với nhau kém hơn sỏi không tròn nhẵn.

+ Sỏi có kích thước hình thoi, dẹt (có kích thước chiều rộng hoặc chiều dầy nhỏ hơn 1/3 chiều dài) cũng không tốt, vì loại này giòn, dễ gẫy chúng thường có màu đen

hoặc xám hình 1.1

Hình 1.1- Hình dạng viên sỏi

Sỏi tròn nhẵn; Sỏi dẹt; Sỏi hình thoi - Đá dăm:

+ Đá dăm được nghiền bằng máy hay đập bằng búa thủ công từ các tảng đá to thành các viên đá nhỏ. Đá dăm được sản xuất từđá gốc tốt, ta thường dùng đá xanh.

+Đá tốt là loại chưa bị phong hóa, khi đập ra đá vỡ thành viên vuông vắn, có góc cạnh.

+ Đá bịphong hóa, khi đập thường bở và vỡ vụn ra

+ Loại đá có lớp hoặc thớrõ ràng cũng không tốt, vì giòn dễ gẫy vỡ.

+ Độ chịu lực của bê tông đá dăm:

+ Độ chịu lực của bê tông đá dăm cao hơn so với khi dùng sỏi cuội. + Quy phạm quy định:

Hàm lượng hạt thoi dẹt trong đá dăm, sỏi không vượt quá 35% theo khối lượng;

Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hóa trong đá dăm và sỏi không vượt quá 10% theo khối lượng;

Hàm lượng tạp chất trong sỏi và đá dăm không vượt quá 1% theo khối lượng;

Hàm lượng hạt sét, bùn, bụi trong đá dăm, sỏi không quá 2% trong đó cục sét không quá 0,25%

Độ rỗng của khối sỏi, đá dăm: Tỷ lệ khe hở trong một đơn vị thể tích sỏi, đá dăm gọi là độ rỗng.

92

Trong một đơn vị thể tích sỏi, đá dăm có độ rỗng cảng nhỏ thì càng tốt, vì đỡ

tốn xi măng. Độ rỗng của khối sỏi, đá dăm nên dưới 45%

Thành phần hạt (cấp phối): Phản ánh chất lượng của sỏi, đá dăm. Sỏi, đá dăm

có thành phần hạt hợp lý là loại có độ rỗng trong một đơn vị thể tích là nhỏ nhất.

Thành phần hạt của sỏi, đá dăm được xác định thông qua thí nghiệm sàng 3 kg

đá dăm hoặc sỏi trên bộ sàng tiêu chuẩn có kích thước lỗ sàng 70, 40, 20, 10 và 5 mm. Dùng sỏi (đá) to để trộn bê tông có lợi hơn đá, sỏi nhỏ vì đỡ tốn xi măng hơn. Như trong thi công như móng lớn dầm, cột lớn ...

1.4. Nước.

- Nước để chế tạo bê tông (rửa cốt liệu, nhào trộn và bảo dưỡng bê tông) phải

có đủ phẩm chất để không ảnh hưởng xấu đền thời gian ninh kết và rắn chắc của xi

măng và không gây ăn mòn cốt thép.

- Nước uống được thì có thể dùng cho bê tông được.

Từ khóa » đá Dăm Trắng