Dầm Là Gì? Đổ Bê Tông Dầm Sàn Sao Cho Chắc Chắn Nhất!

Trong thiết kế xây dựng nhà thì dầm là một phần quan trọng. Tuy nhiên không phải cũng hiểu đúng nghĩa “Dầm là gì“, để hiểu đúng nghĩa về nó hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Toggle
  • Dầm là gì?
  • Phân loại dầm
  • Kích thước chính của dầm
    • Chiều dài dầm
    • Chiều cao dầm
  • Đổ bê tông dầm sàn sao cho chuẩn nhất
    • Kỹ thuật đổ bê tông dầm sàn
    • Kỹ thuật đổ dầm, “dầm là gì”
    • Kỹ thuật đổ sàn
  • Tổng kết!

Dầm là gì?

Dầm là gì?
Dầm là gì?

Dầm là cấu kiện cơ bản , thanh chịu lực (chịu uốn là chủ yếu). Nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên.

Dầm có cấu tạo đơn giản, chi phí chế tạo thấp nên dầm được sử dụng khá rộng rãi. Trong công trình xây dựng như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục, dầm cầu,…

Tùy vào chức năng và nhiệm vụ trong kết cấu xây dựng mà dầm được chia làm 2 loại là dầm chính và dầm phụ.

Xem thêm:

  • Cấu kiện là gì ? Ô văng là gì ? Và một số thuật ngữ khác

Phân loại dầm

Dầm hình: Làm từ một thép hình, tiết diện thường sử dụng là đối xứng và không đối xứng gồm có tiết diện chữ I, chữ [, chữ Z.

Dầm chữ I: Tiết diện đối xứng cả 2 trục ngang x- x và thường sử dụng cho những dầm chịu uốn phẳng như làm dầm sàn nhà, dầm đỡ sàn,… do có Wx khá lớn

Phân loại dầm là gì?
Phân loại dầm là gì?

Dầm chữ [: Tiết diện không đối xứng theo phương dọc trục y – y. Vì vậy, khi dùng dầm chữ [ làm dầm chịu uốn phẳng sẽ xảy ra hiện tượng xoắn.

Nên hợp lý nhất là làm dầm chịu uốn xiên hoặc sử dụng làm dầm gồ mái, dầm tường,…

Dầm tổ hợp: Tạo thành từ các thép hình và thép bản, dầm được cấu tạo từ 3 tổ hợp là hàn – boulone – đinh tán.

Xem thêm:

  • Giá bê tông tươi tại quận Tân Bình mới, chính xác nhất 2023

Kích thước chính của dầm

Chiều dài dầm

  • Thiên về tính an toàn thì lấy nhịp bản sàn l = L
  • Đối với sàn thông thường thì l £ 18m
  • Dầm thép hình được sử dụng khi nhịp bản sàn nhỏ
  • Dầm tổ hợp được sử dụng khi nhịp bản sàn lớn

Chiều cao dầm

  • hmin £ h £ hmax

chí sốốhmin: chiều cao đảm bảo cho dầm đủ cứng, có nghĩa là độ võng của dầm không vượt quá độ võng của giới hạn

hmax: chiều cao lớn nhất của dầm

hkt: chiều cao tương ứng với lượng thép ít nhất

Xem thêm:

  • Cập nhật báo giá bê tông tươi mác 250 mới nhất 2023

Đổ bê tông dầm sàn sao cho chuẩn nhất

Đổ bê tông dầm sàn sao cho chuẩn nhất
Đổ bê tông dầm sàn sao cho chuẩn nhất

Kỹ thuật đổ bê tông dầm sàn

Đối với sàn, đây được xem là nhóm kết cấu nằm ngang, đặt lên chúng là các bức tường và các cột có kết cấu thẳng đứng cùng với dầm tạo thành khung để đỡ sàn.

Dầm chính thì kê lên các cột và cùng các cột tạo thành khung.

Các dầm phụ kê lên các dầm chính và tường ngoài

Kỹ thuật đổ dầm, “dầm là gì”

  • Trong các công trình dân dụng dầm không vượt quá 50cm
  • Bê tông dầm và sàn thường đổ cùng lúc
  • Ngoại trừ khi đổ dầm cao hơn 80cm thì tách riêng đổ dầm và đổ sàn

Với loại dầm đặc biệt này thì các bạn không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm mà nên đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1 m, đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ các đoạn tiếp theo.

Kỹ thuật đổ dầm, "dầm là gì"
Kỹ thuật đổ dầm, “dầm là gì”

Trong trường hợp các bạn đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột.

Các bạn cần chú ý:
  • Sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy của dầm từ 3-5cm
  • Thì phải dừng lại từ 1 đến 2 giờ để cho hỗn hợp có đủ thời gian co ngót.
  • Rồi mới tiến hành đổ tiếp dầm và bản sàn.

Kỹ thuật đổ sàn

Để đổ sàn chúng ta nên biết rằng về cấu tạo thì sàn gần giống như dầm. Nhưng chúng có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn.

  • Do đó không cần bê tông cốt thép khung và đai.
  • Sàn thường có độ dày từ 8 đến 1o cm.
  • Chúng không cần yêu cầu quá cao trong công tác chống thấm, chống nóng.
  • Phải đảm bảo việc bảo dưỡng để tránh không bị nứt.

Để đảm bảo sàn tốt các bạn cần đổ sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp, tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.

Bạn cần lưu ý:

  • Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông
  • Mỗi dải rộng từ 1 đến 2 mét.
  • Đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp, khi đổ đến vị trí cách dầm chính khoảng 1 mét thì bắt đầu đổ dầm chính.
  • Đổ bê tông vào dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng 5 đến 10 cm lại tiếp tục đổ sàn và cần khống chế độ cao bằng các cữ để không bị lãng phí bê tông tươi.
  • Bạn có thể dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng sau khi đã đầm kỹ.
  • Khi đổ bê tông sàn thì nên bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần.
  • Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha.
  • Tất cả thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút.

Xem thêm:

  • Quy trình đổ bê tông móng cột dầm sàn chi tiết nhất

Tổng kết!

Từ những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được dầm là gì, đổ bê tông dầm sàn sao cho đúng nhất. Những kết cấu chịu lực để chống đỡ toàn bộ công trình. Công trình muốn tốt thì phải có bộ khung tốt. Mà muốn bộ khung được tốt thì phải đảm bảo kỹ thuật khi đổ bê tông tươi dầm sàn. Kỹ thuật đổ hạng mục này cũng không phải là quá khó chỉ cần lưu ý một chút là các bạn có thể tiến hành được. Hãy vì chất lượng của công trình cũng đồng thời là bảo vệ tính mạng của bạn và những người thân trong gia đình bạn.

Công ty CỔ PHẦN BÊ TÔNG PHÚ LỘC

Hotline: 0903.071.734

Địa Chỉ:17 Phạm Hùng, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè TPHCM.

Website: https://betongphuloc.vn/

Đánh Giá post 0/5 (0 Reviews)

Từ khóa » Dầm Trong Xây Dựng