Dầm Là Gì? Khái Niệm - Phân Loại - Liên Kết - Kích Thước | Dana Sun

Trong thiết kế xây dựng nhà thì dầm là một phần quan trọng.

Tuy nhiên để hiểu đúng về nó thì hãy cùng tìm hiểu “Dầm là gì“qua bài viết dưới đây:

Mục lục nội dung

Toggle
  • Định nghĩa: Dầm là gì?
  • Phân loại dầm
  • Hệ dầm
  • Liên kết dầm
  • Kích thước chính của dầm
    • Chiều dài dầm
    • Chiều cao dầm

Định nghĩa: Dầm là gì?

Dầm là cấu kiện cơ bản , thanh chịu lực (chịu uốn là chủ yếu) nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên.

Dầm có cấu tạo đơn giản, chi phí chế tạo thấp nên dầm được sử dụng khá rộng rãi trong công trình xây dựng như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục, dầm cầu,…

Tùy vào chức năng và nhiệm vụ trong kết câu xây dựng mà dầm được chia làm 2 loại là dầm chính và dầm phụ.

Phân loại dầm

Dầm hình: Làm từ một thép hình, tiết diện thường sử dụng là đối xứng và không đối xứng gồm có tiết diện chữ I, chữ [, chữ Z.

Dầm chữ I: Tiết diện đối xứng cả 2 trục ngang x- x và thường sử dụng cho những dầm chịu uốn phẳng như làm dầm sàn nhà, dầm đỡ sàn,… do có Wx khá lớn

dam-hinh-chu-i

Dầm chữ [: Tiết diện không đối xứng theo phương dọc trục y – y. Vì vậy, khi dùng dầm chữ [ làm dầm chịu uốn phẳng sẽ xảy ra hiện tượng xoắn.

Nên hợp lý nhất là làm dầm chịu uốn xiên. Hay sử dụng làm dầm gồ mái, dầm tường,…

Dầm tổ hợp: Tạo thành từ các thép hình và thép bản, dầm được cấu tạo từ 3 tổ hợp là hàn – boulone – đinh tán.

Có thể bạn chưa biết: Thạch cao là gì?

Hệ dầm

Khái niệm: Hệ dầm là kết cấu không gian dầm chính, dầm phụ bố trí thẳng góc nhau

he-dam

Hệ dầm đơn giản: là hệ gồm một hệ thống dầm mà các dầm bố trí song song với cạnh ngắn của ô sàn. Trong đó, bản sàn làm việc như bản kê 2 cạnh

he-dam-don-gian

Hệ dầm phổ thông: là hệ mà gồm 2 hệ thống dầm đặt vuông góc với nhau và song song với 2 cạnh ô bản. Trong đó, bản sàn sẽ làm việc giống như bản kê 4 cạnh.

Khi L x B <= 36 x 12 m hoặc sàn nhà chịu tải q <= 3000daN/m2 thì sử dụng hệ dầm phổ thông.

he-dam-pho-thong

Hệ dầm phức tạp: Được sử dụng khi sàn nhà chịu tải q > 3000daN/m2. Các dầm trong hệ được liên kết với nhau theo 3 cách.

he-dam-phuc-tap

Liên kết dầm

lien-ket-dam
Các liên kết dầm

Liên kế chồng: Thường sử dụng làm tăng chiều cao kiến trúc của hệ sàn, các bản sàn chỉ được gối lên hai cạnh nên khả năng chịu lực không cao.

Liên kế bề mặt: Tùy vào mục đích mà liên kế bề mặt sẽ được sử dụng. Có thể dùng để giảm chiều cao kiến trúc hệ sàn hoặc tăng chiều cao của dầm.

Các bản sàn được gối lên bốn cạnh nên độ cứng và khả năng chịu lực của sàn cao hơn.

Liên kết thấp: Các bản sàn chỉ gối lên hai cạnh nên độ cứng và khả năng chịu lực của sàn rất thấp.

Kích thước chính của dầm

Chiều dài dầm

  • Thiên về tính an toàn thì lấy nhịp bản sàn l = L
  • Đối với sàn thông thường thì l £ 18m
  • Dầm thép hình được sử dụng khi nhịp bản sàn nhỏ
  • Dầm tổ hợp được sử dụng khi nhịp bản sàn lớn

Chiều cao dầm

  • hmin £ h £ hmax

hmin: chiều cao đảm bảo cho dầm đủ cứng, có nghĩa là độ võng của dầm không vượt quá độ võng của giới hạn

hmax: chiều cao lớn nhất của dầm

  • h càng gần hkt càng tốt

hkt: chiều cao tương ứng với lượng thép ít nhất

3.7/5 - (6 votes)

Từ khóa » Khái Niệm Dầm đơn Giản Là Gì