Dầm Ngang Là Gì? Dầm Ngang Có Tác Dụng Gì? Phân Biệt Dầm Chính ...
Có thể bạn quan tâm
Dầm ngang là gì? Dầm ngang có tác dụng gì? Phân biệt dầm chính và dầm phụ như thế nào? Đây là những vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm trong thiết kế và xây dựng nhà ở. Nội dung dưới đây là là toàn bộ câu trả lời mà bạn có thể tìm kiếm về thiết kế dầm ngang nhà ở!
| Tư vấn các mẫu thiết kế nhà 1 tầng đơn giản mà đẹp |
| Tổng hợp các mẫu thiết kế nhà 2 tầng đẹp nhất hiện nay |
| Chia sẻ miễn phí các mẫu bản vẽ nhà 3 phòng ngủ đẹp và khoa học nhất |
Thứ nhất: Thiết kế dầm ngang là gì?
Dầm là một thanh ngang chịu lực, hai đầu gối lên tường hoặc cột và truyền tải trọng từ sàn hoặc mái xuống qua đầu dầm xuống tường hay cột đó.
Dầm là bộ phận kết cấu chịu lực có thể bố trí theo chiều ngang hay dọc nhà và có thể thay thế cho các tường chịu lực khi muốn chốn tường để mở rộng không gian buồng phòng.
Mặt bằng kết cấu tầng áp mái: Mặt bằng bố trí thiết kế dầm ngang trong thiết kế nhà ở dân dụng
Thứ hai: Dầm ngang có tác dụng như thế nào?
Dầm thường để đỡ các tấm sàn, mái và tường ngăn cách phía trên
Vật liệu cấu tạo dầm có thể là bê tông cốt thép, thép hình, gỗ. Có 2 loại dầm chính và dầm phụ, dầm phụ thường gối lên dầm chính để chia nhỏ kích thước tấm sàn hoặc dầm phụ vuông góc với hai đầu dầm chính để làm giằng (dầm cấu tạo).
Xem thêm: Nhà 3 tầng cổ điển
Bản vẽ thiết kế chi tiết dầm ngang trong hồ sơ thiết kế chi tiết nhà ở, biệt thự
Thứ ba: Cách phân biệt dầm chính và dầm phụ
Dầm chính nhất định là dầm đi qua cột, vách (có nghĩa là các cấu kiện chịu nén), gác chân lên cột, nếu không gác lên cột thì đó là dầm phụ. Dầm chính thường là dầm có kích thước lớn nhất trong các dầm.
Trong nhiều trường hợp, dầm chính được quan niệm là dầm theo phương chịu lực chính của ngôi nhà. Hay gọi là dầm khung. Nếu hiểu theo nghĩa chịu lực thì dầm gánh chịu nhiều lực hơn dầm phụ nhiều vì dầm chính là dầm gánh đỡ dầm phụ, có thể cái này lại là chính của cái kia nhưng lại là phụ của một cái khác. Dầm chính phải đặt vào tường 200- 250mm . Thông thường, các dầm chính đặt theo chiều rộng của phòng, cách nhau từ 4- 6m . Khi chiều dài của phòng >6m thì dầm phụ cần được đặt vuông góc với dầm chính. Trong phạm vi mỗi nhịp của dầm chính ( khoảng cách giữa hai cột) có thể đặt từ 1-3 dầm phụ ( hoặc nhiều hơn), trong đó nên có dầm phụ đặt ngay trên đầu cột.
Tham khảo thêm: Mẫu nhà 2 tầng có gác lửng
Bản vẽ thiết kế chi tiết dầm trong thiết kế nhà ở, biệt thự
Cách hiểu chuẩn nhất để chia dầm chính, dầm phụ là tải trọng mà dầm phải chịu.
Dầm phụ là dầm không gác lên các cấu kiện chịu nén mà lại gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn. Hệ dầm chính thường gác lên cột, hệ dầm phụ đỡ tường WC và tường lô gia. Bản chất của việc phân chia dầm chính dầm phụ là để tính toán chịu lực, để gán lực từ dầm phụ sang dầm chính, mặt khác còn để chọn tiết diện cho dầm sao cho dầm chính có độ cứng lớn hơn nhiều so với dầm phụ. Nếu tất các các dầm đều gác lên cột, trừ dầm ban công, dầm phụ cầu thang, nên sẽ không chia ra dầm chính dầm phụ dựa trên hình học mà sẽ dựa trên chịu lực của mỗi dầm qua việc phân tải dầm nào chịu nhiều tải thì tiết diện sẽ lớn và ngược lại.
Chọn tiết diện như thế nào là phụ thuộc vào lựa chọn của mỗi người. Chọn tiết diện to quá thì thép ít, mất kiến trúc. Ít thép quá thì cũng nguy hiểm. Chọn tiết diện nhỏ thì thép nhiều, lãng phí. Chính vì thế, cần chọn tiết diện phù hợp để lượng thép sử dụng vừa đủ, đáp ứng được kết cấu mong muốn của công trình.
Cách chọn thép trong dầm chính, dầm phụ:
Để chọn thép trong dầm chính và dầm phụ phải dựa vào khả năng chịu tải. Nếu tải lớn, kích thước cấu kiện lớn thì nên chọn thép a2 trở lên. Đối với dầm phụ thì nên chọn thép chịu lực là thép a2, thép cấu tạo là thép a1. Trong dầm chính thì nên chọn a2, việc chọn thép trong 1 bộ phận cấu kiện không được chênh lệch đường kính quá 6mm. Nếu chịu cắt lớn thì bố trí thêm cốt xiên.
Như vậy, những thông tin trên đây hi vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về thiết kế dầm ngang. Chúc các bạn thành công và sớm có được ngôi nhà đẹp như ý muốn.
Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế nội, ngoại thất mời bạn liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc:
Hotline: 0988 030 680
Tham khảo thêm: Diện tích phòng tắm bao nhiêu là hợp lý
Từ khóa » Dầm Cửa
-
Dầm Nhà Là Gì? 2 Cách Phân Loại Dầm Nhà Trong Xây Dựng
-
Dầm Nhà Là Gì? Phân Loại, Kích Thước Vai Trò Và Tác Dụng Của ... - Mogi
-
Lanh Tô Là Gì? 7 Loại Lanh Tô + Cách Triển Khai Bản Vẽ 2021
-
Lanh Tô Là Gì ? Phân Loại Và Chi Tiết Cấu Tạo Của Lanh Tô
-
Dầm Là Gì? Khái Niệm - Phân Loại - Các Loại Dầm Sử Dụng Phổ Biến
-
Dầm đỡ, đà Lanh Tô Nhẹ AAC Giúp Thi Công Nhanh Chóng Và đơn Giản
-
Lanh Tô Cửa Là Gì? Phân Loại, Cách Khắc Phục Nứt Mép Cửa đơn Giản ...
-
Dầm Nhà: Kích Thước, Cấu Tạo, Yếu Tố Phong Thủy BẠN CẦN BIẾT
-
Lanh Tô Là Gì? Phân Loại Và Chi Tiết Cấu Tạo Của Lanh Tô
-
Top 14 Dầm Cửa Sổ
-
Dầm Nhà Là Gì? Khoảng Cách, Kích Thước Và Chiều Cao Dầm Nhà Dân
-
Dầm Ngang Là Gì? Cách Bố Trí Dầm Ngang Theo Phong Thủy
-
Cách Tính Toán Dầm Nhà Dày Bao Nhiêu Chính Xác Nhất