Dầm Nhà: Kích Thước, Cấu Tạo, Yếu Tố Phong Thủy BẠN CẦN BIẾT
Có thể bạn quan tâm
Dầm nhà kết cấu vô cùng quan trọng trong các hệ thống các công trình xây dựng. Thực tế nhiều người còn mơ hồ không thực sự hiểu rõ về loại kết cấu kiện cơ bản này. Vì vậy, trong bài viết này VRO Group xin cung cấp tới bạn các thông tin hữu ích nhất về hình dạng, cấu tạo cũng như các lưu ý về phong thủy khi xây dựng dầm nhà. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Dầm nhà là gì?
Dầm nhà là kết cấu kiện cơ bản, chính là thanh chịu lực nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường, mái,…. Dầm có nhiệm vụ giúp tăng khả năng chịu lực, chịu sức ép của toàn bộ khối lượng công trình, truyền trọng tải và phân tán lực đều lên các bộ phận khác của ngôi nhà như sàn, vách, cột. Kết cấu này giúp bảo vệ và đảm bảo độ chắc chắn cho công trình nên được ứng dụng đa dạng trong đời sống với cấu tạo đơn giản, chi phí đầu tư phù hợp như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục, dầm cầu,…
Hình dạng và cấu tạo dầm nhà
Dầm nhà được thiết kế với hình dạng chữ nhật hoặc hình vuông lắp đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng trên các cột để chịu lực và phân tán lực đều. Khoảng cách cũng như kích thước của dầm cụ thể như sau:
Khoảng cách của dầm nhà
Khoảng cách lắp đặt dầm phụ thuộc vào khoảng cách thiết kế của các cột trong nhà. Cụ thể khoảng cách cột nhà lại bị chi phối bởi các vấn đề như công năng, tải trọng hay số tầng của ngôi nhà,… Chính vì vậy khoảng cách của dầm cần được tính toán kỹ lưỡng bởi kỹ sư, nhân lực có chuyên môn để đảm bảo chất lượng cho công trình. Bởi lẽ dầm nhà được coi là phần khung xương trọng yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đế độ kiên cố, khả năng chịu lực và tuổi thọ của ngôi nhà.
Kích thước dầm nhà phố
Dầm nhà phố hay các nhà ở nói chung đều được hiện được tính toán chi tiết, cụ thể để nâng cao công dụng và vai trò của chúng. Tuy nhiên tùy vào số lượng tầng mà dầm của nhà sẽ có các kích thước khác nhau, cụ thể:
- Dầm cho nhà 2 tầng: Chiều cao 30cm
- Dầm cho nhà 3 tầng: Chiều cao 35cm
- Dầm cho nhà 4 tầng: Chiều cao 35 – 45cm
Tuy nhiên bạn cần lưu ý chiều cao của dầm cũng chịu ảnh hưởng của nhịp dầm, vì vậy hãy tham khảo ý kiến tư vấn người có chuyên môn để đảm bảo chất lượng ngôi nhà như mong muốn nhé!
Hình dạng và cấu tạo dầm
Phân loại dầm nhà
Để giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về dầm nhà, Vro xin cung cấp chi tiết về phân loại kết cấu kiện này. Tùy thuộc vào tiêu chí khác nhau mà dầm được phân loại thành: dầm chính – dầm phụ hay dầm bê tông cốt thép – dầm thép.
Dầm chính
Dầm chính được coi là cấu trúc cơ bản của ngôi nhà, chúng là các thang dầm chịu lực chính, được đặt nằm dọc hoặc nằm ngang, 2 đầu nối với 2 đầu cột, được gác lên chân cột hoặc vách.
- Kích thước: Có kích thước lớn hơn các loại khác, thông thường từ 20 – 25cm, giữa 2 dầm chính có thêm các dầm phụ để tăng khả năng chịu lực cho phần dầm chính
- Nhịp dầm: là khoảng cách giữa 2 dầm chính, thường được đặt cách nhau từ 4-6m, trong mỗi nhịp thường sử dụng từ 1 – 3 dầm phụ
- Vai trò: Đảm bảo độ chắc chắn, chịu lực như uốn cong, sử dụng phổ biến như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu,…
Dầm chính khi xây dựng công trình
Dầm phụ
Dầm phụ thường được làm từ bê tông cốt thép và thép định hình, được đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng. Chúng không được đặt trực tiếp lên các cột mà được gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn.
- Kích thước: Phụ thuộc vào từng công trình như chịu tải, số lượng tầng…. để có kích thước và tiết diện phù hợp. Kích thước dầm phụ < dầm chính, phần nào chịu tải trọng lớn hơn sẽ có tiết diện lớn hơn
- Vai trò: Là phần dầm chịu uốn, chịu nén giúp phân chia trọng tải với dầm chính từ đó chia nhỏ kích thước tấm sàn, chia nhỏ lực. Vì vậy dầm phụ được tính toán phù hợp để tránh lãng phí, ứng dụng phổ biến trong các tường nhà vệ sinh, lô gia
- Lưu ý: Dầm ban công và dầm phụ cầu tàng không được phân chia thành dầm chính – dầm phụ mà dựa trên khả năng chịu lực của mỗi dầm qua khả năng chịu tải. Do đó dầm nào có khả năng chịu tải hơn thì có tiết diện lớn và ngược lại.
Dầm phụ
Dầm nhà bê tông cốt thép
Dầm bê tông cốt thép là loại được sử dụng phổ biến, có cấu kiện chủ yếu chịu uốn tốt, và chịu được độ nén ổn định. Loại dầm này được cấu tạo như sau:
- Phần khung: Cốt thép – Được chia làm 4 loại: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Trong đó cốt dọc chịu lực và cốt dọc cấu tạo có vai trò quan trọng với 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai (có xiên hoặc không có)
- Cốt dọc chịu lực: sử dụng nhóm All – Alll và Cll –Clll và có D= 12 – 40mm
- Cốt đai: chịu lực ngang, thường sử dụng nhóm Cl và Al có D= 4mm
- Lớp bảo vệ cốt thép Ao: Ao1 để bảo vệ cốt đai và Ao2 để bảo vệ cốt dọc, lớp bảo vệ được tính từ lớp ngoài bê tông cho đến mép cốt thép giúp bảo vệ giúp thép không bị han gỉ, đảm bảo khả năng chịu lực tốt.
- Phần vỏ: Bê tông
Dầm nhà bê tông cốt thép
Dầm thép
Dầm thép có cấu tạo đơn giản, chi phí thực hiện thấp nên được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng khác nhau.. Tùy theo tiêu chí, mà dầm thép được phân nhỏ ra thành các loại khác nhau:
- Theo kết cấu: Dầm đơn giản (1 nhịp); dầm liên tục (nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau); dầm có mút thừa, dầm congxon
- Theo công dụng: Dầm sàn; dầm cầu; dầm cầu chạy; dầm cửa van
- Theo hình dáng: Dầm chữ I; chữ U; chữ H; chữ V; chữ L; chữ Z, chữ C
Dầm thép phù hợp sử dụng trong các kết cấu nhịp lớn cũng như nhiều công trình hiện nay bởi trọng lượng nhẹ, chịu lực lớn và thuận tiện di chuyển lắp đặt, tăng chiều cao thông thủy.
Dầm thép
Dầm nhà trong phong thủy
Chúng ta đều biết xây dựng có ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu phong thủy. Đối với việc tính toán xây dựng và lắp đặt hệ dầm nhà cũng vậy. Bởi dầm nhà là phần quyết định đến sự chắc chắn, kiên cố và bền vững của công trình. Dưới đây là 1 số lưu ý khi thiết kế, xây dựng hệ dầm cần tránh để đảm bảo vượng khí lưu thông, mang đến điềm may.
Tránh đặt trên phòng ngủ
Trong phong thủy, việc đặt dầm trên phòng ngủ là điều đại kỵ, đây được coi là huyền tâm sát, cung rất xấu, chủ tổn nhân khẩu. Người ta quan niệm, xà ngang lắp đặt trong phòng ngủ sẽ gây cảm giác đè nén, tác động tiêu cực đến sức khỏe khiến gia chủ luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải. Vì vậy cần tránh hoặc hạn chế tối đa đặt dầm ngang trên phía giường ngủ.
Tránh đặt dầm trên phòng ngủ
Không đặt trên bếp và bàn ăn
Việc đặt dầm trên khu vực nhà bếp đặc biệt là bàn ăn và bếp sẽ làm mất đi sự may mắn và vượng khí. Khiến gia chủ luôn có cảm giác khó chịu khi nấu nướng cũng như ăn uống. Ngoài ra điều này cũng có thể dẫn đến các ảnh hưởng về mặt kinh tế, hao hụt tiền bạc. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể làm trần giả để che đi dầm ngang.
Không đặt dầm trên bếp và bàn ăn
Không đặt trên bàn học, bàn làm việc
Dầm nhà được coi là yếu tố đè nặng gây ảnh hưởng đến người học tập và làm việc dẫn đến sự trì trệ, thiếu tập trung, có có sự sáng tạo và tư duy. Vì vậy đây là phần bạn cần lưu ý khi bố trí và sắp xếp không gian làm việc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Không đặt trên bàn thờ
Bàn thờ là khu vực tối kỵ không được phạm đến. Nếu dầm đặt trên khu vực bàn thờ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Nó cũng dẫn đến những đen đủi, thất bại và khó khăn trong cuộc sống.
Một số cách hóa giải dầm nhà khi phạm phải đại kỵ
Vậy nếu không may dầm nhà của bạn đang phạm vào các điều kỵ như nêu trên thì làm thế nào để hóa giải? Chúng tôi xin đưa ra 1 số gợi ý dưới đây để bạn tham khảo nhé!
- Sử dụng 1 lớp trần giả để che đi dầm ngang phía trên
- Sơn các màu sắc sáng cho xà nhà để giảm bớt sát khí nó gây ra
- Trang trí thêm hệ thống bóng đèn tròn dưới dầm nhà để tạo ra dương khí lớn át đi sát khí của dầm
- Dùng các đồ trang trí nhỏ xinh với màu sắc tươi sáng để giảm các ảnh hưởng không tốt của hệ dầm trong yếu tố phong thủy
Sàn phẳng không dầm lõi xốp S-VRO
Công nghệ xây dựng hiện nay đã đem đến cho khách hàng những giải pháp tốt nhất. VRO hân hạnh giới thiệu công nghệ Sàn phẳng không dầm S-VRO, giúp bạn có được lựa chọn tối ưu cho ngôi nhà.
- Vượt nhịp lớn tới 20m, tối ưu không gian: Đáp ứng yêu cầu không gian kiến trúc lớn, loại bỏ những bất lợi của hệ thống dầm
- Giảm chiều cao từng tầng: So với sàn thông thường, sàn phẳng không dầm S-VRO giúp khắc phục phần không gian không thể sử dụng do chiều cao dầm lớn.
- Giảm tải trọng cho cột, móng: Khối xốp EPS trọng lượng rất nhẹ giúp giảm tải trọng bản thân sàn, qua đó tối ưu bài toán thiết kế kết cấu cho cột, móng.
- Thi công đơn giản hơn, nhanh hơn : Xốp EPS giúp giảm đáng kể lượng bê tông sàn; đơn giản hóa công tác coppha
- Giảm khối lượng hoàn thiện: Dễ dàng thi công hệ thống M&E do không bị vướng hệ dầm.
- Cách âm, cách nhiệt tốt: Xốp EPS có đặc tính cách âm, cách nhiệt; giúp chống nóng, chống ồn.
- Linh hoạt trong sử dụng: Không gian lớn giúp bạn có thể linh hoạt trong việc thay đổi hoặc bố trí lại không gian tùy theo yêu cầu sử dụng.
Xem thêm: Sàn phẳng không dầm VRO – Vượt nhịp lớn tới 20m
Về chúng tôi
Công ty Cổ phần Xây dựng VRO được thành lập và hoạt động từ ngày 16/11/2005 bởi đội ngũ Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư là giảng viên của trường Đại học Xây dựng với nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn và xây dựng công trình.
Qua gần 18 năm không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển, với hàng nghìn dự án, công trình đã triển khai thành công, đến nay VRO tiếp tục là lựa chọn tin cậy của khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ và vật liệu xây dựng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và lựa chọn công nghệ phù hợp nhất cho công trình của bạn!
Từ khóa » Dầm Vuông
-
Dầm Nhà Là Gì? Khoảng Cách, Kích Thước Và Chiều Cao Dầm Nhà Dân
-
Dầm Là Gì? Khái Niệm - Phân Loại - Các Loại Dầm Sử Dụng Phổ Biến
-
Kích Thước Dầm Nhà 2 Tầng Bao Nhiêu Là Hợp Lý? - Kiến Trúc Angcovat
-
Dầm Ngang Là Gì? Dầm Ngang Có Tác Dụng Gì? Phân Biệt Dầm Chính ...
-
Kỹ Sư Giải đáp Khái Niệm Dầm Nhà Là Gì? Một Cách Chính Xác Nhất
-
Kẹp Dầm Vuông - Thiết Bị Cơ điện VicTech
-
Dầm đất Làm Cỏ , Trồng Cây ( Vuông ) | Shopee Việt Nam
-
Từ điển Việt Anh "dầm Vuông" - Là Gì?
-
Kẹp Dầm Vuông/Kẹp Xà Gồ Vuông/Kẹp Dầm Treo Ty Ren ... - VICTECH
-
Nguyên Tắc Bố Trí Thép Dầm Trong Xây Dựng Mới Chuẩn Nhất 2022
-
Chày Dầm Bar - Vuông Ngắn - Chalo Glass
-
Bát , Tô Phíp Chè, Bát Dầm Hoa Qủa Mẫu Hình Vuông
-
Dầm Nhà Là Gì? Phân Loại, Kích Thước Vai Trò Và Tác Dụng Của ... - Mogi