Dầm Nhà Là Gì Cấu Tạo Và Công Dụng Dầm Như Thế Nào?

Dầm nhà là gì? Nếu không phải là dân kiến trúc chuyên nghiệp sẽ có nhiều người sẽ thắc mắc rằng dầm nhà là gì và cấu tạo của nó như thế nào? Và khi nào cần bố trí dầm phụ cũng như dầm chính và nó quan trọng như thế nào trong kết cấu của một ngôi nhà?

  • Cách Bố Trí Dầm Sàn Và Khi Nào Bố Trí Thép Tăng Cường Trong Dầm?
  • Cách Bố Trí Thép Sàn Nấm Như Thế Nào Là Chuẩn?
  • Đổ Sàn Bê Tông Dày Bao Nhiêu Là Hợp Lý?
  • Nhu Cầu Sử Dụng Tấm Sắt Thép Đột Lỗ
  • Vì Sao Cần Uốn Sắt Vòng Cung Cho Ống Phi 60, 90 Và 114?

Dầm nhà và các loại dầm nhà

Một ngôi nhà kiên cố được xây dựng là cả tâm huyết của gia chủ của đội ngũ thi công thiết kế. Cần có sự đầu tư và tâm huyết với công trình để có một ngôi nhà hoàn hảo nhất. Để biết dầm nhà là gì cùng tìm hiểu một vài thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

khi-nao-can-bo-tri-dam | khi nào cần bố trí dầm phụ, thép dầm phụ gác lên dầm chính, nguyên tắc bố trí dầm phụ, dầm phụ gác lên dầm chính, thiết kế dầm phụ, bố trí thép dầm nhịp 7m
Khi nào cần bố trí dầm

Dầm nhà là gì – Dầm nhà là cấu kiện cơ bản thanh chịu lực trong đó chịu uốn là chủ yếu. Được đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các phần dầm, tường, mái ở phía bên trên hoặc có thể thay thế tường chịu lực giúp mở rộng không gian tiết diện tối ưu.

Dầm nhà có cấu tạo tương đối đơn giản nên chi phí xây dựng cũng khá thấp. Tùy vào chức năng và nhiệm vụ trong kết cấu xây dựng mà dầm được chia thành 2 loại cơ bản đó là dầm chính và dầm phụ.

2.1 Dầm chính

Xét theo cấu trúc cơ bản thì dầm chính là thanh dằm chịu lực chính của ngôi nhà. Có vị trí nằm dọc hoặc nằm ngang, 2 đầu được nối với 2 đầu cột, gác chân cột hoặc vách. Dầm chính phải được xây chắc chắn để có thể chịu được lực uốn cong. Trong các công trình xây dựng dầm sàn, dầm cầu, dầm mái,… hay còn gọi là dầm khung được sử dụng khá phổ biến.

Thông thường dầm chính được đặt trong tường với kích thước 20-25 cm. Giữa 2 cột nên dầm phụ gác lên dầm chính dầm chính sẽ được đặt theo nhịp với dằm phụ. Với tác dụng giúp gánh đỡ sức nặng cho dằm phụ. Dầm chính đặt nằm ngang thì được gọi là dằm chính ngang với tác dụng nâng đỡ tấm sàn.

Khoảng cách giữa hai dầm chính được gọi là nhịp. Nhịp đặt cách nhau 4-6 m, mỗi nhịp đặt từ 1-3 dầm phụ. Nếu dầm ngang lớn có thể đặt thêm dằm phụ để phân tải lực sao cho hợp lý để giảm thiểu sự chịu lực. Tránh làm uốn cong dầm chính, ảnh hưởng đến cốt lõi của toàn bộ ngôi nhà.

2.2 Dầm phụ

Đối với thiết kế dầm phụ cũng có kết cấu tương tự dầm chính nhưng đặc biệt có kích thước nhỏ hơn so với dầm chính. Được nó được đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng. Ngoài ra nó còn có vai trò là dằm cấu tạo chịu uốn chịu nén, dầm phụ thường được đặt trên tường nhà vệ sinh và tường lô gia.

Dầm phụ sẽ không được đặt lên cột, và có chức năng chia tải trọng mà dầm chính phải chịu. Giúp chia nhỏ kích thước tấm sàn. Lực sẽ được tính toán chi tiết để đảm bảo truyền tải được và không hoan phí.

Nguyên tắc bố trí dầm phụ chúng ta nên phân chia dầm chính và dầm phụ sẽ giúp xác định được các yếu tố: kích thước, độ cứng, vai trò cụ thể của từng loại dầm. Giúp lựa chọn tiết diện phù hợp, phần tải dầm nào chịu trọng tải lớn sẽ có tiết diện lớn, tải trọng nhỏ thì sẽ có tiết diện nhỏ.

Cấu tạo của dầm bê bông cốt thép

3.1 Cốt thép trong dầm nhà gồm

– Cốt dọc chịu lực

– Cốt dọc cấu tạo

– Cốt đai

– Cốt xiên

– Cốt dọc chịu lực: sử dụng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có đường kính D = 12 – 40mm.

– Cốt đai trong dầm: thường sử dụng nhóm CI hoặc AI có đường kính D = 4mm.

– Lớp bảo vệ cốt thép Ao: khoảng cách từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép (trong đó Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai, Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc). Lớp bảo vệ có tác dụng sẽ bảo vệ thép khỏi bị rỉ sét.

dam-nha-la-gi | khi nào cần bố trí dầm phụ, thép dầm phụ gác lên dầm chính, nguyên tắc bố trí dầm phụ, dầm phụ gác lên dầm chính, thiết kế dầm phụ, bố trí thép dầm nhịp 7m
Thiết kết dầm nhà

3.2 Lưu ý

Khoảng cách thông thủy to giữa 2 cốt thép: khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia. Một vấn đề cần lưu ý nữa là để đảm bảo khi đổ bê tông không bị kẹt đá chúng ta nên dùng (đá 1×2).

Đối với một ngôi nhà kiên cố thì bất kỳ phần nào cũng cần được đầu tư và thực hiện một cách tỉ mỉ nhất. Rất mong bài viết này cung cấp được thêm thông tin dầm nhà là gì cũng như cách bố trí thép dầm nhịp 7m và tham khảo thêm cách tính sắt sàn 1m vuông cần bao nhiêu Kg sắt?

Từ khóa » Dầm Sắt Là Gì