Đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á đang Bị Lấn Chiếm - Báo Phụ Nữ
Có thể bạn quan tâm
Hàng trăm vụ lấn chiếm
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích hơn 22.000ha, dài 68km đi qua các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà, là đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, có nguồn thủy sản phong phú, giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Trên mặt nước đầm phá này, đang rộ lên nạn xây dựng trái phép để làm nhà ở, nhà hàng hoặc các công trình công cộng khác, trong đó tập trung nhiều nhất là ở đầm Cầu Hai thuộc huyện Phú Lộc.
Việc lấn chiếm đất có mặt nước trên đầm Cầu Hai đoạn gần đèo Mũi Né diễn ra nhiều năm nay |
Từ năm 2014 đến nay, đã có hàng trăm trường hợp lấn chiếm trái phép đất có mặt nước ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nhiều nhất là ở khu vực Mũi Né, đoạn qua thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc. Có gia đình chấp nhận nộp phạt hàng trăm triệu đồng nhưng kiên quyết không trả lại hiện trạng ban đầu.
Đơn cử như gia đình ông Văn Viết Lạc - ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc - chiếm dụng hơn 21.539m2 mặt nước trên đầm phá Cầu Hai tại tổ dân phố Mũi Né, thị trấn Phú Lộc để nuôi trồng thủy sản, bị phạt 400 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả nhưng sau khi nộp phạt, lại tiếp tục lấn chiếm mặt nước để nuôi trồng thủy sản.
Gia đình ông bà Mai Thế Hải - Trần Thị Trường ở tổ dân phố Mũi Né đổ đất, san lấp mặt bằng 142,2m2, tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng nhà trên mặt nước đầm Cầu Hai với diện tích 78,6m2. Ông bà Huỳnh Văn Duẫn - Nguyễn Thị Hoa lấn 324m2 đất có mặt nước ở khu vực đèo Mũi Né, đoạn đi qua thị trấn Phú Lộc…
Hủy hoại “bảo tàng nước”
Tiến sĩ Phạm Ngọc Dũng - nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, người có gần 20 năm nghiên cứu về trồng rừng ngập mặn và hệ sinh thái Tam Giang - Cầu Hai - cho biết, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tổng diện tích mặt nước là 216km2, phủ gần kín với hai cửa Thuận An và Tư Hiền ăn thông ra biển, gồm ba đầm, phá hợp thành (phá Tam Giang, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai). Nơi đây tiếp nhận nguồn nước ngọt của gần như tất cả các con sông lớn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và giao thoa với nước biển nên nước đầm tương đối ngọt và chỉ chuyển sang lợ vào mùa khô.
Theo tiến sĩ Phạm Ngọc Dũng, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một trong những đại diện hiếm hoi của hệ sinh thái ven biển nhiệt đới, nó có tính đa dạng sinh học rất cao, xứng đáng là một bảo tàng nước, bảo tàng sinh học. Người ta đã thống kê được 1.296 loài ở khu vực này, trong đó có 41 loài quý hiếm, gồm 295 loài thực vật phù du, 50 loài thực vật bậc cao, 73 loài rong và thực vật thủy sinh, 119 loài động vật phù du, 215 loài động vật đáy, 361 loài cá và 137 loài chim.
Một số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như cá chình hoa, cá chình mun, cá măng, cá cháo lớn, rắn hổ chúa, trăn đất, trăn gấm, chim ác là, chim le khoang cổ… Một số loài nằm trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) như chim di cư (sẻ đồng ngực vàng, choắt chân màng lớn), rùa hộp trán vàng, cỏ biển (cỏ nàn)…
Đặc biệt, vào tháng 5/2020, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai đã được thành lập. “Chúng ta phải quản lý và khai thác hiệu quả, bền vững hệ đầm phá này. Phải xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đầm phá vì việc chiếm dụng đất sẽ ảnh hưởng xấu đến dòng chảy, tác động xấu đến hệ sinh thái tại đây” - tiến sĩ Phạm Ngọc Dũng nói.
Một công trình lấn chiếm đầm phá ở thị trấn Phú Lộc |
Địa phương nói sẽ cưỡng chế Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Minh Quân - Phó chủ tịch UBND huyện Phú Lộc - cho biết, đang chỉ đạo UBND thị trấn Phú Lộc và các đơn vị liên quan hoàn tất quy trình xử lý các trường hợp vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng tại tổ dân phố Mũi Né, thị trấn Phú Lộc.
Qua kiểm tra, tổ công tác về xử lý các vi phạm đất đai của huyện đã phát hiện 11 trường hợp vi phạm. Những vi phạm này xảy ra trong nhiều năm, đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt hành chính, yêu cầu khắc phục hậu quả, thậm chí ra quyết định cưỡng chế nhưng đến nay, vẫn chưa xử lý dứt điểm. Ngoài tình trạng lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dụng ở đầm Cầu Hai, cơ quan chức năng cũng phát hiện hộ dân xây dựng công trình trái phép trên đất có mặt nước do cơ quan nhà nước quản lý.
Theo ông Trần Văn Nam - Chủ tịch UBND thị trấn Phú Lộc - việc xảy ra hàng loạt trường hợp vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng ở tổ dân phố Mũi Né là do đặc thù địa lý của khu vực này. Do các hộ có nhà dọc Quốc lộ 1A, trước nhà là đường, phía sau là đầm phá nên khi mở rộng Quốc lộ 1A, những hộ này phải lùi nhà ra phía sau để phục vụ dự án. Trong khi đó, sóng của đầm Cầu Hai cũng gây tình trạng sạt lở, nhất là vào mưa bão, nên người dân buộc phải lấn chiếm đất mặt nước, xây dựng các công trình trái phép để chống sạt lở.
“Người dân làm từ từ chứ không phải ồ ạt một lần và thường lấy lý do là cơi nới để bảo đảm an toàn nên chính quyền cũng khó xử lý” - ông Trần Văn Nam giải thích.
Ông Trần Văn Nam khẳng định, sẽ xử lý nghiêm các trường hợp đã có hồ sơ vi phạm, đồng thời sẽ tiếp tục rà soát đối với các trường hợp vi phạm mới đây: “Chúng tôi đã lập hồ sơ một bước và đang hoàn tất quy trình để xử lý dứt điểm trong thẩm quyền”. Ông Trần Văn Minh Quân cũng khẳng định, trong tháng 11/2021 sẽ xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm đã từng bị ra quyết định cưỡng chế.
Nâng cao chuỗi giá trị của phá Tam Giang - Cầu Hai UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có Quyết định số 495/QĐ-UBND phê duyệt Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên - Huế, tạo cơ sở pháp lý hết sức vững chắc để các tổ chức, cá nhân tham gia, nâng cao chuỗi giá trị vốn có của phá Tam Giang - Cầu Hai, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, tạo nguồn lợi, sinh kế bền vững cho người dân. Đây là hướng đi đúng và hoàn toàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh, phù hợp với định hướng của Đảng bộ và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế là xây dựng và hình thành đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa, thân thiện với môi trường và thông minh. Thời gian tới, để khai thác tốt tiềm năng, phát huy được giá trị của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nên hướng quá trình khai thác đến việc bảo vệ và phục hồi các loài thủy sản quý hiếm, đặc trưng, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế, duy trì các chức năng sinh thái của đầm phá ven biển, sử dụng bền vững các giá trị của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức và kiến thức về môi trường của cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nhà khoa học, các nhóm người yêu thiên nhiên trong nước và quốc tế nghiên cứu khoa học về sinh học, sinh thái học và bảo tồn. Tiến sĩ Phạm Ngọc Dũng (nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế) |
Thuận Hóa
Từ khóa » đầm Phá Lớn Nhất đông Nam á
-
Du Lịch Phá Tam Giang - Đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á - BestPrice
-
Đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Vẻ đẹp Mê Hoặc Của đầm Phá Nước Lợ Lớn Nhất Đông Nam Á Tại Việt ...
-
Đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á Thuộc Tỉnh Nào? - VnExpress
-
Vẻ Hút Hồn Của Phá Tam Giang - đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á
-
Vẻ đẹp Mê Hoặc Của đầm Phá Nước Lợ Lớn Nhất Đông Nam Á
-
Top 15 Hệ đầm Phá Lớn Nhất đông Nam á
-
Hệ đầm Phá Lớn Nhất đông Nam á - Báo Dân Sinh
-
Đầm Phá Tam Giang - Đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á - Asiawings ...
-
Phá Tam Giang - đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á Mang Vẻ đẹp "trầm ...
-
Tam Giang - đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á Tại Việt Nam
-
Phá Tam Giang - Đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á - ALONGWALKER
-
Hệ đầm Phá Nào ở Nước Ta được đánh Giá Về Quy Mô Là Một Trong ...
-
Nơi Có đầm Phá Lớn Nhất Đông Nam Á, Làng Hương Hút Giới Trẻ