Đầm Thị Tường địa Chỉ Tham Quan được Nhiều Yêu Thích ở Cà Mau

Nhiều người trốn nơi phồn hoa tìm về với thôn quê, làng mạc chỉ để hít thở bầu không khí trong lành, thưởng thức những món ăn dân dã, hay tìm lại ký ức tuổi thơ. Và chẳng hay bạn cũng có ý nghĩ này thì thử đến chơi Đầm Thị Tường ở Cà Mau nhé.

Cà Mau không thiếu chỗ vui chơi, chỗ tham quan đẹp nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với nhịp sống hối hả, tất bật. Vì thế, Đầm Thị Tường sẽ là lựa chọn tốt nhất để ta tìm về một nơi bình yên hoặc nghỉ ngơi sau chuyến đi dài mất sức.

Đầm Thị Tường

Lịch sử Đầm Thị Tường

Xuôi về hướng Cà Mau - Năm Căn cách Thành phố Cà Mau khoảng 40 km, cách Quốc lộ 1A 7 km là Đầm Thị Tường rộng lớn. Người dân nơi đây gọi đầm bằng cái tên thân mật là đầm Bà Tường vì gắn liền với giai thoại. Họ kể rằng: Bà Tường là một trong những người đầu tiên khai phá vùng đất mũi. Thưở ấy, vì chúa Hổ không lấy được con gái vua Thủy tề bèn sinh hận. Chúa Hổ phái bày chim trời đến đây lấy đá lấp biển nhưng Bà Tường lại dũng cảm một mình xua đuổi bày chim trời để giành lại đầm cho ngư dân sinh sống. Hiện nay dấu tích đó vẫn còn. Nhờ công bà mà người dân có thể nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản từ đầm, cuộc sống được cải thiện hơn nhiều. Và cái tên Đầm Thị Tường hay đầm Bà Tường ra đời từ đó.

Đầm Thị Tường 3

Vốn chỉ là một cái đầm nhưng Bà Tường lại liều mạng chống chọi lại chúa Hổ là có nguyên do. Phù sa từ sông Mỹ Đình, sông Ông Đốc và nhiều kênh rạch từ ba huyện Phú Tân, Cái Nước, Trần Văn Thời đã bồi lắng tạo nên hình hài một chiếc đầm tự nhiên lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Với chiều dài 10km, chiều rộng gần 2 km, diện tích mặt nước khoảng 700ha; Đầm Thị Tường được mệnh danh là biển Hồ giữa đồng bằng. Cấu tạo của hồ được chia làm ba bộ phận: đầm trên, đầm giữa và đầm dưới nằm trong địa phận hai huyện Trần Văn Thời và Phú Tân của Cà Mau. Tổng thể nhìn từ xa người ta ví Đầm Thị Tường như một chiếc đàn guitar, trong đó phần rộng nhất sâu nhất là đầm giữa, hai phần cạn còn lại tương ứng đầm trên và dưới. Ngoài ra, còn có một cửa đầm thông ra sông Mỹ Đình, từ đó ra biển Tây của Vịnh Thái Lan để lưu chuyển dòng nước.

Tài nguyên thủy hải sản

Cuộc sống của người dân quanh đầm Thị Tường gắn liền với con nước, gắn liền với nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên. Bởi nhờ cấu tạo đặc biệt và thông với biển mà cả một vùng nước mênh mông dài gần 10km luôn đầy ắp thức ăn cho các loài thủy hải sản sinh trưởng. Không chỉ tận dụng tài nguyên trời phú là cá, tôm, sò huyết, rẹm sống trong đầm để nuôi sống gia đình; ngư dân Thị Tường còn dựa vào dòng nước để phát triển kinh tế. Họ sử dụng khu vực mặt nước nuôi tôm sú, cua Cà Mau. Đây là hai loại hải sản có giá trị kinh tế cao, có chỗ đứng vững chắc trong danh sách đặc sản Việt Nam.

Tài nguyên thủy hải sản ở đầm

Ngoài tài nguyên hải sản, Đầm Thị Tường còn có hệ sinh thái đa dạng tạo điều kiện cho ngành du lịch – dịch vụ phát triển. Du khách đến đây có cơ hội ngắm hoàng hôn chiều tà, có cơ hội thăm các nhà bè nuôi tôm cua, thưởng thức hải sản tươi sống tại gia. Đặc trưng của đầm khác với ao hồ là độ sâu, nếu đầm giữa rất sâu có nơi sâu tới 10 thước thì đầm trên và dưới rất cạn chưa đến đầu người. Hơn nữa, chúng lại lên xuống theo thủy triều. Do đó, du khách còn có cơ hội trải nghiệm lội bùn bắt cua cá hay nhìn ngắm khung cảnh làng chài bình yên thơ mộng.

Đầm Thị Tường không đông đúc sôi nổi, cũng không đẹp lộng lẫy nhưng vẻ đẹp của nó khiến du khách phải nhớ sâu đậm. Bởi ở đó người ta luôn cảm thấy thoải mái, yên lòng. Một chuyến ghé thăm Đầm Bà Tường không quá xa lại còn được rất nhiều thứ, tại sao du khách không thử một lần nhỉ.

Từ khóa » đầm Thị Tường Cà Mau