Đạm Thực Vật - Nguồn Năng Lượng Dồi Dào Mà Bạn Có Thể Bỏ Lỡ

Sự khác biệt giữa đạm động vật và đạm thực vật

Chúng ta đều biết, chất đạm (protein) là một trong những chất thiết yếu để duy trì sự sống. Thiếu đạm sẽ dẫn đến vô số căn bệnh nguy hiểm gây tổn hại sức khoẻ. Đạm được chia ra thành 2 nhóm: đạm động vậtđạm thực vật. Mỗi loại đều có những giá trị dinh dưỡng riêng cũng như có các tác động khác nhau lên cơ thể con người.

Tuy nhiên, đạm động vật với thành phần giàu chất béo và cholesterol, nếu hấp thụ quá nhiều sẽ có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh về tim mạch, béo phì, gút,… Trong khi đó, đạm thực vật với hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol, được coi là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch. Các nhà khoa học gọi đạm thực vật là 1 loại đạm “không đầy đủ” do chúng thiếu một hoặc nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể. Nhưng điều tuyệt vời là, lượng axit amin này có thể được bổ sung bằng cách kết hợp nhiều loại thực vật với nhau.

Sự khác nhau giữa đạm động vật và đạm thực vật

Như vậy, chúng ta đã hoàn toàn có thể giải đáp được câu hỏi: “Tại sao những người ăn chay có thể duy trì một sức khỏe tốt; thậm chí còn bền bỉ và cường tráng hơn những người bình thường”. Người tu hành hay người ăn chay trường là những người không ăn hầu hết các loại thức ăn từ động vật như thịt, cá. Điều đó đồng nghĩa với việc, khẩu phần ăn của họ thiếu đi khá nhiều dưỡng chất từ đạm động vật. Bù lại, họ luôn ăn đa dạng và đầy đủ các loại rau, củ, quả, đậu, hạt… mỗi bữa ăn. Đó cũng chính là chìa khóa giải quyết thắc mắc của chúng ta – đạm thực vật.

Các lợi ích đa dạng của đạm thực vật

Một chế độ ăn giàu đạm thực vật sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, ăn nhiều đạm thực vật hơn sẽ kiểm soát cân nặng tốt hơn, cholesterol thấp và huyết áp ổn định, phòng ngừa hiệu quả nguy cơ đột quỵ do lượng cholesterol dư thừa gây tắc nghẽn mạch máu. Mặt khác, khi áp dụng chế độ ăn giàu đạm thực vật cũng góp phần làm hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. So với protein thực vật, protein động vật cũng có tác động tích cực đến sức khỏe mặc dù không lành mạnh bằng. Do đó, để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất, chúng ta cần đồng thời kết hợp việc giảm tiêu thụ đạm động vật song song với việc tăng cường nhiều hơn nữa đạm thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Lợi ích tuyệt vời của đạm thực vật

Các nguồn đạm thực vật tốt cho sức khỏe phổ biến có thể kể đến bao gồm:

1. Các loại đậu hạt, đậu hũ, ngũ cốc nguyên cám, sữa hạt thực vật:

Các thực phẩm nhóm này có nhiều loại dinh dưỡng và hàm lượng đạm thực vật khác nhau tốt cho sức khỏe. Các món ăn chế biến từ nhóm này cũng khá đơn giản, nhanh chóng và dễ dùng. Tuy nhiên, vẫn cần có sự kết hợp hài hòa và điều độ giữa chúng để có thể mang đến lượng dưỡng chất đầy đủ nhất cho cơ thể.

2. Các loại nấm

Người ta thường ví nấm như là một loại thực phẩm chức năng tự nhiên, là “vua” của các loài rau. Nấm là loại thực phẩm ít chất béo và calo. Ngoài những thành phần dinh dưỡng cơ bản, nấm còn chứa các chất xơ có lợi như chitin và beta-glucan, các hợp chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa nổi bật nhất có thể kể đến là selenium có công dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ các mô và tế bào không bị tổn hại. Chúng có vô số công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà kể cả khi sử dụng các thực phẩm chức năng đắt tiền chưa chắc đã có được.

Một trong những loại Nấm có giá trị dinh dưỡng đứng đầu bảng là nấm hương. Một loại Nấm khá quen thuộc đến nỗi nhiều người vẫn không ngờ chúng có các giá trị “siêu to” cho sức khỏe.

Nấm hương

Nấm hương – “Vua” của các loại rau

Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê... Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được). Các công dụng lớn nhất của nấm hương mang đến cho sức khỏe phải kể đến như: Bổ sung sắt cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng; Giải độc và bảo vệ gan; Tăng cường hệ miễn dịch và ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá...

Món chả lụa nấm hương

Món chả lụa nấm hương

Tuy nhiên, nấm hương thường được dùng để chế biến kèm trong các món ăn nên hàm lượng tiếp thu mỗi lần ăn là khá ít và không đủ cho cơ thể tận dụng được. Việc chế biến các món ăn sử dụng nấm hương cũng khá cầu kỳ, do đó bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn từ nấm hương thiên nhiên như Chà bông nấm hương Nấm Tươi Cười để ăn trong các bữa ăn chính hằng ngày. Vừa tiết kiệm đáng kể thời gian, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho một bữa ăn nhanh.

Chà bông nấm hương Nấm Tươi Cười có đến 3 vị khác nhau để bạn lựa chọn cho phù hợp với sở thích gồm: Vị cay ngọt, vị gà và vị truyền thống. Đặc biệt, Nấm Tươi Cười là thương hiệu có uy tín và đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm tốt cho sức khỏe làm từ nấm. Với ước mơ mang nguồn protein xanh, sạch, không cholesterol vào bữa ăn của người Việt, Nấm Tươi Cười đã trở thành thương hiệu quen thuộc của những người ăn chay, ăn kiêng và ăn thanh đạm.

Chà bông nấm hướng Nấm Tươi Cười - Vị Truyền thống

Chà bông nấm hương Nấm Tươi Cười vị truyền thống

Chà bông nấm hương Nấm Tươi Cười - Vị Thịt gà

Chà bông nấm hương Nấm Tươi Cười vị gà Chà bông nấm hương Nấm Tươi Cười - Vị Cay ngọt

Chà bông nấm hương Nấm Tươi Cười vị cay ngọt

Chà bông làm từ nấm hương có vị nhẹ nhàng và thanh đạm, ăn nhiều không bị khô cổ khát nước như các loại chà bông nêm đậm khác. Có thể sử dụng chà bông nấm hương để ăn kèm với rất nhiều món khác nhau như cơm, cháo, xôi, bánh mì… Không chỉ sử dụng được trong các bữa ăn chính, bạn còn có thể kết hợp loại chà bông ngon lành này với các món ăn vặt như cơm cháy để làm cơm cháy chà bông; ăn cùng bánh tráng trộn cũng vô cùng hấp dẫn và lạ miệng.

Bạn thương có thể đọc thêm: Nấm bào ngư, Nấm kim châm, Nấm đùi gà ------------------------------------------------- 𝐆𝐔𝐟𝐨𝐨𝐝𝐬 - 𝐆𝐨𝐨𝐝 𝐟𝐨𝐨𝐝𝐬. 𝐖𝐞𝐥𝐥 𝐭𝐚𝐢𝐥𝐨𝐫𝐞𝐝. 🌐: gufoods.com ☎️️: 032 674 2977 (9:00 - 18:00) 💬: m.me/gufood

Từ khóa » đạm Thực Vật Gồm