Đạm Trúc Diệp - Dược Điển Việt Nam
Tên khác: Cỏ lá tre
Toàn cây đã cắt bỏ rễ con phơi hay sấy khô của cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brongn.) họ Lúa (Poaceae).
Mô tả
Thân dài 25 cm đến 75 cm, hình trụ, có đốt, mặt ngoài màu lục vàng, rỗng ờ giữa. Bẹ lá mở tách ra. Phiến lá nguyên hình mác, dài 5 cm đến 20 cm, rộng 1 cm đến 3,5 cm, đôi khi bị nhàu và cuộn lại, mặt trên của lá màu lục nhạt hoặc màu lục vàng, các gân chính song song, gân nhỏ nằm ngang thành hình mạng lưới, với các mắt lưới hình chữ nhật, mặt dưới rõ hơn. Thể nhẹ, mềm dẻo. Mùi nhẹ, vị nhạt.
Vi phẫu
Lá: Biểu bì trên và dưới có từng quãng tế bào to chứa nước xen lẫn với từng quãng tế bào biểu bì nhỏ, có lỗ khí và lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn. Mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh có thành mỏng. Nhiều bó libe-gỗ xếp rời nhau theo hình vòng cung gần biểu bì dưới. Mỗi bó libe-gỗ gồm có vòng nội bì bao bọc xung quanh, libe ở giữa có vòng mô cứng bao bọc, gỗ nằm sát libe có 3 mạch gỗ to xếp thành hình chữ V, đặt trong mô mềm gỗ. Xen kẽ với các bó libe-gỗ này có nhiều bó libe-gỗ nhỏ hơn. Nhiều đám mô cứng rời nhau, nằm sát biểu bì trên và dưới ở phiến và gân lá. Ở biểu bì dưới đám mô cứng ứng với bó libe-gỗ nhỏ, có khi nối liền một số bó libe-gỗ ở giữa với biểu bì dưới.
Xem thêm: Kim Anh – Dược Điển Việt Nam 5
Bột
Màu vàng lục. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì trên và dưới gồm các tế bào hình chữ nhật hay gần vuông, thành lượn sóng, mang lông che chở và lỗ khí. Biểu bì dưới có tế bào thành lượn sóng nhiều và nhiều lỗ khí hơn biểu bì trên. Lỗ khí hình thoi ngắn, khe lỗ khí hai đầu phình to, giữa thắt lại hình quả tạ. Lông che chở gồm hai loại: lông đơn bào dài, đầu thuôn nhọn, gốc hẹp và nhô lên, ít gặp; lông đơn bào ngắn, đầu thuôn nhỏ, gốc phình to, có nhiều trên các đường gân. Sợi dài, đầu thuôn nhọn, có loại thành hơi dày khoang rộng; có loại thành dày, khoang hẹp. Sợi mô cứng hình thoi, thành dày (ít gặp). Tế bào hình chữ nhật, thành dày. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Bản mỏng: Silica gel F254 Dung môi khai triển: Ethyl acetat – acid formic – nước (5 : 0,8 : 0,2). Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 30 ml ethanol 70 % (TT), siêu âm 10 min, ly tâm 3000 r/min trong 5 min. Lấy lớp dung dịch ở phía trên, bay hơi trên cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn trong 20 ml nước, chuyển dung dịch vào bình gạn, lắc với ethyl acetat (TT) 3 lần, mỗi lần 20 ml. Gộp các dịch chiết ethyl acetat, bay hơi trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 2 ml ethanol 70 % (TT) hoặc pha loãng đến nồng độ thích hợp dùng làm dung dịch thử. Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan một lượng isoorientin chuẩn trong ethanol 70 % (TT) để thu được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml. Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có isoorientin thì dùng 2 g bột Đạm trúc diệp (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ờ phần Dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl dung dịch thử và 1,5 µl dung dịch chất đối chiếu hoặc 4 µl dung dịch dược liệu đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun dung dịch nhôm clorid 1 % trong ethanol trong 30 s, sấy bản mỏng ờ 105 °c cho đến khi các vết hiện rõ (khoảng 2 min). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf và màu sẳc với vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chất đổi chiếu, hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch dược liệu đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 5 h).
Tạp chất
Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).
Xem thêm: Hoàng kỳ (rễ) – Dược Điển Việt Nam 5
Tro toàn phần
Không được quá 11,0 % (Phụ lục 9.8).
Tro không tan trong acid
Không được quá 5,5 % (Phụ lục 9.7).
Chất chiết được trong dược liệu (Phụ lục 12.10)
Chất chiết được trong ethanol (Phương pháp chiết nóng); Không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt, dùng ethanol 70 % (TT) làm dung môi. Chất chiết được trong nước (Phương pháp chiết lạnh): Không ít hơn 10,0 % tính theo dược liệu khô kiệt, dùng nước làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa hè khi cây chưa nở hoa, cắt lấy phần trên mặt đất, rửa sạch. Loại bỏ tạp chất và rễ, cắt khúc, sàng sạch bụi bám, phơi hay sấy khô.
Bảo quản
Để nơi khô.
Tính vị, quy kinh
Cam, đạm, hàn. Vào các kinh tâm, phế, tiểu trường.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu.
Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.
Kiêng kỵ
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Từ khóa » Cây đạm Trúc Diệp
-
Vị Thuốc đạm Trúc Diệp Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Vị Thuốc Đạm Trúc Diệp | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đạm Trúc Diệp: Tiêu Viêm, Lợi Niệu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Công Dụng Hay Của Cây đạm Trúc điệp
-
Đạm Trúc Diệp - Mediplantex
-
Trúc Diệp: Vị Thuốc Thanh Nhiệt, Lợi Tiểu Quanh Ta
-
NTO - Đạm Trúc Diệp - Bao Ninh Thuan
-
Đạm Trúc Diệp
-
Đạm Trúc Diệp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đạm Trúc Diệp
-
Trúc Diệp – Công Dụng – Liều Dùng – Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Công Dụng Hay Của Cây đạm Trúc điệp - Báo Quảng Ngãi điện Tử
-
Đạm Trúc Diệp | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc