Đàn Bầu (độc Huyền Cầm), Quốc Hồn Quốc Túy Người Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn được hỏi về một cây đàn có thể tạo ra những âm thanh đầy đủ các cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố như nỗi lòng của một con người thì hãy đừng ngần ngại trả lời rằng đó là cây độc huyền cầm của người Việt Nam. Và cái tên dân dã của nó chính là đàn bầu.
1/ Xuất xứ
Theo sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, xuất bản tại Hà Nội năm 1962 thì đàn độc huyền được chế tạo năm 1770. Còn theo Tân Đường thư, quyển 222, thì trong số các nhạc cụ do nước Phiếu, dâng lên vua Đường [niên hiệu Trinh Nguyên (785-805) thời Đường Đức Tông] đã thấy xuất hiện độc huyền huyền cầm.
2/ Cấu tạo
- Thân đàn
“Một dây đàn thả cùng đơn mộc, không gian tỉnh lặng, tiếng đàn lẫn khuất”, câu hát đầu tiên trong nhạc phẩm nổi tiếng “Độc Huyền Cầm” của nhạc sĩ Bảo Lan đã miêu tả được cấu tạo đặc biệt của Đàn bầu. Một dây và đơn mộc, tức chỉ cây đàn chỉ có 1 dây và thân chỉ là một khúc gỗ. Cái tên Độc Huyền Cầm cũng từ đây mà ra (Đàn một dây).
Đi sâu vào chi tiết hơn, thân đàn bầu cơ bản được chia làm hai loại. Một loại làm bằng tre và một loại làm bằng gỗ. Thân đàn bằng tre rất ít xuất hiện, thường xuất hiện trong nghệ thuật hát xẩm hay nơi có điều không có điều kiện để làm thân hộp gỗ.
Thân đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, nhưng quy hình chung thì là hình hộp chữ nhật dài, một đầu hơi cao và to hơn. thấp dần, nhỏ dần về cuối đầu đàn. Mặt trên của hộp đàn hơi phồng, mặt dưới (đáy đàn) phẳng và có 1 lỗ để mắc dây và thoát âm. Có các chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng trên thân đàn. Đó là ngựa đàn, ngựa đàn nằm ở phía đầu to của đàn bầu, thời xưa làm bằng xương, thời nay thường bằng kim loại. Thông qua ngựa đàn, dây đàn sẽ được cột vào một trục lên dây. Trục này nằm bên dưới mặt đàn, phía trong đàn. Bạn hãy nhớ về chiếc trục này nhé. Nó và một bộ phận khác của đàn bầu cùng nhau tạo nên âm thanh độc đáo của đàn bầu.
- Vòi đàn (cần đàn)
Đây chính là bộ phận quan trọng kết hợp cùng trục lên dây tạo nên âm thanh đặc biệt có một không hai của đàn bầu. Vòi đàn thường làm bằng gỗ hoặc sừng. Dài và được vuốt nhỏ dần về phía ngọn. Ngọn của vòi đàn được uốn cong theo phía ngoài của thân đàn. Vòi đàn được đâm xuyên tới đáy đàn, nằm ở đầu nhỏ của thân đàn. Còn lý do vì sao vòi đàn và trục lên dây tạo ra âm thanh đặc biệt thì mời các bạn xem tiếp ở phần cách chơi đàn nhé. Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu cấu tạo đàn cho hoàn thiện!
- Bầu đàn.
Đây là bộ phận thú vị vì sự dân dã, gần gũi từ hình dáng đến tên gọi. Chính nó cũng làm nên tên gọi rất đỗi giãn dị cho cây đàn: Đàn bầu. Quả vậy, bầu đàn là một bộ phận cộng hưởng, có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh và được làm từ vỏ bầu cứng (có khi là vỏ vừa). Nhưng ngày nay để tăng phần thẩm mỹ, bầu đàn vẫn giữ nguyên hình dáng mềm mại của trái bầu nhưng nguyên liệu là gỗ.
Bầu đàn, vòi đàn (www.danbau.vn)
- Dây đàn
Dây đàn là một sợi dây kim khí. Một đầu cố định ở vòi đàn (luồng bên trong bầu cộng hưởng), một đầu luồn qua ngựa đàn xuống trục lên dây. Dây đàn không song song với mặt đàn mà tạo ra một góc 30 độ với mặt đàn.
- Que khẩy đàn:
Là một que dài bằng tre, thân dừa, gỗ mềm vuốt nhọn phí đầu. Que khẩy không được quá cứng vì khó điều khiển, không được quá mềm vì dễ gãy. Que ngắn thì cho ra tiếng đàn mềm mại, que dài thi cho ra tiếng đàn cứng và gọn hơn khi khẩy dây đàn. Dài nhất trong các loại que khẩy là que 10cm, nhưng ngày nay, âm nhạc phát triển, đòi hỏi nhiều kỹ thuật cần nâng cao tốc độ khẩy đàn nên que thường thấy sẽ là 4 hoặc 5cm để dể dàng điều khiển.
3/ Âm thanh
Có 2 câu thơ nói về âm thanh đặc biệt đầu tiên của cây đàn bầu:
Cho độc huyền kia từ một sợi
Mà vươn thành ngọn hải triều âm.
Hải triều âm tức là tiếng sóng biển. Sóng sau xô sóng trước, đánh vào bờ rồi lại dội ra, tạo ra thứ âm thanh như liên tục lớp này quyện vào lớp kia một cách hài hòa chứ không phải tạp âm. Thì tiếng của đàn bầu cũng vậy, do đặc tính có thể tạo ra bội âm (độc nhất vô nhị không nhạc cụ nào trên thế giới có được) mà note trước chưa kịp dứt đã quyện vào note nhạc theo sau. Bồi âm hiểu đơn giản nhất là những âm thanh phát ra cùng với âm thanh chính
Điểm đặc biệt thứ 2 của cây đàn bầu là khả năng trình tấu sự luyến láy, rung, ngân, nhấn nhá của từng note nhạc mỗi khi khẩy đàn. Chính vì vậy mà người chơi đàn có thể dùng đàn bầu để trình diễn một bài hát, hay gợi những âm thanh với đầy đủ thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng của tiếng việt để diễn tả các câu thơ.
Vậy làm sao có thể biết vị trị nào trên dây đàn sẽ tạo ra note nhạc nào?
Mấu chốt nằm ở việc lên dây đàn. Đây là lúc trục lên dây phát huy tác dụng. Điều tiên cần xác định chủ âm. Ở đàn bầu, nếu chúng ta không dùng ban tay chặn trên dây đàn thì khi khẩy que đàn ở bất kỳ vị trí nào cũng chỉ cho ra một âm thanh duy nhất, đó chính là chủ âm. Trục lên dây làm dây càng căng thì note chủ âm càng cao, càng trùng thì chủ âm càng thấp. Thấp nhất cho phép là note La, thấp hơn thì dây đàn quá trung sẽ không có độ căng, khó tạo ra tiếng.
Từ chủ âm này, người chơi bắt đầu định các note khác trên dây. Tay phải cầm que khẩy (cũng là tay chặn dây đàn), vừa chặn vừa khẩy theo chiều dài dây đàn xem ở những vị trí nào tạo ra note nhạc sáng, rõ nhất thì đánh dấu ở vị trí đó trên mặt đàn.
Ví dụ người chơi đàn lên dây đàn cho ra âm chủ là note Đô thì các vị trí cho ra các note sáng, rõ nhất. Và cách xác định các note khác như sau:
1/2 dây = C1
1/3 dây = G1
1/4 dây = C2 1/5 dây = E2
1/6 dây = G2 1/8 dây = C3
Từ những note này mà người chơi uyển chuyển tác động vòi đàn làm dây chùn xuống hoặc căng lên tạo ra những note khác. Với cách định âm này thì đàn bầu chỉ chơi được trong khoảng 2 quãng 8. Nhưng nếu kết hợp với cách sử dụng vòi đàn thì quãng của đàn bầu sẽ là 3 quãng 8 đấy. Cùng tìm hiểu cách chơi đàn nhé!
4/ Cách chơi đàn
Tay phải cầm que đàn sao cho que đàn chếch nghiêng chứ không thẳng 90 độ với dây đàn. Vừa chặn vừa khẩy que và dây đàn rồi lập tức nhấc tay lên. Như đã nói ở phần trên, nều không dùng tay chặn dây đàn thì khi khẩy que đàn bất kỳ vị trì nào cũng chỉ cho ra một note nhạc (chủ âm).
Tay trái tác động lên vòi đàn với các kỹ thuật khác nhau tạo ra đặc tính âm thanh khác nhau cho tiếng đàn và cao độ note nhạc. Cụ thể như sau:
- Rung: Đây là kỹ thuật tạo ra những âm thanh như ngân giọng trong kỹ thuật hát. Tùy tốc độ rung của tay mà cho ra âm ngân chậm hay nhanh. Cũng như giọng hát, thường sẽ ngân ở những note cuối một câu nếu không bài trình diễn sẽ bị rối.
- Vỗ: Dùng ngón cái vỗ vào vòi đàn, tạo ra các âm thanh để diễn tả tình cảm đau khổ, uất ức, nghẹn ngào.
- Luyến: kéo đẩy vòi đàn qua lại (trả lại vị trí ban đầu) ở tốc độc phù hợp để tạo ra âm thanh luyến láy cho note nhạc. Kéo qua trái, dây đàn căng lên sẽ cho ra âm thanh luyến lên cao và kéo qua phải, dây đàn chùng xuống, cho ra âm thanh luyến xuống thấp.
- Nhấn dây: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn.
5/ Một số loại đàn tương tự như đàn bầu:
Các đàn này cũng chỉ dùng 1 dây đàn và dùng vậy cứng để khẩy dây đàn. Nhưng không loại đàn nào có bồi âm như đàn bầu.
- Đàn Ichigenkin của Nhật Bản
- Ấn Độ có đàn Gopi yatra và Tun Tune
ADAM Muzic Mời các bạn xem một vài video clip của nghệ sĩ kỳ cựu trong giới nghệ sĩ chơi đàn bầu Phạm Đức Thành và những nghệ sĩ khác để có cái nhìn tổng quát hơn, dể hiểu hơn về đàn bầu cũng như thưởng thức những âm thanh tuyệt vời của cây độc huyền cầm nhé!
Ca khúc Giấc Mơ Trưa
https://www.youtube.com/watch?v=lLZiyqYxbTA
Ca khúc 999 Đóa Hồng
Ca khúc Về Đâu Mái Tóc Người Thương
https://www.youtube.com/watch?v=kh5BQFzCxk0
Ca Khúc Lý Kéo Chài (rock)
https://www.youtube.com/watch?v=KdBT5l5a_as
Ca khúc Lạc Trôi
Ca khúc Phía Sau Một Cô Gái
Writer: Quân Nguyễn
Published: ADAM Muzic
Dẫn nguồn
Danbau.vn, Đàn Bầu BTM2, http://danbau.vn/en/sanpham/dan-bau-btm2/, [July 30th, 2017]
Vatgia.com, que khẩy đàn bầu sừng trâu, http://www.vatgia.com/raovat/8224/14096870/que-gay-dan-bau-bang-sung-trau-gia-re.html, [July 30th, 2017]
Bất truyền truyền, [July 19th, 2014], Đàn Không Dây Vẫn Hát, http://www.thientinhmat.net/ttm.php?readmore=1578, [July 30th, 2017]
Tkviper, [Dec 19th, 2013], Old Japanese Ichi-Gen-Kin 一弦琴 one stringed koto – demo by tkviper.com, https://www.youtube.com/watch?v=S41s_u0vaZg, [July 30th, 2017]
India-instruments.com, Gopi Yantra, https://www.india-instruments.com/various-string-instrument-details/ektar-gopi-yantra.html, [July 30th, 2017]
David Courtney, STRINGING AND TUNING THE DILRUBA AND ESRAJ, http://chandrakantha.com/articles/indian_music/dilruba/dilruba_tuning_concepts.html, [July 30th, 2017]
Từ khóa » độc Huyền Cầm
-
ĐỘC HUYỀN CẦM - TRẦN TIẾN (NGẪU HỨNG TRẦN TIẾN)
-
Độc Huyền Cầm - Le Monde D'isis
-
Độc Huyền Cầm - Tùng Dương
-
5 Dòng Kẻ - Độc Huyền Cầm
-
Độc Huyền Cầm - Tùng Dương - Zing MP3
-
Độc Huyền Cầm - Trịnh Nhật Minh - Zing MP3
-
Độc Huyền Cầm - Tùng Dương - NhacCuaTui
-
Từ điển Tiếng Việt "độc Huyền Cầm" - Là Gì?
-
Độc Huyền Cầm - Song And Lyrics By Tran Thu Ha | Spotify
-
Độc Huyền Cầm - Song And Lyrics By Nhóm 5 Dòng Kẻ | Spotify
-
Đàn Bầu (độc Huyền Cầm), Quốc Hồn Quốc Túy ... - Nhạc Cụ đàn Hương
-
Bài Thơ: Độc Huyền Cầm (Lương Ngọc An) - Thi Viện