"Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra" - Từ Chủ Trương đến Hiện ...
Có thể bạn quan tâm
- Những chủ trương công tác lớn
- Tin tức - Thời sự
- |
- Chuyên luận chỉ đạo
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- Quán triệt, thực hiện nghị quyết
- |
- Bảo vệ Tổ quốc
- |
- Theo gương Bác
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- Thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
- Bình luận - Phê phán
- Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
- |
- Quốc phòng, quân sự nước ngoài
- |
- Sinh hoạt tư tưởng
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- Nghiên cứu - Trao đổi
- |
- Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Biển đảo Việt Nam
- Bảo hiểm xã hội
- |
- Bảo hiểm y tế
- |
- Văn bản, chính sách mới
- |
- Chính sách Quân đội
- |
- Tư liệu
- Tạp chí và Tòa soạn
- Tạp chí
- |
- Tòa soạn
- |
- Cấu trúc Website
Thứ Hai, 23/12/2024, 23:44 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
QPTD -Thứ Tư, 24/08/2011, 23:59 (GMT+7)"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" - từ chủ trương đến hiện thực ở nước ta hiện nayTrải qua hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng. Một trong những nguyên nhân bảo đảm cho sự thành công, đó là chủ trương: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đảng được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ và ngày càng đi vào cuộc sống.
Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Vì vậy, “tất cả đường lối, phương châm, chính sách... của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân...”1. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng chỉ có một mục tiêu là phục vụ lợi ích của nhân dân. CNXH là mục tiêu phấn đấu của cách mạng nước ta, cũng là nhằm mang lại ấm no, hạnh phúc và quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
Đảng ta khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, quản lý đất nước không phải chỉ là việc riêng của cơ quan nhà nước mà là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mọi nhiệm vụ quản lý của các cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, trật tự... đều cần có sự tham gia trực tiếp của nhân dân theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thực hiện tốt phương châm này là nhằm phát huy vai trò của nhân dân lao động tham gia quản lý mọi hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngay từ khi soạn thảo, chuẩn bị và quyết định, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế-xã hội cũng như củng cố quốc phòng-an ninh; nhất là đối với những chủ trương, chính sách có quan hệ trực tiếp đến đời sống nhân dân. Chính làm tốt vấn đề đó sẽ góp phần loại bỏ quan niệm sai lầm: coi nhân dân chỉ là lực lượng chấp nhận và thực hiện; coi công tác quần chúng chỉ là biện pháp để tổ chức, động viên nhân dân thi hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” còn có tác động tích cực đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh. Hoạt động của quần chúng nhân dân theo phương châm đó, trước hết, là giúp cho các tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng và đề cao trách nhiệm trước nhân dân, tôn trọng ý kiến và nguyện vọng của nhân dân; qua đó, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Có thể khẳng định rằng, từ Đại hội VI của Đảng đến nay, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không ngừng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện. Đại hội VII của Đảng chỉ rõ: phải tổ chức và vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia xây dựng pháp luật, chính sách, đóng góp ý kiến với cơ quan nhà nước các cấp xây dựng các quy chế, quy ước phù hợp với luật pháp và chủ trương, chính sách của Nhà nước, tham gia phổ biến pháp luật trong nhân dân và tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện pháp luật và chính sách của Nhà nước. Đại hội VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ cần phải xây dựng cơ chế cụ thể trong thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18-2-1998 “Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”. Đại hội IX của Đảng tiếp tục chỉ rõ: phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tại Hội nghị Trung ương 7 (khoá IX), Đảng ta đã ban hành 3 nghị quyết quan trọng về “Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, “Công tác dân tộc” và “Công tác tôn giáo”. Đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Phải xây dựng các thiết chế mở rộng và phát huy dân chủ, bảo đảm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh ý chí, lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của nhân dân”2. Sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (1998-2008), ngày 04-3-2010 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Từ những quan điểm của Đảng, nhiều quy định cụ thể có quan hệ với chủ trương thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được xác lập. Để phát huy dân chủ XHCN trong đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải thực hiện chế độ lấy ý kiến của nhân dân trong xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật; trong xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia; trong sắp xếp, tổ chức và bố trí cán bộ... Thực hiện chủ trương đó, cán bộ, đảng viên thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, kịp thời giải quyết hoặc phản ánh lên cấp trên và cơ quan chức năng những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đồng thời, phát huy vai trò của hệ thống thanh tra nhân dân để cùng với hệ thống thanh tra Nhà nước giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước, phát hiện và tham gia xử lý những vụ việc tiêu cực trong Đảng, bộ máy nhà nước và trong xã hội. Các cấp chính quyền thường xuyên thực hiện tốt chế độ định kỳ báo cáo công việc của mình trước các cơ quan dân cử, trước nhân dân và tiếp thu ý kiến phê bình xây dựng của nhân dân. Chính quyền và đoàn thể các cấp phải hướng dẫn nhân dân xây dựng và thực hiện các quy chế, quy ước; đặc biệt là Quy chế dân chủ ở cơ sở và những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ và lợi ích của nhân dân.
Thực tế cho thấy, sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào mọi mặt đời sống của đất nước là nét nổi bật trong nền dân chủ XHCN trong gần 25 năm qua. Nhiều vấn đề quan trọng của Đảng, Nhà nước đã được trưng cầu ý kiến của nhân dân, của cơ quan dân cử và các tổ chức, đoàn thể. Thể hiện rõ nét nhất của phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và hoàn thiện nền dân chủ XHCN trong thời kỳ mới.
Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, việc ban hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ XHCN đã có những bước phát triển mới và không ngừng được hoàn thiện. Ngày 26-02-1998, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45/1998/NQ-UBTVQH10 "Về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn" và ngày 11-5-1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP "Về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã". Ngày 07-7-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2003/NĐ-CP "Về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã", thay thế cho Nghị định số 29/1998/NĐ-CP và ngày 20-4-2007, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành "Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn". Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quyền, lợi ích của nhân dân, đến việc thực hiện quy chế dân chủ đã được ban hành, như: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật...
Với hệ thống các văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện, sau gần 25 năm thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và hơn 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, triển khai sâu rộng, làm chuyển biến tích cực về nhận thức, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của các tầng lớp nhân dân; góp phần quan trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Những nội dung người dân biết, dân bàn và biểu quyết đã từng bước được phát huy; nhân dân tích cực tham gia phong trào xóa đói giảm nghèo, các hoạt động an sinh xã hội, thi đua làm giàu... Đặc biệt, các phong trào: “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa”; các hình thức hoạt động: câu lạc bộ, tổ, đội văn hóa ngày càng nảy nở và phát triển do có sự đóng góp trí tuệ, công sức của nhân dân; các quỹ khuyến học, khuyến tài đã phát huy hiệu quả, với mục tiêu giúp đỡ học sinh, sinh viên nghèo, vượt khó học giỏi, các học sinh nghèo người dân tộc thiểu số, các con em gia đình chính sách.v.v.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn có những hạn chế cần khắc phục. Nhiều vấn đề có quan hệ đến lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được công khai đầy đủ; nhiều công trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, thực hiện trên địa bàn cấp xã không được công khai theo quy định hoặc chỉ công khai khi chuẩn bị triển khai thực hiện (như việc giải tỏa, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng)... Đây là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện ngày càng tăng; nhất là việc thu hồi đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân... của một số chính quyền cấp cơ sở.
Trong thời gian tới, để khắc phục triệt để tình trạng trên; đồng thời, để phát huy tốt hơn nữa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, chúng ta cần thực hiện một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những thông tin cần thiết, kết hợp với việc nâng cao trình độ hiểu biết về dân chủ của nhân dân, để mọi người có thể đóng góp có hiệu quả nhất trong xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đặc biệt là việc triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
Hai là, các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhân dân và phối hợp với các hoạt động thanh tra của Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chống các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Ba là, cần phải bổ sung và hoàn thiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cả về mặt nội dung và chế tài. Quy chế không chỉ nhấn mạnh “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mà còn phải khẳng định rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ thực tế của người dân. Đảm bảo tốt các chế tài, xử lý nghiêm minh theo luật tất cả những ai vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Bốn là, cần tiếp tục đa dạng hoá các hình thức đảm bảo quyền làm chủ của người dân, theo hướng dân chủ trực tiếp. Trong quá trình lấy ý kiến của nhân dân để xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, cần tổ chức sao cho phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm văn hoá và hoàn cảnh sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân.
NGUYỄN MẠNH HÙNG
Phó Trưởng ban, Ban Dân vận Trung ương
____________
1- Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 330.
2- ĐCSVN- Văn kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011
ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm- |
- Những chủ trương công tác lớn
- |
- Sự kiện lịch sử
- |
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- |
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Bình luận - Phê phán
- |
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- |
- Biển đảo Việt Nam
- |
- Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446 |
Từ khóa » Dân Biết Dân Bàn Dân Làm Dân Kiểm Tra Nghĩa Là Gì
-
“Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, Dân Giám Sát, Dân Thụ ...
-
“Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra” Là Dân Chủ Và Thực Hành ...
-
“Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, Dân ... - Thông Báo Bảo Trì.
-
Em Hãy Giải Thích Câu Nói: Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra”.
-
Để “dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, Giám Sát “
-
Kiên Trì Thực Hiện Phương Châm “Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân ...
-
Quán Triệt Chủ Trương "Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, Dân ...
-
Để “dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra" | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Đảm Bảo 'dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra' Trong Hoạt động ...
-
THẢO LUẬN TỔ VỀ DỰ ÁN LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Và Phương Châm “Dân Biết ...
-
Một Trong Những điểm Mới Quan Trọng Của Văn Kiện Đại Hội XIII
-
Phương Châm ”dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, Dân Giám ...
-
Cần Thơ: Vận Dụng Linh Hoạt Phương Châm “dân Biết, Dân Bàn, Dân ...