Dân Chủ Là Bản Chất Của Đảng Cộng Sản Việt Nam

TCQPTD Tòa soạn: 38A Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: (0243)8.457.044; (069)552.364 Fax: (0243)7.473.956 ISSN 2815-6277
  • tcqp
  • tcqp
  • Những chủ trương công tác lớn
    • Tin tức - Thời sự
    • |
    • Chuyên luận chỉ đạo
  • tcqptd
  • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Quán triệt, thực hiện nghị quyết
    • |
    • Bảo vệ Tổ quốc
    • |
    • Theo gương Bác
  • tcqptd
  • Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
    • Thực tiễn và kinh nghiệm
    • |
    • Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
  • tcqptd
  • Bình luận - Phê phán
    • Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
    • |
    • Quốc phòng, quân sự nước ngoài
    • |
    • Sinh hoạt tư tưởng
  • tcqptd
  • Nghiên cứu - Tìm hiểu
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • |
    • Lịch sử Quân sự Việt Nam
  • tcqptd
  • Biển đảo Việt Nam
    • Bảo hiểm xã hội
    • |
    • Bảo hiểm y tế
    • |
    • Văn bản, chính sách mới
    • |
    • Chính sách Quân đội
    • |
    • Tư liệu
  • tcqptd
  • Tạp chí và Tòa soạn
    • Tạp chí
    • |
    • Tòa soạn
    • |
    • Cấu trúc Website

Thứ Năm, 28/11/2024, 06:49 (GMT+7)

Bình luận - Phê phánPhòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng

QPTD -Thứ Hai, 09/02/2015, 15:53 (GMT+7) Dân chủ là bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sức sống của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn được thể hiện ở bản chất dân chủ. Dân chủ không chỉ là hệ quy chiếu đánh giá chất lượng của Đảng, mà còn là sự đảm bảo cho chiều hướng phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam trong suốt 85 năm qua. Đây là sự thật lịch sử mà không thế lực nào phủ nhận được.

Ảnh minh họa

Đảng sinh ra từ trong lòng nhân dân, tất cả vì dân

Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đây cũng là kết quả của cuộc vận động vì dân chủ, đảm bảo cho giai cấp công nhân Việt Nam chính thức bước lên vũ đài chính trị lãnh đạo dân tộc đấu tranh với chế độ chuyên chế thực dân - phong kiến nhằm giành quyền làm chủ cho nhân dân. Dân chủ, theo định nghĩa ngắn gọn, chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa: dân là chủ và dân làm chủ. Đây là khát vọng muôn đời, là nguồn sức mạnh của mọi người dân cần lao tiến bộ trên thế giới nói chung, của nhân dân Việt Nam nói riêng. ĐCS Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân và dân tộc Việt Nam ra đời là nhằm thực hiện sứ mệnh đáp ứng cho khát vọng dân chủ cháy bỏng của nhân dân.

Như vậy, ĐCS Việt Nam ra đời không vì mục đích tự thân mà là vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”1; “Nước ta là nước dân chủ… Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”2. Độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu phấn đấu của ĐCS Việt Nam và đó cũng là cái đích của dân chủ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), ĐCS Việt Nam khẳng định: “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật đảm bảo”3. Nói tới dân chủ, cần phân biệt rõ dân chủ đích thực với dân chủ giả hiệu. Dân chủ đích thực là nền dân chủ XHCN, mà ở đó Đảng không ngừng phấn đấu làm cho nhân dân giác ngộ và thực thi vị trí, vai trò trung tâm, phát huy sở trường, thế mạnh của mình, tạo động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của dân tộc. Trong cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nước ta, nhân dân luôn ở vị trí tối thượng của quyền lực nhà nước và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng ta từ trong xã hội mà ra, do nhân dân lập nên, nhân dân ủy thác cho Đảng quyền lãnh đạo đất nước trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH, đưa lại quyền lợi cho Tổ quốc và đồng bào. Như vậy, dân chủ đích thực khác hẳn về bản chất của thứ dân chủ giả hiệu mà các thế lực thù địch ra sức tô vẽ, tuyên truyền. Chúng tìm mọi cách để gán ghép, hay lấy những giá trị, tiêu chí dân chủ riêng biệt của quốc gia - dân tộc nào đó trên thế giới để “khuyên”, ép Đảng ta phải tuân thủ, làm theo. Thực chất, những luận điệu và hành vi của chúng là nhằm kích động, cổ súy cho bạo lực, hận thù, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phá vỡ kỷ cương, phép nước, thúc đẩy tự do vô chính phủ. Đồng thời, đả kích vào sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, khuyến khích sự chệch hướng, phủ nhận mục tiêu, con đường XHCN mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Với nhiều phương thức, thủ đoạn mỵ dân, vừa trắng trợn, vừa tinh vi, chúng ra sức mê hoặc những người nhẹ dạ, cả tin vào luận điệu xằng bậy về dân chủ. Chúng cố tình xuyên tạc, đổi trắng thay đen, làm cho người ta hiểu sai lệch về những giá trị dân chủ trong đời sống xã hội của Việt Nam hiện nay. Mục tiêu của chúng là nhằm phá nát dân chủ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Sở dĩ chúng làm vậy là vì Đảng ta là hạt nhân, là tổ chức ra đời, tồn tại, phát triển không có mục đích nào khác ngoài mục đích đưa lại quyền dân chủ cho nhân dân. ĐCS Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội tiến lên con đường dân chủ đích thực - điều đó chứng tỏ, từ bản chất, Đảng ta mang bản chất dân chủ.

Bản chất dân chủ của Đảng nằm ở mục tiêu của Đảng

Ngay từ khi mới ra đời (03-02-1930), Đảng ta đã xác định mục tiêu là: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trên con đường “đi tới xã hội cộng sản”, Đảng ta cụ thể hóa mục tiêu là: xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Có thể nói, dân chủ luôn là nội dung trung tâm trong hệ thống nội dung mục tiêu của Đảng, bởi đây là giá trị quy định bản chất của chế độ chính trị XHCN. Trước Đại hội X của Đảng, hai chữ “dân chủ” không đưa vào hệ thống của mệnh đề mục tiêu chung, mà chỉ ghi là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Làm như vậy, bởi, Đảng ta coi “dân chủ” là giá trị mặc nhiên của chế độ chính trị, của mục tiêu XHCN. Thực ra, đưa “dân chủ” vào hệ nội dung của mục tiêu phát triển nhằm nhấn mạnh, làm rõ thêm thực chất của chế độ chính trị XHCN ở Việt Nam. Hiện nay, các thế lực thù địch, bằng mọi thủ đoạn, cố tình lu loa lên rằng, ĐCS Việt Nam chỉ là tổ chức đại diện cho hơn 3 triệu đảng viên, chứ không thể đại diện cho toàn thể dân tộc Việt Nam(!) Hay, Đảng không thể và không có quyền đại diện cho xu hướng phát triển của dân tộc, nên không thể và không có quyền xác định mục tiêu phát triển cho dân tộc(!) Những luận điệu này của chúng, thực chất là cố tình chối bỏ sự thật lịch sử của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng. ĐCS Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là trí tuệ, lương tâm, danh dự của cả dân tộc ta, luôn phấn đấu vì mục tiêu của toàn dân tộc và điều chủ yếu nhất là dân tộc Việt Nam tin tưởng trao cho Đảng quyền lãnh đạo đất nước. Có được điều đó là bởi Đảng xứng đáng là lực lượng lãnh đạo, tự nguyện làm “đầy tớ”, làm “công bộc” cho nhân dân.

Nhờ giữ vững và phát huy bản chất dân chủ trong quá trình lãnh đạo nhà nước và xã hội, 85 năm qua, ĐCS Việt Nam đã huy động được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên những thắng lợi to lớn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á - mở ra một kỷ nguyên mới trong hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH, đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành dân tộc bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược đã đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc tiên phong trên thế giới đấu tranh cho sự nghiệp phi thực dân hóa, xóa bỏ vết nhơ lớn nhất trong lịch sử loài người là chế độ thực dân cũ và mới. Lịch sử đã khẳng định, thực dân - đế quốc là thế lực phản dân chủ, tiến hành xâm chiếm thuộc địa, đưa nhân dân thuộc địa vào cảnh nô lệ, lầm than. Nhưng, để lòe bịp thiên hạ, bao che cho hành động phản dân chủ, chúng luôn núp dưới chiêu bài “khai hóa văn minh”, “bảo vệ tự do”, “bảo vệ dân chủ” và trưng ra những thứ bánh vẽ dân chủ, trưng diện những trò chơi dân chủ. Thật đáng tiếc, một số ít người dân Việt Nam hoặc vì lợi ích ích kỷ, hẹp hòi, hay chưa giác ngộ chân lý, hoặc cố chấp, nhẹ dạ, cả tin đã bị chúng lừa phỉnh, tự coi mình là “nhà đấu tranh cho dân chủ”, có những hành động “nối giáo cho giặc”. Với sự quang minh chính đại trong sự nghiệp dấn thân vì dân chủ, ĐCS Việt Nam và nhân dân ta chắc chắn sẽ giác ngộ được những người lầm đường, lạc lối, làm thất bại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Là một đảng mác-xít – lê-nin-nít chân chính, ĐCS Việt Nam luôn kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đó là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Đảng càng chứng tỏ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì nước ta càng phát triển vững chắc trên con đường XHCN để tiến lên cộng sản chủ nghĩa, mà đó cũng là quá trình tất yếu để các giai cấp và Đảng cũng dần tự tiêu vong. Như vậy, ĐCS Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển không phải vì bản thân, mà là vì mục tiêu cho tiến bộ xã hội, vì nền dân chủ của đất nước. Đảng trở thành người khởi xướng, luôn phấn đấu không mệt mỏi và cũng là người hóa thân vào dân chủ, hiến thân cho một nền dân chủ hoàn mỹ, đích thực, nền dân chủ XHCN. Điều đó chứng tỏ một lần nữa về lý luận rằng, ĐCS Việt Nam là trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc Việt Nam.

Bản chất dân chủ của Đảng được chế định ngay từ trong nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt: tập trung dân chủ

Từ khi ra đời đến nay, ĐCS Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc cơ bản nhất - trong tổ chức và sinh hoạt của mình. Thực hiện nguyên tắc này, bảo đảm cho việc thực thi dân chủ trong Đảng và ở ngoài xã hội ngày càng tốt hơn. Dân chủ là thuộc tính bắt buộc, chế định mọi tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Như vậy, bản chất của ĐCS Việt Nam là dân chủ.

Tập trung và dân chủ trong Đảng ta là một chỉnh thể, không thể tách rời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: tập trung và dân chủ phải “luôn luôn đi đôi với nhau”. Như vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt của ĐCS Việt Nam, phần dân chủ và phần tập trung đã hòa quyện hữu cơ, khăng khít với nhau, là “hai của một”, đúc liền khối trong một nguyên tắc. Có thể nói rằng, hàm lượng dân chủ trong hoạt động của ĐCS càng cao bao nhiêu thì tập trung càng đúng đắn bấy nhiêu và tập trung đúng đắn hay không đúng đắn, đúng đắn đến mức độ nào thì phản ánh mức độ, chất lượng của dân chủ ở trong Đảng. Hiện nay, một số đảng viên hiểu sai (hoặc cố tình hiểu sai) về tính dân chủ trong nguyên tắc này để có những hành động sai trái. Họ viết những cái gọi là hồi ký, ý kiến, kiến nghị, tâm thư,… tung lên mạng in-tơ-nét hoặc truyền bá trong nhân dân những bản pho-to-cop-py chứa đựng những nội dung trái với cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Nên nhớ, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng đã nêu rõ rằng, nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành; trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến; đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Như vậy, những hành động trên của họ đã không tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm kỷ luật đảng và vô hình trung đã từ bỏ quyền dân chủ thực sự của mình. Là đảng viên mà vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng nhất định phải bị xử lý kỷ luật Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng, trong Đảng, mỗi đảng viên có quyền tự do thảo luận dân chủ để tìm chân lý; khi đã thông qua nghị quyết thì quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền phục tùng chân lý, mà chân lý là những gì có lợi cho Tổ quốc, có lợi cho nhân dân.

Đảng tiếp tục giữ vững bản chất dân chủ của mình

Hiện nay, toàn Đảng đang chuẩn bị đại hội các cấp để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII vào năm 2016. Đây là đợt sinh hoạt dân chủ cao nhất của các tổ chức đảng. Qua đó, Đảng ta không chỉ đánh giá đúng những thành tựu, mà còn chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết, tìm ra nguyên nhân, rút ra những bài học để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân. Thực tế cho thấy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”4. ĐCS Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi to lớn trong quá trình nâng cao năng lực và sức chiến đấu, nhưng cũng gặp rất nhiều thử thách. Làm thế nào để giữ vững và phát huy được bản chất dân chủ của mình? Đó là câu hỏi và cũng là quyết tâm chính trị của toàn Đảng vào thời điểm bản lề đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đây là một thử thách lớn lao, một yêu cầu toàn diện đối với sự lãnh đạo của Đảng. Điều này, làm cho chúng ta thấu hiểu hơn tại sao ĐCS Việt Nam lại xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN luôn đòi hỏi Đảng và nhân dân ta có tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo vượt bậc, một chất lượng cao của nền dân chủ XHCN. Đây là con đường đúng đắn, nhưng cũng rất gian nan. C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo chúng ta con đường đó là không bằng phẳng, không ai có thể định sẵn mà phải qua thực tế rồi cuộc sống sẽ dạy chúng ta nên làm gì, không nên làm gì; đây là một cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Do vậy, ĐCS Việt Nam phải tự tìm tòi, tổng kết thực tiễn của chính mình và thế giới để đề ra lý luận đổi mới, trong đó có lý luận về ĐCS Việt Nam cầm quyền, một Đảng với bản chất dân chủ thực sự trong chế độ nhất nguyên về chính trị. Bảo đảm và phát huy bản chất dân chủ của Đảng trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ trọng đại, không ít khó khăn. Nhưng, dựa vào trí tuệ được chắt lọc, hình thành từ dân chủ của tập thể, tiến hành đổi mới có nguyên tắc, kế thừa những kết quả, thắng lợi có tính lịch sử ở từng thời kỳ, giai đoạn, nhất định ĐCS Việt Nam sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng lớn mạnh, xứng đáng là một đảng cầm quyền “đạo đức”, “văn minh”.

Sức mạnh dân chủ của Đảng nằm ở bản lĩnh, năng lực, trí tuệ, phẩm chất của toàn Đảng, nhất là ở đội ngũ đảng viên giữ vị trí chủ trì, chủ chốt ở các cấp là nhân tố cơ bản, trực tiếp để đi tới: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện và phát huy dân chủ trong giai đoạn hiện nay, trước hết, toàn Đảng phải tiếp tục thực hiện thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng thời, chú trọng “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”5.

Tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, thực tâm đóng góp nhiều ý kiến xây dựng Đảng; nghiêm chỉnh thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; cảnh giác, đấu tranh không khoan nhượng, không nghe theo, mắc mưu những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là thái độ đúng đắn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hiện nay; đồng thời, là sự biểu đạt rõ ràng nhất bản chất dân chủ của ĐCS Việt Nam.

GS, TS. MẠCH QUANG THẮNG ____________

1 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 289.

2 - Sđd - Tập 6, tr. 232.

3 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 84 - 85.

4 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 672.

5 - Sđd - Tập 15, tr. 622.

TAG

Dân chủ,bản chất của Đảng

In bài Ý kiến bạn đọc (0) Các tin, bài đã đưa

Phủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm 07/11/2024

Không thể xuyên tạc sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn        30/10/2024

“Nhân quyền cao hơn chủ quyền” – sự đòi hỏi phi lý     07/10/2024

Phê phán quan điểm cho rằng đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là “thiếu khoa học, không khả thi” 30/09/2024

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tình đồng chí, đồng đội trong Quân đội ta 27/09/2024

Luận cứ đanh thép phản bác sự xuyên tạc đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng 26/09/2024

Phản bác luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 16/09/2024

Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể là “Đảng toàn dân” 28/08/2024

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “sai lầm lịch sử” – Luận điệu xuyên tạc lố bịch 19/08/2024

Cách mạng Tháng Tám - chân lý sáng ngời xua tan các luận điệu đen tối 19/08/2024

ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm Cảnh giác với thủ đoạn “chuyển hóa” thế hệ trẻ của các thế lực thù địchCảnh giác với thủ đoạn "chuyển hóa" thế hệ trẻ của các thế lực thù địch​​​​​​​Nhằm chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch, phản động đã không từ một thủ đoạn nào; trong đó, thế hệ trẻ là một trọng điểm của chúng. Đây là thủ đoạn rất nham hiểm nhằm thúc đẩy “diễn biến” để “chuyển hóa” thế hệ rường cột của nước nhà. Do đó, cần đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Tin, bài xem nhiều

Không thể xuyên tạc sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn       

Phủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm

mucluc 11/2024
  • tcqp
  • |
  • Những chủ trương công tác lớn
  • |
  • Sự kiện lịch sử
  • |
  • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
  • |
  • Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
  • |
  • Bình luận - Phê phán
  • |
  • Nghiên cứu - Tìm hiểu
  • |
  • Biển đảo Việt Nam
  • |
  • Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446

Từ khóa » đảng Cộng Sản Và Dân Chủ