Dân Chủ Là Gì? Khái Niệm Về Dân Chủ 2022 - Pháp Luật

Dân chủ là gì? Khái niệm về dân chủ 2024Quy định pháp luật về dân chủMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Dân chủ là gì? Khái niệm về dân chủ 2024. Dân chủ là quyền của nhân dân. Tuy nhiên, người dân không nắm được các quy định pháp luật mà tự làm mất đi quyền tự chủ của bản thân mình. Vậy Dân chủ là gì? Biểu hiện của dân chủ ra sao? Dân chủ là quyền lực thuộc về ai? Dân chủ nhân dân là gì? Mời các bạn tham khảo bài viết để giải đáp thắc mắc này cùng HoaTieu.vn.

Dân chủ được pháp luật quy định như thế nào?

  • 1. Dân chủ là gì?
  • 2. Đặc điểm của dân chủ
  • 3. Ví dụ về dân chủ
  • 4. Biểu hiện của dân chủ là gì?
  • 5. Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?

1. Dân chủ là gì?

Dân chủ không chỉ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trưc tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra, dân chủ còn là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

Ngoài ra, dân chủ còn được vận dụng vào các tổ chức chính trị của nhà nước trong các hình thái ý thức xã hội, dân chủ còn tồn tại do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định.

Tuy nhiên, dân chủ lại là thành quả giá trị nhân văn được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người. Do đó, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một hình thức tồn tại của con người ngay cả khi nhà nước không còn.

Dân chủ là gì? Khái niệm dân chủ

2. Đặc điểm của dân chủ

  • Dân chủ là hình thức chính phủ trong đó quyền lực và trách nhiệm công dân do công dân trưởng thành trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các đại diện của họ được bầu lên một cách tự do.
  • Các xã hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thỏa hiệp.
  • Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân. Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tập trụn hóa chính quyền ở cấp khu vực và địa phương, với nhận thức rằng tất cả các cấp độ chính quyền đều phải được tiếp cận và phải đáp ứng người dân khi có thể.
  • Các nền dân chủ nhận thức rằng một trong những chức năng chính của họ là bảo vệ các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo; quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội
  • Các nền dân chủ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho công dân ở dộ tuổi bầu cử tham gia.
  • Công dân ở một nền dân chủ không chỉ có các quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hệ thống chính trị. Đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ.

3. Ví dụ về dân chủ

  • Đủ 18 tuổi được đi bầu cử
  • Trưng cầu ý kiến người dân trước khi ban hành, sửa đổi một bộ luật mới
  • Người dân được tự do sinh sống, kinh doanh, học tập theo quy định của pháp luật.
  • Các cán bộ tự phê bình trước nhân dân khi mắc khuyết điểm
  • Cơ quan, tổ chức công khai mình bạch các khoản thu chi...

4. Biểu hiện của dân chủ là gì?

Hình ảnh công dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ bầu cử của mình.
Hình ảnh công dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ bầu cử của mình.

Biểu hiện của một chế độ dân chủ thường bao gồm bốn yếu tố chính:

  • Có một hệ thống chính trị mà việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng;
  • Bảo đảm sự tham gia tích cực của công dân trong chính trị và đời sống dân sự;
  • Bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
  • Bảo đảm pháp quyền, trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên luật pháp.

Dân chủ được biểu hiện trên các mặt của đời sống xã hội, xuất hiện ngay cả trong chương trình giáo dục của các em học sinh trung học dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Ví dụ như:

Câu hỏi: Biểu hiện của dân chủ là như thế nào?

  • A. Phát biểu tại hội nghị.
  • B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
  • C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
  • D. Cả A,B, C.

Đáp án: Chọn D. Cả A,B, C. là đáp án đúng.

Lý do: Cả 3 đáp án A B C đều là trường hợp thể hiện sự tham gia tích cực của công dân trong chính trị và đời sống dân sự. Vì thế chọn tất cả các đáp án đều đúng là đáp án D.

5. Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?

Dân chủ được định nghĩa thêm như "chính quyền của nhân dân, đặc biệt là: sự thống trị của số đông" hoặc "một chính phủ trong đó quyền lực tối cao được trao cho người dân và thực hiện bởi họ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc bầu cử tự do.

Vì vậy, có thể khẳng định Dân chủ là quyền lực thuộc về sống đông - thuộc về nhân dân. 

Hiện nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, sự lan truyền của tư tưởng dân chủ tư sản từ các nước phương Tây sang các nước khác đang hình thành những làn sóng. Tuy nhiên, sự tồn tại của nền dân chủ phụ thuộc vào những yếu tố nội tại của một quốc gia, vào quá trình phát triển của lịch sử, xã hội ở quốc gia đó qua nhiều thế hệ chứ không thể áp đặt từ bên ngoài.

Do đó, việc thực hiện dân chủ, thực thi quyền lực của nhân dân cũng phải tuân thủ theo khuôn khổ pháp luật, không thể áp đặt một cách vô căn cứ giá trị dân chủ tư sản với các nước khác, trong đó có Việt Nam. Hệ thống pháp lý nước ta cũng ngày càng hoàn thiện hơn để đảm bảo phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân.

Dân chủ nhân dân là gì?Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

  • Phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp 2022
  • Dân chủ gián tiếp là gì 2022?
  • Dân chủ trực tiếp là gì?

Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Dân Chủ