Dẫn Chứng Về Lòng Biết ơn Ngắn Gọn, Hay Nhất - Top Lời Giải

Thế nào là lòng biết ơn? Các biểu hiện của người có lòng biết ơn  là gì? Hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu về khái niệm và các dẫn chứng về lòng biết ơn qua các bài văn mẫu sưu tầm cực kì đặc sắc sau đây.

Mục lục nội dung Khái niệm lòng biết ơnDẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 1Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 2Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 3Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 4Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 5Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 6Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 7Dẫn chứng về lòng biết ơn – mẫu 8Dẫn chứng về lòng biết ơn – mẫu số 9

Khái niệm lòng biết ơn

     Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

     Trong cuộc đời mỗi người chúng ta có rất nhiều lòng biết ơn: biết ơn ông bà, cha mẹ, biết ơn những người bao bọc, giúp đỡ mình những khi mình gặp khó khăn….Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại. Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta.

Dẫn chứng về lòng biết ơn ngắn gọn, hay nhất

Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 1

     Có những lòng biết ơn vô cùng cảm động và lắng đọng tình người đó là lòng biết ơn cha mẹ-những người đã sinh mình. Một câu chuyện khiến nhiều người từng rơi nước mắt khi nghe xong câu chuyện về lòng biết ơn của một cậu bé với người mẹ đã mất của mình.

     Một đêm mưa gió bão bùng, một người phụ nữ mang thai khi đi ngang qua một cây cầu bị trượt chân và té xuống vực núi. Trong đêm bão đó, người mẹ chuyển dạ và sinh con ngay dưới khe suối lạnh lẽo. Cô bắt đầu cời những lớp áo trên người mình, từng lớp từng lớp một. Cho đến chiếc áo cuối cùng, đáng ra cô nên giữ lại cho mình trong thời tiết lạnh đó nhưng không cô cởi nốt chiếc áo còn lại trên người và đắp cho đứa con mới chào đời của mình. Sau đó cô đi kiếm một chiếc bao và chùm lên hai mẹ con với hi vọng ai đó sẽ cứu giúp họ. Sáng hôm sau, may thay có một người phụ nữ khi lái xe qua chiếc cầu này đột nhiên xe tắt máy. Khi cô bước xuống xe, cô bỗng nghe thấy tiếng khóc yếu ớt vọng từ dưới khe suối. Cô vội vàng men theo con suối và xuống đến nơi có tiếng khóc. Thứ cô nhìn thấy đó là hình tượng rất xúc động, người mẹ ôm đứa con mới sinh trong lòng dùng những hơi ấm cuối cùng để chở che cho con. Cô bế đứa bé lên và khóc vì người mẹ đã trút hơi thở cuối cùng vì kiệt sức. Sau đó cô nhận đứa trẻ làm con và nuôi dạy cậu bé nên người. Bà hay kể cho cậu nghe về câu chuyện người mẹ ruột của cậu và cái chết của mẹ cậu. Càng lớn cậu lại càng nhớ mẹ ruột của mình nhiều hơn. Cho đến một ngày, cũng vào mùa đông giá lạnh cậu nói với người mẹ kế của mình “mẹ hãy đưa con đến nơi mà mẹ ruột con đã ôm con được không?”. Bà đưa cậu đến khe suối mà cách đây hai mươi mấy năm bà đã nhìn thấy cậu. Còn cách vài chục bước chân, bà đứng lại còn cậu chạy đến bên mộ mẹ ruột và cởi từng lớp áo của mình, từng lớp từng lớp một cho đến lớp áo cuối cùng cậu cũng không giữ lại cho mình. Cậu vừa đắp lên mộ mẹ vừa khóc”mẹ ơi! Ngày đó chắc mẹ lạnh lắm phải không mẹ” Tiếng khóc như xé lòng, khiến người mẹ nuôi cũng không kiềm được mà khóc theo. Bà đến bên cậu, choàng cho cậu một lớp áo vì sợ cậu bị nhiễm lạnh. Cậu nhẹ nhàng ôm bà và nói” con cảm ơn mẹ người đã chịu bao khổ cực nuôi con thành người và cũng cảm ơn người đã hi sinh cả mạng sống để che chở cho con”….

     Câu chuyện cho chúng ta thấy được lòng biết ơn rất sâu sắc của người con đối với hai người mẹ của mình. Tình mẹ là tình mẫu tử rất thiêng liêng dù cho có công nuôi dưỡng không có công sinh ra nhưng vẫn là mang ơn nuôi dạy. Có công sinh ra nhưng không có cơ hội nuôi dạy cũng vẫn có công sinh thành.

Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 2

     Đất nước chúng ta trải qua hơn bốn nghìn năm đô hộ giặc tàu, tám mươi năm đô hộ giặc tây, gánh chịu bao nhiêu thăng trầm. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta đã được thống nhất, được hòa bình, sống trong yên ấm, nhà nhà hạnh phúc. Tất cả đều nhờ vào sự hi sinh và đổ máu của biết bao anh hùng. Do đó, hãy ghi nhớ công ơn của họ, hãy nhìn về quá khứ để hiểu được thành quả ngày hôm nay. Chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống cáo đẹp của dân tộc, một nét văn hóa của Việt Nam đó chính là uống nước nhớ nguồn, đó là ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.

     Những câu tục ngữ của ông cha xưa để lại cho chúng ta luôn là những lời dạy bảo, nhắc nhở vô cùng đúng và hữu ích. Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là khuyên ta phải luôn có lòng biết ơn và tôn trọng với những người đã hi sinh vì dân tộc, đối với ông bà, tổ tiền với công lao của cha mẹ ta, với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Đây là đạo lí cần được truyền từ đời này sang đời khác, và cần được phát huy gìn giữ

     Mỗi người đều có những cách biểu hiện lòng biết ơn, thành kính theo những cách riêng, có thể ngay trong lời nói, hay ở cử chỉ, hành động, hay chỉ là ánh mắt của mình. Chỉ cần bạn có tâm thì ở bất kỳ biểu hiện nào đều đáng quý, đáng trân trọng.

     Nhìn lại trang lịch sử đất nước mình ta càng thấy khâm phục con người xưa hơn. Bốn nghìn năm phương Bắc đô hộ, nhằm biến nước ta thành một tỉnh của chúng, chúng mang chữ viết, mang phong tục tập quán, mang nền giáo dục nho học của chúng vào đất nước ta, rồi lại đến bọn thực dân Pháp, bọn đế quốc Mỹ, phát xít Nhật chúng áp bức, lợi dụng dân ta, muốn biến dân ta thành thuộc địa. Nhưng hãy nhìn ngày hôm nay của chúng ta để thấy được rằng, chúng ta đang là một đất nước độc lập, chúng ta có tiếng nói, có ngôn ngữ, văn hóa, phong tục riêng. Chúng ta được thừa nhận là một dân tộc có lãnh thổ, chủ quyền… Tất cả điều này được đánh đổi bằng chính con người Việt Nam xưa, các vị anh hùng, tầng lớp nông dân, tri thức, người già cho đến phụ nữ, trẻ nhỏ của ngày xưa,…không sợ súng đạn, không sợ thương vong, sẵn sàng một long đuổi tất cả bọn cướp nước bán nước. Công lao đó quá to lớn, vĩ đại, đó chính là một tường thành mãi mãi của thời gian, cột mốc không bao giờ được xóa bỏ, chúng ta cần trân trọng và biết ơn. Hãy hướng về cội nguồn, nơi những người đã khuất đã nằm xuống, hãy để họ mãi sống trong lòng chúng ta.

     Mỗi năm, chúng ta đã chúng thường tổ chức ngày tưởng nhớ công lao những người anh hùng liệt sĩ vào ngày 27/7. Chúng ta cũng luôn tổ chức những cuộc tìm kiếm những mộ anh hùng vô danh về với người thân của họ. Chúng ta cũng luôn thăm hỏi, tặng quà, tạo công việc cho những người thương binh, những mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy chỉ là những hành động nhỏ, nhưng đây cũng là một cách để chúng ta thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

     Và hơn hết, chúng ta phải nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ. Cha mẹ là những người luôn cho ta những thứ tốt đẹp nhất mà không bao giờ cần chúng ta đến đáp. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, chiu mọi khổ cực, có thể nhường cơm, nhịn đói để lo cho ta được no đủ. Vậy, mỗi đứa con hãy khắc cốt ghi tâm sự hi sinh thầm lặng của cha mẹ. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Lúc đó chính bạn sẽ khiến ba mẹ được ấm lòng và hạnh phúc. Khi cha mẹ về già, nhìn những thành quả bạn gặt hái được sẽ khiến họ vui vẻ khỏe mạnh. Là một đứa con, chỉ cần nụ cười trên đôi môi cha mẹ bạn sẽ thấy hạnh phúc nhường nào, tại sao ngay lúc này bạn không thực hiện?

     Và biết ơn với những người giúp đỡ với chúng ta như câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Họ đã sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn, nếu không có họ liệu bạn có vượt qua và thành công không. Lòng biết ơn sẽ giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, tình cảm hơn. Nhưng bạn phải bày tỏ lòng biết ơn bằng chính trái tim của mình, để nó trở nên chân thành và thiêng liêng nhất.

     Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều mảng tối, và tồn tại nhiều tệ nạn như phá hủy những nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên những bia mộ, con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, đánh đập cha mẹ. Phản bội lại với những người đã giúp đỡ mình, đã hướng dẫn mình đi đúng đường… Họ quên đi những giá trị tốt đẹp của dân tộc luôn uống nước nhớ nguồn, biết ơn với những công lao trong quá khứ, luôn nhớ đến công ơn sinh thành và nuôi dưỡng, nhớ ơn với những người đã giúp đỡ mình. Thật buồn và đáng tiếc làm sao! Chúng ta cần lên án, phê phán thực trạng này. Cuộc sống sẽ chẳng còn tốt đẹp và ý nghĩa khi chúng ta quên đi sự biết ơn, nó đẩy chúng ta lạc lõng trong xã hội, thật bạc bẽo khi bạn đang sống cuộc sống hôm nay trên mồ hôi, nước mắt và máu của những người đã đi trước mà bạn lại vô tâm không nhớ đến.

     Giới trẻ ngày nay, chính là một thế hệ mới đưa đất nước đến tầm cao mới, vậy các bạn đừng bỏ đi truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta hãy làm cháy nồng phong trào anh hùng, tưởng nhớ những người đã khuất, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, và đặc biệt hãy là một người hiếu thảo đối với cha mẹ và người thân…. đây chính là hành động thiết thực nhất mà bạn phải làm. Đừng bỏ qua nó.

     Uống nước nhớ nguồn hay ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính là nét đẹp, bản sắc, đạo lí của dân tộc Việt. Hãy cùng gìn giữ và quý trọng, hãy sống để tưởng nhớ và biết ơn, hãy mở rộng trái tim của chúng ta để cùng tạo nên những trang sử mới tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.

Dẫn chứng về lòng biết ơn ngắn gọn, hay nhất (ảnh 2)

Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 3

     Mỗi người có mặt trên trái đất này đều có một cội nguồn. Ông cha ta xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn” và đến tận bây giờ câu tục ngữ ấy vẫn luôn đeo đuổi ta từ khi được sinh ra. Vậy thế nào là “uống nước nhớ nguồn”?

     Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng hàm ý thật sâu xa. "Uống nước" là điều chúng ta làm mỗi ngày, nhưng hai chữ này bao gồm nhiều ý nghĩa khác nữa. “Uống nước” tượng trưng cho người hưởng thụ thành quả, "nhớ" nói đến một thái độ, một tấm lòng biết ơn, “nguồn” là nguồn cội, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng, “nhớ nguồn” là nhắc nhở những người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy những thành quả của người làm ra chúng. “Uống nước nhớ nguồn" có thể hiểu theo hai nghĩa đen: đây có thể là lời khuyên, khi nào uống nước thì phải nhớ nguồn, cũng là lời của ta tự nhủ mình rằng: uống những giọt nước này ta không thể quên từ đâu ta có nước để uống. Vậy “uống nước nhớ nguồn” thể hiện truyền thống đạo lý của con người Việt Nam rằng cần phải biết ơn, trân trọng những người đã làm ra thành quả cho ta hưởng đến ngày hôm nay.

     Thật vậy, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc bạn thưởng thức một chén cơm, bạn cảm thấy vị ngọt, nhưng với tôi chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng, mặn vì họ đã bỏ biết bao công sức để làm ra những hạt gạo ngày hôm nay. Bạn có thấy không sự hy sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay, tạo cho ta một tinh thần vững mạnh. Việc xây dựng đền đài, lăng tẩm không chỉ để nhớ ơn những việc mà họ đã làm cho Tổ quốc mà đó còn là sự nhắc nhở ta không bao giờ được quên nguồn gốc của mình. Nguồn gốc, nguồn cội không phải dễ có, ta cần phải biết trân trọng. Nhớ về nguồn cội thôi chưa đủ, ta cần phải biết ơn và đó là nét đẹp đạo lý làm người của con người Việt Nam. Người Việt chúng ta luôn là những người sống với lòng biết ơn, không bao giờ quên tổ tiên, nòi gióng, biết bảo vệ quê hương Tổ quốc.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”

     Bốn câu lục bát mà mỗi người dân trên đất nước Việt Nam này không bao giờ quên vì đó là những lời nhắc nhở con cháu “Dòng máu lạc hồng” luôn nhớ về cội nguồn của mình. Điều đó đã góp phần tạo nên nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc, tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp mà trong đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nổi lên như một truyền thống tiêu biểu và tôn vinh những người đã sinh ra mình, những người có công với làng xóm, với quê hương, đất nước. Không những thế, người Việt Nam không bao giờ quên những người người đã dạy dỗ mình. Nhờ có cha mẹ, ta đã được nuôi lớn tới ngày hôm nay, nhớ có thầy cô mà ta có đủ vốn kiến thức để vững tin bước vào cánh cửa tương lai tốt đẹp. Tất cả những điều đó là biểu hiện của một con người luôn "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng".

     Sâu kín trong tâm hồn, chúng ta không phải là những người vô ơn. Tuy nhiên, vì đời sống máy móc, bận rộn; vì những lo lắng trong cuộc sống; có khi vì mệt mỏi, chúng ta đã không còn thì giờ suy nghĩ đến những thành quả mà họ đã tạo nên. Đó là điều mà ta cần khắc phục vì không khéo, nguồn cội sẽ đi vào quên lãng khi con người chỉ biết cuốn theo thời gian mà không ngừng nghỉ. Song, ta cần phê phán những kẻ “ăn cháo đá bát”, “có mới nới cũ”, đó là loại người lừa thầy phản bạn, bất hiếu, là một kẻ lười học, phá hoại tài sản của đất nước như việc quên đi nguồn cội mình, coi thường nguồn gốc của mình thì đó là việc đáng trách, ta cần phải loại bỏ.

     Qua câu tục ngữ trên, ta càng thấy được đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Suy nghĩ đến bốn chữ ngắn ngủi trong câu tục ngữ, "Uống nước nhớ nguồn," tôi thấy những chữ này dạy ta những bài học vô cùng quý giá trong tinh thần biết ơn. Ta cần biết trân trọng, kính trên nhường dưới, sống có tình có nghĩa. Tôi và bạn hãy cố gắng học tốt để góp phần cống hiến làm nên những thành quả cho lớp người đi sau.

Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 4

     Đất nước ta là đất nước giàu truyền thống văn hóa. Có rất nhiều đạo lí mà ông cha chúng ta truyền dạy, vẫn là những đạo lí chẳng bao giờ sai cả. Con người sống trong xã hội cần phải có lòng biết ơn, để chúng ta trân trọng những gì mà người khác mang lại cho chúng ta.

     Lòng biết ơn đơn giản là ai đó có ơn với chúng ta, và chúng ta ghi nhớ ơn của người ấy với mình. Mong muốn được đền đáp ân nghĩa của người ấy.

     Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đôi khi chúng ta mắc phải sai lầm, và may mắn khi có người giúp đỡ chúng ta khắc phục. Chúng ta cần biết ơn họ, quý trọng những gì họ đã giúp đỡ chúng ta.

     Là một công dân của đất nước, là những người đang hưởng chế độ của xã hội. Chúng ta có rất nhiều thứ cần phải biết ơn. Trước hết đó là biết ơn những bậc cha, mẹ những người đã sinh thành ra chúng ta. Những người đã hi sinh cả đời vì chúng ta, từ khi chúng ta còn bé. Cha mẹ đã chăm sóc, dìu dắt chúng ta cho tới tận khi cha mẹ mất đi. Công lao của cha mẹ đối với chúng ta là vô cùng to lớn mà chẳng thể làm cách nào chúng ta bù đắp lại được. Vì vậy, chúng ta phải biết ơn họ, để không phải hối hận. Cha mẹ chẳng thể nào sống với chúng ta cả đời được, sẽ có ngày cha mẹ mất đi, hãy biết ơn, chăm lo, quan tâm tới cha mẹ. Để những điều tuyệt vời nhất sẽ đến với chúng ta.

     Biết ơn với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh. Thầy cô giáo dục chúng ta, giúp chúng ta có một hành trang về kiến thức vững chắc để bước vào đời. Những người cả đời mình làm cho sự nghiệp giáo dục, đưa đò chở học sinh đến bến bờ của thành công. Hay bạn bè, những người sát cánh cùng chúng ta mỗi khó khăn, vất vả.

     Hay những người không may xảy ra tai nạn trên đường. Được người khác cứu giúp kịp thời. Họ thật sự may mắn vì đã được người khác giúp đỡ. Cho nên, hãy biết ơn những người đã giúp mình thoát khỏi cơn nguy hiểm.

     Những chiến sĩ đã hi sinh thân mình cho độc lập của toàn dân tộc, hay những người vẫn canh giữ cho bình yên của đất nước ở nơi xa. Nhiều lắm những thứ mà chúng ta cần biết ơn, cần trân trọng. Giá trị của cuộc sống đem lại cho chúng ta là vô cùng to lớn. Bởi vậy, chúng ta cần phải trân trọng cuộc sống đó, sống một cách có trách nhiệm, biết ơn cuộc sống đã đến với chúng ta.

     Cuộc sống kì diệu là vậy, nhưng không phải ai cũng biết sống một cách đúng mực, biết ơn với đời. Có nhiều người sẵn sàng vứt bỏ những giá trị tốt đẹp ấy một cách trắng trợn. Họ đối xử tệ bạc với cha mẹ của mình, thay vì biết ơn vì công lao của cha mẹ đã sinh thành. Họ lại tàn nhẫn đánh đập, đuổi cha mẹ ra đường. Những hình ảnh khiến con người phải đau lòng, vẫn diễn ra ở đâu đó khắp mọi nơi.

     Xã hội hiện đại, làm cho con người chỉ biết tới bản thân mình. Và coi rằng tất cả mọi thứ mà họ có được đều là do bản thân họ. Chẳng ai khác cho họ một điều gì, cho nên họ nghĩ rằng chẳng phải biết ơn bất cứ một ai cả. Chính vì những tư tưởng ấy đã làm cho một bộ phận con người trong xã hội mới, đánh mất đi nhân cách của chính bản thân mình.

     Biết ơn là đức tính cao đẹp, truyền thống văn hóa của dân tộc. Giữ gìn truyền thống văn hóa là cách để giữ gìn bản sắc của một quốc gia. Một quốc gia phát triển không phải chỉ ở kinh tế, mà đó còn ở văn hóa bản sắc của quốc gia đó.

     Hãy trân trọng cuộc sống đang ở quanh bạn, trân trọng những người vẫn đang ở quanh chúng ta. Biết ơn đời, vì đã cho chúng ta cơ hội để được sống. Được làm tất cả mọi thứ mà chúng ta muốn. Để cho hạnh phúc luôn ngập tràn trong mỗi chúng ta. Cảm ơn cuộc đời đã cho chúng ta được tồn tại.

Dẫn chứng về lòng biết ơn ngắn gọn, hay nhất (ảnh 3)

Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 5

     Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Sống có lòng biết ơn là lối sống cao đẹp. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

     Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.

     Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.

     Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.

     Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.

     Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.

     Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam.

     Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.

     Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.

     Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.

     Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn

     Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

     Trước hết, phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những giá trị lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.

     Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Lòng biết ơn không nên nằm ở lời nói hay thái độ mà biểu hiện thành những hành động cụ thể, thiết thực, thực sự đem lại tác động tích cực đối với xã hội.

     Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.

     Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.

     Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

     Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.

     Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”… Thái độ sống ấy không những thể hiện sự kém cỏi của nhân cách con người mà còn khiến họ bị người người khác xa lánh ghét bỏ.

     Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người. Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.

     Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.

Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 6

     Từ xưa đến nay, “uống nước nhớ nguồn” hay nói cách khác là lòng biết ơn vẫn luôn là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc, thể hiện tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người trong cuộc sống. Đây có thể coi là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

     Biết ơn là thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu thành quả mà người khác tạo ra và mình được hưởng thụ , là tấm lòng sự chân thành đối với những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong mọi hoàn cảnh. Người có lòng biết ơn là người luôn biết trân trọng quý mến những người đã có công, những người giúp đỡ mình và luôn có hành động để đền bù xứng đáng với công lao mà họ bỏ ra cho mình. Đây là một trong những phẩm chất tốt đẹp rất cần có đối với con người trong xã hội.

     Quả thực lòng biết ơn là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Tại vì sao? Thứ nhất bởi vì trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng gặp may mắn thuận lợi, có những lúc chúng ta vấp phải những khó khăn bị gục ngã. Những lúc đó sẽ có những con người tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ chúng ta động viên ta vượt qua khó khăn. Đó điều là những con người lương thiện mà ta cần phải bày tỏ lòng biết ơn đối với họ. Không những vậy, trong cuộc sống cũng có những thứ chúng ta sinh ra đã may mắn được hưởng thụ như tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, hạt gạo trắng ngần trong bữa cơm gia đình hay cái bàn cái ghế ta dùng để học…. Tất cả những thứ đó cũng đều do có người tạo ra mà ta mới được tận hưởng vì vậy chúng ta phải biết trân trọng, biết ơn những người làm ra nó. Và chính lòng biết ơn sẽ giúp ta hoàn thiện được bản thân mình hơn , nâng cao giá trị bản thân và sẽ tạo được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Ngược lại, nếu chúng ta không biết bày tỏ lòng biết ơn của mình, không biết trân trọng những gì mình có thì chúng ta sẽ trở thành những con người ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân mà không biết nghĩ đến người khác. Điều đó rất đáng lên án và phê phán.

     Không phải ngẫu nhiên mà nước ta có những ngày như 10/3 hay 20/11… đó đều là những ngày để tỏ lòng biết ơn đến những người đã có công dựng xây đất nước. Đây cũng là dịp để mọi người có thể bày tỏ tấm lòng chân thành của mình đến với những người đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh khó khăn. Lòng biết ơn còn được thể hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể đơn giản chỉ là lời nói cảm ơn khi ai đó giúp đỡ mình hay lòng biết ơn còn được thể hiện qua những hành động như biết ơn cha mẹ thì ta sẽ cố gắng phụ giúp cha mẹ những công việc nhà để đỡ vất vả, biết ơn thầy cô ta sẽ cố học tập thật tốt để không phụ công lao cô thầy… Chúng ta không chỉ biết thể hiện tấm lòng mình với những người đã giúp đỡ ta mà còn cần phải biết giúp đỡ những người xung quanh để xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp.

     Như vậy, lòng biết ơn là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống mỗi người, thể hiện giá trị nhân phẩm của mỗi cá nhân. Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao ý thức thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với mọi người qua những việc làm nhỏ bé nhất.

Dẫn chứng về lòng biết ơn – Bài mẫu 7

     "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây",. là những câu tục ngữ quen thuộc thể hiện một truyền thống đạo lí được truyền từ đời này qua đời khác của con người Việt Nam. Đó chính là nét đẹp của lòng biết ơn - một trong những phẩm chất vô cùng cao quý và ngời sáng những giá trị của lối sống thủy chung, ân nghĩa.

     Như chúng ta đã biết, lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân và là nét đẹp của lối sống coi trọng ân nghĩa đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Lòng biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động, việc làm cao đẹp vô cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là lòng thành kính đối với những người đã khuất qua những phong tục thờ cúng tổ tiên. Là sự tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng qua ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 hay sự biết ơn đối với những người đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc như Ngày thương binh liệt sĩ 22/7 hằng năm,. Đó có thể là sự tri ân công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo thông qua ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11,. Tất cả những biểu hiện trên đã thể hiện ý nghĩa sâu sắc của lòng biết ơn đối với cuộc sống của con người.

     Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta, thể hiện rõ giá trị tinh thần hết sức tốt đẹp và sâu sắc. Nhờ sự khắc ghi và tưởng nhớ công ơn, những con người thế hệ sau sẽ luôn khắc ghi, tưởng nhớ đến công ơn của thế hệ cha anh đi trước, đồng thời biết trân trọng, nâng niu những gì đang có trong hiện tại. Bởi tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ đều không phải tự nhiên xuất hiện, mà đều trải qua quá trình lao động, sản xuất của người khác. Quá trình đó có thể thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và thậm chí chứa đựng những hi sinh, mất mát vô cùng to lớn và vĩ đại. Những hạt cơm, hạt gạo hết sức bé nhỏ mà hằng ngày chúng ta thưởng thức đã trải qua một quá trình chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", là sự "dãi nắng dầm mưa", "hai sương một nắng" tần tảo, vất vả của người nông dân. Đặc biệt, bầu trời tự do, hòa bình và nền độc lập mà hôm nay đất nước ta có được là nhờ vào sự hi sinh xương máu của thế hệ cha anh đi trước. Với tinh thần yêu nước mãnh liệt và lí tưởng sống cao đẹp, những người lính đã xông pha mặt trận, can trường, dũng cảm đối mặt với "mưa bom bão đạn", hi sinh tuổi xuân, tuổi đời "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" để đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ lãnh thổ, bờ cõi của dân tộc. Nhận thức được công ơn lớn lao đó, toàn thể đất nước Việt Nam vẫn luôn biết ơn, khắc ghi, tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã khuất và giúp đỡ, hỗ trợ những người thân, gia đình của những người thương binh. Lòng biết ơn còn là chuẩn mực để nhắc nhở con người về giá trị của gia đình, quê hương và cội nguồn.

     Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn cố gắng gìn giữ, phát huy lòng biết ơn, vẫn còn tồn tại những con người có lối sống đi ngược lại với những giá trị tốt đẹp của dân tộc, thể hiện qua việc lãng quên quá khứ, sống bội bạc, vong ơn phụ nghĩa. Đâu đó trong xã hội này, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những người con bất hiếu buông lời xúc phạm và ngược đãi bố mẹ. Thậm chí có những người sẵn sàng phản bội những người từng giúp đỡ mình để thỏa mãn lòng ích kỉ hay sự đố kị, ghen ghét. Đó là những hành động, thái độ sống đáng bị lên án, phê phán bởi họ đã lãng quên đi cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng.

     Để gìn giữ và phát huy lòng biết ơn, chúng ta cần ghi nhớ, tôn vinh, trân trọng những điều được tạo nên từ cội nguồn, quá khứ như những giá trị tinh thần, văn hóa tốt đẹp. Đồng thời, tích cực tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa bằng những hành động cụ thể và thiết thực; có thái độ lên án, phê phán mạnh mẽ đối với lối sống vô ơn, bội bạc.

     Như vậy, lòng biết ơn là một trong những biểu hiện tốt đẹp của lối sống thủy chung và là lẽ sống cao đẹp cần được phát huy, vun đắp hơn nữa trong cuộc sống hiện nay. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ, gia đình, thầy cô, bằng những hành động cụ thể như ngoan ngoãn, lễ phép và nỗ lực hơn nữa trong học tập và lao động.

Dẫn chứng về lòng biết ơn – mẫu 8

Con người cho dù lớn đến đâu, có bao nhiêu tuổi thì đều cần phải học hỏi không ngừng. Không những học về những tri thức của nền văn minh nhân loại mà còn phải học rất nhiều điều trong đối nhân xử thế. Và trong tất cả các đức tính hình thành nên nhân cách con người, đặc biệt quan trọng nhất chính là lòng biết ơn, đó cũng là truyền thống lâu đời của nhân dân ta từ trước đến nay.

Lòng biết ơn chính là thái độ trân trọng đối với những người, những điều tạo ra thành quả mà ta hưởng thụ; đồng thời lòng biết ơn còn là tấm lòng thành của bản thân dành cho những người giúp đỡ, cưu mang mình trong mọi hoàn cảnh. Ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thật vậy, bất kể khi chúng ta làm hay tận hưởng một thành quả nào đó đều cần phải bày tỏ lòng biết ơn với người tạo ra nó, cho dù là thứ nhỏ bé nhất như giọt nước ta uống hay những quả ta ăn.

Lòng biết ơn chính là bài học muôn thuở, con người được dạy về lòng biết ơn ngay từ khi mới bập bẹ tập nói. Vậy nên, trong đời sống luôn có những hoạt động đã trở thành tấm gương sáng chói về đền ơn đáp nghĩa, làm tiền đề để xã hội noi theo, học hỏi. Là một người Việt Nam, có ai mà chưa từng nghe câu ca dao: 

“ Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Chắc hẳn, ai cũng hiểu câu ca dao đang nhắc nhớ chúng ta phải biết hướng về cội nguồn, phải luôn tỏ lòng thành kính đối với thế hệ cha anh, đặc biệt là những người khai thiên lập quốc, cho chúng ta nơi ăn chốn ở, an cư lạc nghiệp và tạo ra những giá trị to lớn khác. Vậy nên, ta hiểu rằng lòng biết ơn chính là truyền thống lâu đời của dân tộc, đền ơn đáp nghĩa là điều tất yếu đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước.Đồng thời, lòng biết ơn còn được thể hiện trong lối sống hằng ngày, trong lời ăn tiếng nói và thói quen sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình. Đa số hầu hết mọi người đều có truyền thống cúng giỗ để tưởng niệm những người kính yêu đã khuất, trong ngày này, mọi người đều bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc khi quây quần, tụ họp lại với nhau để cùng nhớ về người cha, người mẹ của mình, những nén nhang mà người ở lại thắp lên chính là sự biết ơn dành cho những người tạ thế, họ tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những gì người đã khuất đã dành tặng và làm cho họ trong cả quãng đời. Không dừng lại ở đó, lòng biết ơn còn được ta thể hiện trong những bữa cơm, con cháu thường sẽ mời những người lớn hơn dùng bữa trước nhằm thể hiện lòng thành kính của mình. Đó cũng được coi như lời cảm ơn công lao sinh thành và dưỡng dục của thế hệ đi trước, của ông bà, cha mẹ

Qua đây ta thấy, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp đáng được giữ gìn của dân tộc, nó vô cùng giản gị và gần gũi, chẳng cần những hành động to lớn hay những món quà đắt tiền để bày tỏ lòng thành của mình mà chỉ cần những hành động hay lời nói nhỏ cũng có thể giúp ta thể hiện lòng biết ơn của mình đối với một người hay một việc nào đó. 

Là một người con đất Việt, từ nhỏ đã luôn được dạy và rèn luyện về lòng biết ơn cũng như mang nặng lòng thành kính đối với những người, những việc đã giúp đỡ mình có được thành quả ngày hôm nay em luôn sống chậm để nhìn nhận bản thân mình, nhìn nhận cách đối nhân xử thế hằng ngày xem đã thuận theo những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội hay chưa để điều chỉnh cho đúng đắn. Và ai cũng vậy, ta luôn phải giữ kĩ và nhắc nhở mình phải biết đền ơn đáp nghĩa, luôn bày tỏ sự trân trọng và thành kính tuyệt đối với những sự giúp đỡ đã và đang nghiêng về phía mình bởi vì “Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được sự hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc từng giờ.” – Henry Ward Beecher

Dẫn chứng về lòng biết ơn – mẫu số 9

“Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác.”, đúng vậy, lòng biết ơn chính là sự bắt đầu, là điều kiện tiên quyết quyết định nhân cách của một con người Xưa đến nay, lòng biết ơn vẫn luôn là bài học đầu đời của biết bao con người Việt Nam. Ngay từ khi còn bỡ ngỡ trên ghế nhà trường, ta đã được dạy “Uống nước nhớ nguồn”, đã từng nghe những bài học về thờ cha kính mẹ, chúng ta đều được thừa hưởng một nền giáo dục luôn chú trọng và đặt đạo đức con người lên hàng đầu. Từ đó, ai cũng hiểu được rằng, biết ơn chính là truyền thống, là biểu hiện của đạo đức, nhân cách cao đẹp và không thể nào phủ nhận được vai trò quá đỗi to lớn của nó trong quá trình hình thành và phát triển của một con người. 

Lòng biết ơn chính là thái độ trân trọng, thành kính đối với những người, những sự vật, sự việc tạo ra thành quả mà ta đã và đang hưởng thụ; đồng thời nó còn là tấm lòng thành của bản thân dành cho những người giúp đỡ, cưu mang mình trong mọi hoàn cảnh. Người xưa thường dạy “Uống nước nhớ nguồn”, thật vậy, bất kể khi chúng ta làm hay tận hưởng một thành quả nào đó đều cần phải bày tỏ lòng biết ơn với người tạo ra nó, từ thứ nhỏ bé nhất như giọt nước ta uống hằng ngày đến những điều lớn lao hơn như công sinh thành, dưỡng dục.Nhắc đến lòng biết ơn, đầu tiên phải kể đến chính là sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, chính là đấng sinh thành dưỡng dục, những người tạo ra hình hài và đưa ta đến thế giới tươi đẹp này. Ông bà ta có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Đó là những câu thơ đã gieo tạc vào tâm hồn của mỗi con người, nhắc nhở con người rằng công cha nghĩa mẹ rộng lớn, bao la như trời biển, phải luôn biết ơn và sống sao cho đúng với lương tâm của chính mình, sống sao cho cha mẹ vui lòng thì mới đúng đạo làm người. Là một người con, chúng ta cần phải luôn giữ lòng biết ơn cha mẹ trong tim mình, lấy đó làm động lực để cố gắng từng ngày để đền đáp công ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình có được ngày hôm nay. Cả đời cha mẹ chẳng tiếc gì với con cái, mọi điều đều là vì những đứa con thân yêu của mình. Những đồng tiền cha cất gọn chẳng dám dùng chính là để tích góp cho học phí đắt đỏ của những đứa con thơ, những ngày mẹ đau chẳng dám uống thuốc chỉ vì cho con ngày mai một bữa ăn no. Bởi những điều ấy, sự biết ơn của ta phải dành cho cả những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi của cha mẹ, phải biết ơn nhưng con chữ mà cha đổi lấy, biết ơn những bữa cơm tuy đạm bạc nhưng giàu tình yêu của mẹ, có như vậy, con người mới biết trân quý và yêu thương hơn những giá trị vật chất lẫn tinh thần về sau. Trên đời, không lòng biết ơn nào đúng đắn bằng lòng biết ơn cha mẹ, vì thế, hãy cố gắng trân trọng và nâng niu hết mức những giá trị ấy khi còn có thể...

Trong một đất nước luôn tôn vinh những giá trị tinh thần và nhân phẩm như Việt Nam ta, thật quá dễ để đưa ra một tấm gương sáng chói về lòng biết ơn để học tập và noi theo. Hãy cùng quay ngược thời gian trở về trăm năm trước để nhìn vào tấm gương cụ giáo Chu Văn An cùng các học trò của cụ. Cụ đã dạy dỗ nhiều thế hệ học trò xuất sắc. Các học trò của cụ giáo dù trưởng thành và có địa vị trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ thầy, họ vẫn tề tựu đông đủ, kính cẩn với thầy. Qua đó ta mới thấm nhuần câu ca dao: 

“Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu”

Cho dù có là người thành công, vinh hiển ra sao đều cần phải biết ơn. Biết ơn người sinh thành, dưỡng dục và đào tạo nên bản thân mình, tạo cho mình cơ hội để có được ngày hôm nay. Như những học trò của cụ Chu Văn An thuở đó, tuy họ tiếng tăm lẫy lừng, xã hội kính nể, đứng trên đỉnh cao của cuộc đời nhưng trước người thầy đáng kính, họ vẫn không ngại ngần mà cuối đầu mừng thọ thầy, họ thể hiện lòng biết ơn một cách vô cùng tự hào và đầy thành kính. Từ đó, ta hiểu rằng “Tôn sư trọng đạo” cũng chính là một dẫn chứng của lòng biết ơn, biết ơn người thầy, biết ơn con chữ đã mang đến cho con người sức mạnh tri thức, đưa con người tìm thấy ánh sáng riêng cho cuộc đời mình. Những người học trò ấy không những được người đời nể trọng vì sự rực rỡ trong sự nghiệp mà còn được ca ngợi về nhân cách, phẩm chất tốt đẹp đến tận ngày nay. Như ta nhìn thấy, thời gian đã trôi đi hằng trăm năm, nhưng câu truyện kể ấy vẫn được lưu truyền rộng rãi, trở thành bài học để hậu thế noi theo.

Từ những dẫn chứng trên, ta thấy rằng yêu thương và kính trọng cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn. Tuy đó là một đức tính cao đẹp nhưng cách thể hiện lại rất dễ dàng, chẳng cần phải dùng cũng giá trị vật chất để bày tỏ lòng biết ơn của mình mà chỉ cần những hành động và lời nói đơn giản cùng trái tim trân thành tha thiết thì đối phương cũng đã có thể cảm nhận rõ ràng tình cảm của mình. Chỉ cần một cái ôm cho cha, cho mẹ; những ngày tự mình vào bếp nấu cho cha mẹ một bữa cơm đơn sơ mà ấm áp hay những câu nói yêu thương chúc mừng ngày của cha; một bông hoa nhỏ cho ngày Quốc tế phụ nữ, ngày Nhà giáo Việt Nam,.... Chỉ cần như thế thôi lòng biết ơn của mỗi người đều được ghi nhận một cách đầy yêu thương.

Sống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, con người luôn cách nhau bởi chiếc màn hình điện thoại, các giá trị tinh thần cốt lỗi đang dần bị mai một. Trước những biến đổi ấy, ta phải giữ gìn cho mình một trái tim biết ơn và luôn nồng cháy trước những giá trị tinh thần cao đẹp, sẵn sàng trở thành tấm gương sáng chói để xã hội học tập và noi theo.

 

---/---

Trên đây là một số bài văn mẫu dẫn chứng về lòng biết ơn mà Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

Từ khóa » Dẫn Chứng Về Lòng Biết ơn Trong Lịch Sử