Đàn Con Trong Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Mang đặc điểm Di Truyền
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Nội dung chính Show- Trình bày cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi?
- Hãy nêu trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò.
- Dưới đây là trình tự công đoạn của công nghệ cấy: Bao gồm 11 bước cơ bản.
- 1. Điều kiện cấy truyền phôi:
- 2. Tiêu chí chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi:
- 3. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi
- 4. Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi
- Video liên quan
Khái niệm: Công nghệ cấy truyền phôi đã được thực hiện khá phổ biến ở nhiều nước tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Nổi bật như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Úc… Ở Việt Nam công nghệ này cũng đã triển khai tuy nhiên vẫn chưa phổ biến. Công nghệ cấy truyền phôi được hiểu là lấy phôi từ một cá thể cái có nhiều năng suất vào phôi của một cá thể cái khác. Điều đặc biệt là phôi vẫn sống và phát triển bình thường ở cá thể mới.
Trước khi cấy phôi, cần phải lựa chọn con cái nhận phôi có những đặc điểm sinh lý và hình thái đương đồng với con cái cho phôi. Như vậy quá trình phát triển của phôi mới cho ra kết quả tốt như ý muốn. Theo thuật ngữ khoa học sự giống nhau này gọi là đồng pha.
Công nghệ cấy phôi này ra đời đã mang lại nhiều ý nghĩa tuyệt vời cho ngành nghiên cứu nông nghiệp, chăn nuôi.
Nên xem: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn và cách phòng ngừa
Thứ nhất:
Với những con giống quý hiếm, có nguy cơ bị mất đi. Áp dụng công nghệ cấy sẽ giúp nhân giống vật nuôi rộng rải và bảo tồn những giống này. Trong chăn nuôi, người ta thường sử dụng phôi sống từ cá thể cao sản có nhiều tiềm năng di truyền. Sau đó cấy ở nhiều cá thể mới để tận dụng triệt để các gen trội.
Thứ hai:
Quá trình sàng lọc, chọn lọc giống vật nuôi tốt được đẩy manh. Phủ rộng các gen trội, mang lại chất lượng, năng suất cao trong chăn nuôi.
Thứ ba:
Vật nuôi khi sinh sản mang lại năng suất cực kỳ cao. Các sản phẩm đưa ra thị trường luôn đảm bảo chất lượng như thịt, trứng, sữa…
Thứ tư:
Giúp giảm tải các chi phí khi nhân giống như nhân lực, chuồng trại, kỹ thuật… Vì khi áp dụng công nghệ cấy phôi một cá thể cái có thể cấy cho nhiều con cái khác.
Thứ năm:
Người nuôi dễ dàng trao đổi, chia sẻ nguồn phôi giữa các tỉnh thành, thậm chí với những nước khác.
Thứ sáu:
Nhờ vào hình thức cấy phôi mà chúng ta có thể giữ được con giống tốt dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như, tinh trùng hay trứng…
Thứ bảy:
Đối với gia súc, phôi là bộ phận cực kỳ an toàn vì hầu hết các bệnh không lây nhiễm qua được. Như vậy, quá trình nhân giống luôn đạt được kết quả như mong đợi. Vật nuôi khi sinh ra cũng dễ dàng thích nghi với mọi môi trường sống.
Nên xem: Chó Phú Quốc thuần chủng và những điều chưa biết
Thứ tám:
Ngành công nghệ cấy truyền phôi chính là nền tảng để phát triển nhiều nghiên cứu khoa học khác. Nó có ý nghĩa quan trọng với ngành chăn nuôi. Cụ thể như :
+ Tạo ra vacxin mới phòng, chữa bệnh
+ Lai ghép, chuyển phôi hình thành giống mới
+ Nâng cao chất lượng trong quá trình tiếp nhận và cấy chuyển phôi
Trình bày cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi?
Trả lời:
+ Theo các nghiên cứu y khoa, phôi được xem là cơ thể sống biệt lập trong quá trình phát triển của một vật nuôi. Nếu như nó được chuyển tới một cơ thể khác có cùng cấu tạo, cơ quan sinh sản, sinh dục phù hợp với cơ thể đã cho phôi. Như vậy, phôi vẫn phát triển một cách tự nhiên và cho năng suất cao.
+ Bằng các chế phẩm sinh học chuyên ngành. Vật nuôi sau khi đã cấy phôi, con người có thể điều khiển, giám sát được mọi hoạt động sinh dục, sinh sản của chúng.
Hãy nêu trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò.
Trả lời:
Cấy truyền phôi cho bò trên thế giới đã thực hiện thành công vào năm 1951. Ở Việt Nam năm 1980 mới tiến hành thực hiện nghiên cứu này.
Trước khi tiến hành cấy truyền phôi, phải tìm được cá thể mẹ cho phôi hoặc trứng đáp ứng được yêu cầu đã đưa ra. Tiếp đến là tạo phôi trong cá thể mẹ và lấy phôi ra ngoài. Phôi khi lấy ra sẽ được cấy vào cá thể mẹ khác, cá thể này đã được kích động dục (nhân tạo hoặc tự nhiên). Sự đồng pha chính là cá thể mẹ cho và mẹ nhận – tuổi phôi có sự tương đồng, phù hợp với nhau. Chỉ khi đáp ứng được điều này mới có thể cấy truyền phôi hiệu quả.
Nên xem: Con dông, kỳ nhông cát và sự thật ghê rợn ít ai biết
Xem thêm: Cách nuôi heo thịt nhanh lớn dành cho nhà nông
Dưới đây là trình tự công đoạn của công nghệ cấy: Bao gồm 11 bước cơ bản.
1. Chọn cá thể bò năng suất cho phôi
2. Chọn cá thể bò nhận phôi có hoạt động sinh dục, cơ quan sinh sản tương đồng
3. Thực hiện động dục đồng loạt bằng hình thức nhân tạo hoặc tự nhiên.
4. Tiến hành kích, gây rụng trứng ở cá thể cho phôi với số lượng lớn.
5. Chờ cá thể bò nhận phôi đến thời điểm động dục
6. Nhân giống mới bằng cách kết hợp giống bò cho phôi với cá thể đực khỏe mạnh.
7. Lựa chọn thời gian thu hoạch phôi.
8. Ghép cấy phôi cho cá thể nhận
9. Bò cho phôi quay trở về với cuộc sống trước kia và sinh sản lại bình thường. Chờ khoảng 5 tháng sau tiếp tục tạo và lấy phôi mới.
10. Cá thể bò cái nhận phôi có chửa
11. Sinh sản đàn bò con mang gen trội, sở hữu những di truyền tốt từ cá thể bò cho phôi.
-
Là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này ( bò cho phôi) vào cơ thể bò mẹ khác ( bò nhận phôi), phôi vẫn sống và phát triển tốt tạo thành cá thể mới và được sinh ra bình thường
-
Phôi có thể coi là 1 cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển
-
Nếu chuyển phôi vào cơ thể khác có trạng thái sinh lí sinh dục phù hợp với trạng thái của cá thể cho phôi thì nó vẫn sống và phát triển bình thường .Sự phù hợp đó gọi là sự đồng pha .
-
Hoạt động sinh dục của vật nuôi là do hoocmôn sinh dục điều tiết, vì vậy có thể sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc hoocmôn nhân tạo để điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi ( Gây động dục đồng pha hoặc gây rụng trứng hàng loạt)
1. Điều kiện cấy truyền phôi:
-
Bò cho phôi và bò nhận phôi phải có hiện tượng động dục cùng pha, khoẻ mạnh, SS bình thường
-
Phôi của bò cho phải được thụ tinh (tự nhiên hoặc nhân tạo) và phải được nuôi dưỡng tốt( hiện nay có ngân hàng phôi...)
-
Phải có trình độ chuyên môn, phương tiện kĩ thuật để lấy phôi, nuôi và cấy phôi thành công
2. Tiêu chí chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi:
-
Vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải khỏe mạnh, sinh sản bình thường, có năng suất cao về 1 hoặc 1 vài tính trạng.
-
Vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt, sức khỏe tốt, sức sản xuất cao
3. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi
Bước 1: Chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi: vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt và sức khỏe tốt
Bước 2: Gây động dục đồng pha ở vật nuôi cho phôi và nhận phôi:
Dùng các chế phẩm sinh học chứa hoocmon hay hoocmon nhân tạo để điều khiển sự sinh sản của vật nuôi
Bước 3: Phối giống cho vật nuôi cho phôi bằng thụ tinh nhân tạo
Bước 4: Thu hoạch các phôi ở vật nuôi cho phôi: Dùng phương pháp súc rửa ống dẫn trứng để thu phôi trước khi làm tổ
Bước 5: Cấy các phôi đã cấy vào tử cung vật nuôi nhận phôi có cùng thời kỳ động dục với nguyên tắc “lấy ở vị trí nào thì đưa vào đúng vị trí ấy”
Bước 6: Nuôi, chăm sóc vật nuôi cho phôi trở lại kỳ động dục mới. Chăm sóc các vật nuôi nhận phôi mang thai để thai phát triển tốt
Bước 7: Nuôi dưỡng đàn con để bổ sung vào đàn giống
4. Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi
-
Đây là thành tựu tiến bộ của KHSX giống hiện đại, giúp tăng nhanh số lượng và đảm bảo tốt chất lượng của những vật nuôi quý hiếm
-
Phổ biến và nhân nhanh về số lượng và chất lượng giống tốt
-
Giảm chi phí trong chăn nuôi: như con giống, chuồng trại, nhân lực…
-
Hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức chống chịu khả năng thích nghi của bê con…
Một số thành tựu công nghệ cấy truyền phôi
Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi
Bê sinh đôi ra từ một phôi cắt đôi
Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm của con bò nào?
A. Bò nhận phôi .
B. Cả bò cho phôi và bò nhận phôi.
C. Một giống khác.
D. Bò cho phôi.
Các câu hỏi tương tự
Trong công nghệ cấy truyền phôi bò, người ta gây động dục cho:
A. Bò cho phôi.
B. Bò nhận phôi.
C. Bò cho phôi trước, bò nhận phôi sau.
D. Đồng loạt cả bò cho phôi và bò nhận phôi.
Chọn bò nhận phôi mang những đặc điểm nào sau đây ?
A. Mang đặc tính di truyền mong muốn .
B. Khả năng sinh sản bình thường.
C. Có sức khoẻ tốt.
D. Chăm sóc con tốt.
Bước thứ 7 trong công nghệ cấy truyền phôi bò là:
A. Bò cho phôi trở lại bình thường chờ chu kì sinh sản tiếp theo.
B. Thu hoach phôi.
C. Cấy phôi cho bò nhận.
D. Chọn bò nhận phôi.
Có bao nhiêu bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò:
A. 8.
B. 9.
C. 10.
D. 11.
Có bao nhiêu bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò:
A. 8.
B. 9.
C. 10.
D. 11.
Chọn bò cho phôi mang đặc điểm nào sau đây:
A. Đặc tính di truyền tốt.
B. Sức khoẻ tốt.
C. Năng suất cao.
D. Khoẻ mạnh và sinh sản bình thường.
Từ khóa » đàn Bò Con được Sinh Ra Từ Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Mang đặc điểm Của Con Bò Nào
-
Bê Sinh Ra Từ Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Mang đặc điểm Của Con Bò ...
-
Bê Sinh Ra Từ Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Mang đặc điểm ... - Hoc247
-
Bò Con Sinh Ra Bằng Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Bò Có đặc điểm:
-
Top 15 đàn Bò Con được Sinh Ra Từ Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Mang ...
-
Bê Sinh Ra Từ Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Mang ...
-
Bê Sinh Ra Từ Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Mang đặc ...
-
Trong Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Bò Bê Con Sinh Ra Mang đặc điểm ...
-
Bê Sinh Ra Từ Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Mang đặc điểm ... - Hoc24
-
Bê Sinh Ra Từ Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Mang đặc điểm ... - Hoc24
-
Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Còn được Gọi Là, Sinh Học Lớp 12
-
Soạn Công Nghệ 10 Bài 27 Ngắn Nhất: Ứng Dụng Công Nghệ Tế Bào ...
-
Ứng Dụng Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Bò Sữa - DairyVietnam
-
Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Trong Chăn Nuôi Bò - DairyVietnam
-
Nguyên Tắc Cơ Bản Của Cấy Truyền Phôi Bò - Cây Trồng Vật Nuôi