Đan đát Hay đan Lát? - Báo Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm
* Trong bài “Thăng trầm nón lá La Bông” đăng trên Báo Đà Nẵng cuối tuần ngày 23-2-2020 có nhắc đến nghề đan đát/lát ở thôn Yến Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Xin cho hỏi, chính xác là nghề đan đát hay đan lát? (Trần Văn Quang, Hòa Vang, Đà Nẵng).
- Chính xác là nghề đan đát. Đan và đát là 2 trong 6 công đoạn chính để hoàn thiện một đồ dùng bằng tre hay mây dùng trong gia đình.
Cái mê rổ: ở giữa là phần đan, chung quanh là phần đát (ảnh trái) và cái rổ hoàn thành sau hai công đoạn cuối cùng là lận (làm cái mê phẳng thành hình cái rổ) và nứt (dùng dây mây buộc vành trong, vành ngoài). |
Ca dao có câu “Liệu bề đát được thì đan/ Đừng gầy ra bỏ đó thế gian họ cười”. Đan (người Nam Bộ có nơi gọi là đươn) là động tác dùng nan tre cài xếp thành tấm mê - bộ phận chính làm thành cái lòng rổ, thúng... Đát là công đoạn tiếp sau khi đan, dùng các nan nhỏ hơn đan lồng vào bốn phía mép tấm mê để cố định các nan đã đan.
Nhà nghiên cứu Võ Hương An (tức Võ Văn Dật, tác giả cuốn “Lịch sử Đà Nẵng 1306 - 1975”, NXB Nam Việt, San Jose, CA, 2007) trong bài ký “Chuyện thúng, mủng, rổ, rá...” có dẫn lại câu ca trên với chút khác biệt: “Liệu mà đát được thì đan/ Gầy rồi bỏ đó, thế gian chê cười”.
Theo tác giả, dù đan gì đi nữa thì người thợ đan cũng phải trải qua 6 bước để hoàn thành một đồ dùng: Vót nan, Gầy, Đan, Đát, Lận, Nứt.
Ví như đan cái rổ sưa (rổ thưa), loại rổ được các cô, các bà thường dùng đi chợ hay để đựng thứ gì cần được thông thoáng và ráo nước sau khi rửa xong, như rau, chẳng hạn. Cần:
Vót nan, thường chọn loại tre già dài lóng. Tùy theo kích thước sản phẩm to hay nhỏ mà người ta cưa tre thành từng đoạn dài ngắn khác nhau, rồi dùng rựa hay mác để chẻ tre ra thành từng thanh mỏng, gọi là nan, sau đó vót nan.
Gầy, nghĩa là sắp xếp những nan đầu tiên với nhau theo một lề lối riêng để tạo thành đường nét căn bản của sản phẩm. Sau khi đã gầy được rồi thì dựa theo đó mà đan tiếp.
Đan nghĩa là gài cái nan này với những cái nan khác theo một nguyên tắc chồng chéo trên dưới như thế nào đó để cho chúng tự giữ chặt với nhau. Có nhiều cách đan, nhưng thông dụng nhất vẫn là đan lòng mốt, đan lòng hai, đan mắt cáo (lục giác)...
Đan thưa, đan dày hay đan bít là tùy theo công dụng của sản phẩm. Chẳng hạn rổ sưa (thưa) và rổ dày có cùng một cách đan nhưng khoảng cách giữa các nan trong rổ sưa lớn hơn so với rổ dày. Đát, cũng là đan, nhưng theo một lối khác, nghĩa là đan với nan nhỏ hơn và đan dày hơn, sau khi đã đan xong phần chính của sản phẩm.
Thử mở banh một cái rổ thưa ra mà xem (ảnh). Trên cái mảnh đan bằng tre đó, mà người ta gọi là cái mê, thấy rõ có hai phần đan khác nhau: ở giữa là một mặt hình vuông, nan được sắp xếp cách đều nhau, tạo ra những ô vuông trống hở, đó là mặt chính của cái rổ, đó là phần đan. Chung quanh bốn phía của phần đan là những nan nhỏ hơn được đan khít với nhau. Đây chính là phần đát.
Đát bao giờ cũng lâu hơn đan, vì vậy dễ làm nản lòng những tay đan tài tử. Nhiều người mới biết đan thường tỏ ra hăng hái khi bắt tay vào việc. Đan xong phần chính, thấy khích lệ lắm, nhưng khi vào giai đoạn đát, thấy đan mãi mà vẫn chưa xong, nản quá, bèn bỏ đó, đi làm việc khác, công trình trở thành dở dang, chẳng ra cái gì cả. Bởi vậy mới sinh câu ca dao “Liệu mà đát được thì đan/ Đan rồi bỏ đó, thế gian chê cười” với nghĩa rộng là: cần phải nắm chắc các công đoạn cần thiết của một việc gì rồi mới bắt tay vào làm, nếu không thì việc sẽ dang dở khiến thiên hạ chê cười.
ĐNCT
Từ khóa » Thúng Mủng Nghĩa Là Gì
-
Thúng Mủng Giần Sàng - Báo Lao Động
-
Nghĩa Của Từ Thúng Mủng - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Thúng Mủng Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Thúng Mủng Nghĩa Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "thúng Mủng" - Là Gì?
-
Thúng Mủng
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Thúng Mủng Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Thúng Mủng Bằng Tiếng Việt
-
Thúng Mủng Là Gì? định Nghĩa
-
Ý Nghĩa Từ THÚNG, MỦNG, RỔ, RÁ - Cuộc Sống Online
-
Thúng Mủng Rổ Rá… - Báo Thanh Niên
-
Thúng Mủng Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky