Đàn Electone Yamaha EL 500 | Piano Hoàng Phúc

NHẠC CỤ DÙNG TRONG PHỤNG VỤ

* Từ lâu, Hội Thánh vẫn quý trọng và đề cao việc dùng đại quản cầm (cũng gọi là đàn ống) trong phụng vụ. Âm thanh của loại đàn này làm tăng “vẻ huy hoàng cho các lễ nghi, lại có hiệu lực nâng cao tâm trí lên cùng Chúa và những sự trên trời”1. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, ta vẫn có thể dùng những nhạc cụ khác “tuỳ theo sự phán đoán và phê chuẩn của thẩm quyền địa phương, miễn là đã hay có thể thích hợp để dùng vào việc thánh, xứng đáng với vẻ tôn nghiêm của thánh đường và thực sự giúp cảm hoá các tín hữu” (HCPV số 120).

* Trong khi chờ đợi những quy định cụ thể của HĐGM, cần lưu ý và thi hành ngay những điều sau đây:

a) Tiếng hát trong phụng vụ chiếm ưu thế nên phải luôn rõ ràng, nhạc cụ chỉ là đệm theo nên “không bao giờ được lấn át tiếng hát” (Tra le Sollecitudini số 16). Không được vuốt tay trên các phím đàn, nhất là organ và piano.

b) Có thể dùng organ điện tử trong phụng vụ, nhưng:

– Nên dùng loại có foot-volume (điều chỉnh âm lượng bằng chân). Loại chỉ có nút điều chỉnh âm lượng bằng tay không mấy thích hợp cho nghệ thuật, phương chi cho phụng vụ.

– Những nút “điệu” chỉ nhắm dùng trong sinh hoạt đời. Do đó, không nên dùng trong phụng vụ. Tuy nhiên có thể dùng lúc luyện tập để quen giữ đúng nhịp.

– Phải lựa chọn các nút âm thanh thích hợp với thánh ca (như organ, violin…), tránh dùng những âm thanh xa lạ với phượng tự vì sẽ gây chia trí hơn là giúp cầu nguyện.

– Nên chọn mua organ điện tử của những hãng có ý chế tạo để dùng trong phụng vụ như Hammond (Mỹ), Fafisa (Ý)…

– Tuy nhiên, nơi nào có đàn harmonium thì vẫn tiếp tục sử dụng.

– Khi sử dụng các nhạc khí như organ điện tử, guitar, dàn trống, dàn kèn, dàn nhạc hoà tấu… không được dùng các điệu jazz và các điệu xuất phát từ đó để đệm cho người hát khi cử hành phụng vụ2. Vì các điệu này hầu hết đều có tính kích động, huyên náo… có thể thích hợp với các sinh hoạt khác, nhưng bất xứng với nơi thánh.

– Các đội kèn đồng (kèn tây) khi dùng trong phụng vụ hay trong các cuộc rước có liên quan, không được hoà tấu những bản nhạc đời. Thật không hay gì khi qua một nhà thờ mà từ trong nghe vọng ra những bài valse, những Lá thư tình, Dưới ánh trăng hay Love story…

Hướng dẫn sử dụng đàn yamaha electone EL – Cơ bản

- Nguồn điện: 100V (nguyên bản là điện 100V)

POWER: Công tắt nguồn. Nhấn nút mở nguồn, màn hình sẽ sáng lên.

- MASTER VOLUME: Nút điều chỉnh âm lượng lớn dần từ 1- 9 * Chú ý: Khi điều chỉnh volume ở mức số nào thì pedal volume ở chân phải chỉ lớn tối đa ở mức đó

- REVERB: Vang. Max: lớn, Min: nhỏ

- SUSTAIN: Ngân.

Upper: Ngân của bàn phím trên

Lower: Ngân của bàn phím dưới

– Chú ý: Chức năng ngân chỉ tác dụng khi sử dụng bằng cần ngân ở gối chân phải

Pedal: Ngân của bàn phím chân bass Độ ngân nhiều hay ít được điều chỉnh trên các phím DATA CONTROL từ 1- 12.

- KEYBOAD PERCUSSION: Trống tay

Lower: Trống tay trên bàn phím dưới được biểu hiện bằng hình vẽ dưới bàn phím

Pedal: Trống được chuyển xuống dưới bàn phím chân

- UPPER VOICE: Tiếng (Nhạc cụ) bàn phím trên. Max: lớn, Min: nhỏ Sau khi chọn tiếng xong, nhấn tiếp phím đó lần 2 để sử dụng thêm những tính năng phụ ở các chế độ khác

Chế độ F1 có tính năng: – Touch: Độ cảm ứng của phím (Đánh mạnh nhẹ). Chỉnh bằng các nút DATA CONTROL Số 1: Cảm ứng ít Số 4: Cảm ứng nhiều

Chế độ F2: (Chỉnh bằng nút PAGE) có tính năng: – Feet = Pre: Âm vực chuẩn – Feet = 16’ : Âm vực trầm – Feet = 8’ : Âm vực trung – Feet = 4’ : Âm vực cao – Sym = Pre = Off: độ xoáy chuẩn – Sym = On: Độ xoáy sâu (sử dụng kết hợp với phần EFFECT TONE)

Chế độ F3: User Vib: độ rung, tô đen bằng các phím DATA CONTROL, sau đó chuyển sang chế độ F4 Depth = 0: không Depth = 1 – 7: rung từ ít đến nhiều

- LOWER VOICE: Tiếng bàn phím dưới (Cách chọn và sử dụng giống như trên)

- LEAD VOICE: Tiếng khác và trộn tiếng của bàn phím trên Chú ý: Khi trộn tiếng thì mở âm lượng cho cả hai tiếng

- PEDAL VOICE: Tiếng bàn phím chân

- BASIC REGIST: Bộ nhớ tiếng đã được cài sẵn

- M (Memory) 1, 2, 3, 4, 5

D: Bộ nhớ tiếng tự chọn Sau khi chọn tiếng muốn nhớ xong, nhấn và giữ nút M đồng thời nhấn thêm nút số 1. Tương tự với các nút 2, 3, 4, 5

Chú ý: các nút có số 1, hoặc 2 để cài bất cứ tiếng nào có trong đàn được thể hiện trên màn hình từ F1 – F21 (Chọn bằng nút PAGE)

Nút TO LOWER: Chuyển tiếng sang bàn phím dưới

- RHYTHM: Điệu nhạc Ngoài những điệu được ghi trên các nút nhấn, còn có những điệu khác cùng nhóm. Chọn bằng cách tô đen, sử dụng các nút DATA CONTROL Ÿ Chọn điệu Ÿ Chỉnh âm lượng của điệu: Max: lớn, Min: nhỏ Ÿ Giảm âm lượng của bàn phím dưới để phần đệm tay trái của bàn phím dưới không bị tạp âm Ÿ Nhấn nút điệu đã chọn lần 2 để vào các chế độ đệm tự động và hòa âm – Chế độ F1: tô đen AUTO VARI: Hòa âm tự động – Chế độ F2: Nhạc đệm với 4 kiểu hòa âm từ 1 – 4 Chú ý: Mở VOL phần ACC lên từ 1- 24 – Chế độ F3: Off: không vô hợp âm Single: hợp âm một ngón Fingered: hợp âm nhiều ngón Custom: hợp âm nhiều ngón kết hợp với bass chân Chú ý: tô đen phần L (Lower: bàn phím dưới) để tay trái đi hợp âm trên bàn phím dưới

- TEMFO: Nhanh, chậm

- INTRO/ ENDING: Câu dạo đầu và câu kết thúc

- SYNCHRO START: Chuẩn bị khởi động nhạc đệm

- START: Vô trống liền

- FILL IN: Nhồi trống

- DATA CONTROL: có 8 phím dùng để chọn các thông số trên màn hình

- PAGE: Trang chọn các chế độ

- DISPLAY SELECT: Chọn lựa các chế độ trên màn hình

VOICE DISPLAY: Hiển thị các tiếng trên màn hình đang sử dụng

EFFECT TONE: Chọn độ xoáy của tiếng, chỉ tác dụng khi tiếng bàn phím đang ở chế độ SYM = ON

ABC MOC: Chọn chế độ hợp âm và nhớ (giống phần chế độ F3 trong chọn điệu)

FOOT SW: Chuyển một số chế độ xuống cần nhéo của Pedal chân phải – Off: Không chuyển – Rhythm: Chuyển + STOP: ngưng đệm + ENDING: kết thúc + FILL: nhồi trống

REGIST SHIFT: Cài các chế độ đang sử dụng

PITCH MIDI: Chuyển dịch cung cấp và nối với máy vi tính – F1: nối máy – F2: TRANS: Chuyển dịch cung: +1= lên 1/2cung -1 = xuống 1/2 cung PITCH: tần số âm thanh: 440 = chuẩn

REGIST MENU: Cài đặt các âm sắc phụ đạo cho tiếng .

Từ khóa » Cách Chỉnh đàn 2 Tầng Nhà Thờ