Đàn Em Năm Cam Gồm Những Ai? Bây Giờ Ra Sao?

Trùm giang hồ Năm Cam là ai? Đàn em Năm Cam gồm những ai? Đàn em của trùm giang hồ khét tiếng nhất Sài Gòn bây giờ ra sao? Ai là người phá vụ án Năm Cam? Năm Cam còn sống hay đã chết? Đây có lẽ là những câu hỏi là cũng là những thắc mắc của rất nhiều người khi gần đây, Hải Bánh – Đàn em thân cận nhất của Năm Cam mới được ra tù.

👉 Tìm nội dung ở đây

  • Trùm giang hồ Năm Cam là ai?
  • Đàn em Năm Cam gồm những ai?
    • 1. Nguyễn Tuấn Hải (Hải Bánh)
    • 2. Châu Phát Lai Em
    • 3. Nguyễn Việt Hưng (Hưng Phi Nhon)
    • 4. Nguyễn Hữu Thịnh (Cháu ruột Năm Cam)
    • 5. Phạm Văn Minh (Minh “Bu”)
    • 6. Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi)
    • 7. Nguyễn Xuân Trường (Trường Xoăn)
    • 8. Bùi Anh Việt (Bảy Việt)
    • 9. Văn Công Tiến (Khắc Sinh)

Trùm giang hồ Năm Cam là ai?

Năm Cam (tên khai sinh: Trương Văn Cam; 22 tháng 4 năm 1947 – 3 tháng 6 năm 2004) là một trùm tội phạm có tổ chức khét tiếng ở Việt Nam, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh và là bị cáo chính trong vụ án Năm Cam và đồng phạm (chuyên án Z5.01) nổi tiếng.

– Phương thức hoạt động của Năm Cam: Hình thành tổ chức và phân chia quyền lực; Bảo đảm sự tồn tại và tìm cách phát triển của tổ chức.

– Thủ đoạn của Năm Cam: “Bảo kê; Tranh giành địa vị, gây ảnh hưởng phát triển tổ chức; Mua chuộc, lôi kéo, khống chế và giao nhiệm vụ cho đàn em trong tổ chức tội phạm; Mua chuộc, lôi kéo, khống chế quan chức và công an; Móc nối với các tổ chức tội phạm khác trên địa bàn và ngoài địa bàn kể cả với các tổ chức tội phạm ngoài nước; Công khai hợp pháp hóa các hoạt động dưới danh nghĩa tổ chức hợp pháp” 1..

Trong quá trình bảo kê các quán karaoke và tụ điểm đánh bạc ở Thành phố Hồ Chí Minh, Năm Cam cùng băng nhóm phạm nhiều tội. Tháng 10 năm 2003, Năm Cam bị tòa án xử tử hình vì bảy tội bao gồm giết người, hối lộ, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, che giấu tội phạm, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài, ngày 3 tháng 6 năm 2004 thi hành án.

Trình tự xét xử phiên sơ thẩm đối với Năm Cam:

– “Vụ án giết hại Dung Hà và vụ tạt axit Lê Ngọc Lâm: Có 7 bị cáo, 14 luật sư, 4 người đại diện cho người bị hại, 17 người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Vụ đánh bạc tại quận 5, quận 3, quận 8: Có 68 bị cáo, 39 luật sư, luật gia, 37 người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Vụ đưa và nhận hối lộ tại quận 8: Gồm 16 bị cáo, 14 luật sư, 36 người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Vụ đánh bạc của Trương Hiền Bảo: Gồm 11 bị cáo, 8 luật sư, 12 người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Các vụ đánh bạc khác: Gồm 14 bị cáo, 7 luật sư, 15 người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Vụ đưa và nhận hối lộ các năm 1995–2001: Gồm 9 bị cáo, 9 luật sư và 43 người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Vụ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Gồm 4 bị cáo, 11 luật sư, 35 người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Vụ giết người của Châu Phát Lai Em và Châu Phát Lai Út: Gồm 6 bị cáo, 4 luật sư, 22 bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Vụ cưỡng đoạt tài sản: Gồm 7 bị cáo, 7 luật sư, 66 bị hại, người làm chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Các vụ cho vay lãi nặng: Gồm 10 bị cáo, 14 luật sư, 72 người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Vụ giết Phan Lê Sơn, Hồ Quốc Hưng: Gồm 24 bị cáo, 30 luật sư, 15 người bị hại, người làm chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan” 2.

Như vậy, liên quan đến Năm Cam, tổng cộng có tới 155 bị can với 24 tội danh khác nhau; 39 bị hại; 238 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Chưa kể đến những đàn em khác của Năm Cam chưa bị xét xử.

Đàn em Năm Cam gồm những ai?

Đàn em của Năm Cam có rất nhiều, trong đó phải kể đến những đàn em thân cận nhất của Năm Cam như: Nguyễn Tuấn Hải (Hải Bánh), Châu Phát Lai Em, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh, Hồ Thanh Tùng, Nguyễn Xuân Trường, Bùi Anh Việt (Bảy Việt), và Văn Công Tiến.

Tất cả những đàn em thân cận nhất của Năm Cam đã bị kết án từ chung thân cho đến tử hình, cụ thể trong phiên Tòa phúc thẩm, Tòa tuyên án:

– Tử hình: Trương Văn Cam – Tức Năm Cam (tử hình về tội “Giết người, Đưa hối lộ”, chấp hành hình phạt chung là tử hình), Nguyễn Việt Hưng (Hưng Phi Nhon – Người trực tiếp ra tay trong vụ giết Dung Hà), Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh, Châu Phát Lai Em.

– Chung thân: Nguyễn Xuân Trường (Trường Xoăn – Người tham gia trong vụ giết Dung Hà), Hồ Thanh Tùng, Bùi Anh Việt.

1. Nguyễn Tuấn Hải (Hải Bánh)

Hải Bánh (tên thật là Nguyễn Tuấn Hải, sinh năm 1967 và lớn lên tại Hà Nội) là đàn em thân cận nhất của Trương Văn Cam (tức Năm Cam, một trùm giang hồ khét tiếng nhất Sài Gòn những năm 1990 – 2000) Hải Bánh bị kết án tù chung thân với tội danh giết người trong vai trò là đồng phạm khi giết chết Dung Hà.

Nguyễn Tuấn Hải (Hải Bánh), đàn em thân tín của Năm Cam

(Đàn em Năm Cam gồm những ai? Hải Bánh, một trong những cánh tay phải của trùm giang hồ Năm Cam)

Quá trình Hải Bánh giết chết Dung Hà:

– Dung Hà tên thật là Vũ Thị Hoàng Dung sinh năm 1965, địa chỉ thường trú tại số nhà 2/23 đường Trạng Trình, phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; Dung Hà là đối tượng hình sự có nhiều tiền án, tiền sự và cầm đầu một băng nhóm tội phạm xã hội đen.

– Tháng 10 năm 1998, Dung Hà chuyển vào làm ăn tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ khi đặt chân vào thành phố Hồ Chí Minh, Dung Hà đã có ý định tranh giành lãnh địa, đe dọa vị trí “thống lĩnh giang hồ” của trùm giang hồ Năm Cam. Năm Cam đã ra lệnh cho Hải “bánh” tức Nguyễn Tuấn Hải phải tiêu diệt Dung Hà.

– Năm Cam nhiều lần điện thoại cho Hải Bánh và “than vãn” về Dung Hà với giọng điệu gay gắt của một dân đàn anh. Khi biết Hải Bánh đã hiểu ý mình (thủ tiêu Dung Hà), Năm Cam liên tục gọi điện cho Hải Bánh và chửi thề trong điện thoại: “Anh không thể chịu đựng được nữa em biết không… anh không muốn nhìn thấy mặt con Dung Hà nữa…, anh muốn nó “biến khỏi” mảnh đất này” – Năm Cam gằn giọng.

Sau đó Năm Cam đã trực tiếp gặp Hải Bánh và ngầm chỉ đạo cho Hải Bánh giết Dung Hà: “Từ giờ đi đâu em cũng phải mang theo súng”. Hải Bánh thừa hiểu, Năm Cam nói thế nghĩa là chỉ thị cho Hải Bánh phải lấy mạng Dung Hà. Nhận được “lệnh” của ông trùm Năm Cam, Hải Bánh đã cử 2 đàn em thân thiết của mình lên kế hoạch giết chết bà trùm Dung Hà.

– Đêm khuya ngày 1 tháng 10 năm 2000, Hải “bánh” cùng Hưng “Phi nhon” và Trường “Xoăn” thực hiện việc sát hại Dung Hà; vào lúc 23 giờ 30 Nguyễn Việt Hưng tiến sát tới Dung Hà khi đang ngồi uống nước trước cửa nhà 17 Bùi Thị Xuân, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng rút súng Rulo (loại súng bắn đạn cỡ 9 mm) kê sát vào đầu từ trái qua phải bắn một phát, Dung Hà gục xuống chết ngay tại chỗ.

Trùm giang hồ Hải Bánh bây giờ ra sao? Năm 2003 Hải “bánh” bị TAND TPHCM kết án tù chung thân về tội giết người, tuy nhiên nhờ cải tạo tốt từ năm 2015 cho đến nay, Hải Bánh liên tục được giảm án và được ra tù trước hạn; ngày 27/01/2022 Hải Bánh được tha tù và trở về sinh hoạt cộng đồng.

2. Châu Phát Lai Em

Châu Phát Lai Em (Sinh ngày: 16/4/1959 tại TP HCM. Hộ khẩu thường trú tại 88X/4 Bến Chương Dương, Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM) là đàn em của Năm Cam, trong vụ án Năm Cam và đồng bọn, Châu Phát Lai Em bị kết án tử hình với tội danh giết người tại nhà hàng Vân Cảnh (Q.1,TP.HCM).

Châu Phát Lai Em - Đàn em thân tín của Năm Cam

((Đàn em Năm Cam gồm những ai? Châu Phát Lai Em – một trong những đàn em thân tín của Năm Cam)

– Hành vi phạm tội:

+ Hành vi giết Đổng Chí Nam:

“Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ với anh Đổng Chí Nam, Lai Em đã dùng dao (đã chuẩn bị từ trước) đâm ba nhát, tước đoạt tính mạng của Nam.

Sau khi bị bắt, Châu Phát Lai Em cùng gia đình đã tìm mọi cách lo chạy các cơ quan pháp luật để làm giảm nhẹ tội mà y đã gây ra, Lai Em đã không bị xử lý hình sự. Từ đó tiếp tục gây ra nhiều hành vi phạm tội khác trong thời gian dài làm mất trật tự xã hội trên địa bàn rộng.

Hành vi của Châu Phát Lai Em đã phạm vào tội giết người, tội danh được quy định tại điều 101 BLHS (năm 1985) cần được xử lý nghiêm minh.

+ Hành vi cưỡng đoạt tài sản:

Châu Phát Lai Em là một đối tượng đã có nhiều tiền án, tiền sự, bản thân y đã xác định là có quan hệ mật thiết với Trương Văn Cam trong quá trình hoạt động phạm tội. Mọi hoạt động của Châu Phát Lai Em đều phải được Trương Văn Cam đồng ý, cụ thể như khi Lai Em muốn thu tiền bảo kê của nhà hàng, khách sạn nào thì đều phải xin ý kiến Trương Văn Cam.

Lai Em đã tập hợp được một số đàn em xung quanh như Minh “Cuội”, Hòa “Búa”, Út “Khùng”… để sẵn sàng đi quậy phá những nơi mà Lai Em cần hoặc do Trương Văn Cam yêu cầu. Căn cứ lời khai của Lai Em về phương thức cưỡng đoạt tài sản bằng cách cho đàn em đến quậy phá rồi để nhận tiền bảo kê, kết hợp với đơn tố cáo của Hứa Văn Em thấy có đủ cơ sở xác định Lai Em đã cho đàn em đến khách sạn Phong Phú quậy phá để Hứa Văn Em phải nhờ Lai Em can thiệp, rồi qua đó đưa đàn em đến khách sạn ăn, nghỉ và không trả tiền.

Tổng số tiền mà Lai Em không trả là 16 triệu đồng. Hành vi này đã đủ yếu tố cấu thành tội Cưỡng đoạt tài sản cần phải đưa truy tố trước pháp luật, tội danh được quy định tại điều 135 Bộ luật hình sự” 3

Châu Phát Lai Em bây giờ ra sao? Châu Phát Lai Em đã mất vào ngày 03/06/2004 và được an táng tại nghĩa trang Gò Dưa (103 Đường Lê Thị Hoa, Bình Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), mộ của Châu Phát Lai Em hiện là nơi có nhiều người đến để xin số đề.

Mộ của Châu Phát Lai Em - Đàn em thân tín của Năm Cam

(Mộ của Châu Phát Lai Em ở nghĩa trang Gò Dưa, Quận 9, TPHCM – Nơi thường xuyên có nhiều người đến xin số đề)

3. Nguyễn Việt Hưng (Hưng Phi Nhon)

Nguyễn Việt Hưng (Tức Hưng Phi Nhon) là đàn em thân tín của Hải Bánh và Năm Cam, ngày 1/10/2000 Hưng rút súng Rulo (loại súng bắn đạn cỡ 9 mm) kê sát vào đầu từ trái qua phải bắn một phát khiến Dung Hà gục xuống chết ngay tại chỗ, ngày 16/09/2003 Hưng bị kết án tử hình với tội danh giết người.

Ngày 16/09/2003, Nguyễn Việt Hưng (bị kết án tử hình ở cấp sơ thẩm) là người đầu tiên được Hội đồng xét xử (HĐXX) thẩm vấn trong vụ giết Vũ Hoàng Dung (tức Dung Hà).

3. Nguyễn Việt Hưng (Hưng Phi Nhon), đàn em của Hải Bánh và Năm Cam

(Đàn em Năm Cam gồm những ai? Nguyễn Việt Hưng (tức Hưng Phi Nhon), một trong những cánh tay phải của trùm giang hồ Hải Bánh và Năm Cam)

Quá trình xét xử Nguyễn Việt Hưng (Hưng Phi Nhon):

Nguyễn Việt Hưng (người trực tiếp kê súng bắn vào đầu Dung Hà) trình bày kháng cáo: “Bị cáo xin giảm án vì trong nhóm tội này, bị cáo là người phải lãnh mức án cao nhất”.

– Chủ toạ hỏi: “còn về tội danh bị cáo có thấy đúng không?”. Hưng đáp: “thưa đúng”.

– Chủ toạ hỏi: “trong đơn kháng cáo, bị cáo nói không phải là sát thủ chuyên nghiệp. Vậy giữa bị cáo và Dung hà có mâu thuẫn gì hay không mà bị cáo phải giết?”.

Bằng một giọng tỉnh rụi, Hưng giải thích việc cầm súng bắn vào đầu Dung Hà: “anh Hải nhờ Trường với bị cáo. Nghe anh Hải nói lại vụ Dung Hà quậy phá, bị cáo bất bình nên làm”.

– Chủ toạ: “nhưng bị cáo với Dung Hà không quen biết, nếu Dung Hà có quậy phá cũng là chuyện của Dung Hà, có liên quan gì đến bị cáo? Có phải vì tiền mà bị cáo giết người?”. Hưng cãi: “không phải”.

Chủ toạ thẩm vấn Hưng về mối quan hệ với Hải “bánh”, Hưng nói quen Hải từ ngoài Hà Nội khi còn là học sinh, biết rõ Hải “bánh” là một tay giang hồ, từng vào tù ra tội. Nguyễn Việt Hưng cũng cho biết không hề quen biết Năm Cam hay Tống Viết Hoà (chủ vũ trường Phi Thuyền).

– HĐXX hỏi: “khi bị bắt bị cáo khai biết vụ giết Dung Hà là do sự sắp xếp của các tay anh chị. Những anh chị này là ai?”. Bị cáo Hưng trả lời: “bị cáo không biết, chỉ biết mỗi anh Hải”.

– Chủ toạ: “tại sao tại cơ quan điều tra bị cáo lại khai như vậy?”. Bí quá, Hưng đáp: “do cán bộ điều tra viết như thế, bị cáo cũng chỉ nghe nói”.

Hội đồng xét xử cũng thẩm vấn Lê Duy Long (còn gọi là Long “tây”, án sơ thẩm tuyên 6 năm tù) theo yêu cầu kháng cáo của Long là “xin xem xét lại tội không tố giác tội phạm”. Lúc đầu, Long khai không biết việc Hải “bánh”, Việt Hưng và Nguyễn Xuân Trường bàn bạc để giết Dung Hà.

Chủ toạ đã phải thẩm vấn toàn bộ các tình tiết như: chính Long “tây” là người lái xe chở cả bọn đi tìm Dung Hà trong đêm 29-9, nghe rõ các cuộc đối thoại giữ Hải, Hưng và Trường trên xe, Long ngồi cùng bàn với Trường và Hưng tại Phi thuyền tối 1-10, Hải “bánh” đã lấy điện thoại di động của Long để đưa cho Hưng sử dụng khi đi bắn Dung Hà…

Chủ toạ cũng công bố lời khai của Hải cho biết khi Hưng và Trường bắn Dung Hà xong Hải có nói cho Long biết. Lê Duy Long phủ nhận: “không có chuyện Hải nói cho bị cáo biết Trường và Hưng bắn Dung Hà”.

HĐXX: “tại sao tại cơ quan điều tra bị cáo nhận có biết việc Hải, Hưng và Trường chuẩn bị và giết Dung Hà, sao không tố cáo?”. Long trả lời: “bị cáo chỉ nghi ngờ và đoán như vậy thôi, không có chứng cứ gì nhưng nghĩ việc của ai người ấy làm”. Chủ toạ hỏi: “vậy bị cáo còn thấy oan không”. Long đáp không, chỉ xin giảm án.

HĐXX cũng hỏi về hai khẩu súng của Hải “bánh”. Lê Duy Long thừa nhận một lần nhìn thấy một khẩu “col” cất ở giá để quần áo của Hải trên gác, một lần khác cùng với Hải “bánh” đi ăn phở ở góc chợ Bến Thành với Tống Viết Hòa, Long nhìn thấy Hải móc khẩu súng ra rồi dắt xuống chân” 4.

Nguyễn Việt Hưng (Tức Hưng Phi Nhon) bây giờ ra sao? Ngày 16/09/2003 Hưng bị kết án tử hình với tội danh giết người, đến ngày 3/6/2004 Nguyễn Việt Hưng đã bị tử hình tại trường bắn quận 9 thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Hữu Thịnh (Cháu ruột Năm Cam)

Nguyễn Hữu Thịnh (con trai Thọ “đại úy”, cháu ruột của ông trùm giang hồ Năm Cam, bị kết án tử hình tại cấp sơ thẩm trong vụ án giết trinh sát hình sự Phan Lê Sơn), Nguyễn Hữu Thịnh cũng chính là là bị cáo đầu tiên được thẩm vấn, cách ly các bị cáo Phạm Văn Minh, Văn Công Tiến, Hồ Thanh Tùng.

Nguyễn Hữu Thịnh - Đàn em thân tín của Năm Cam

(Đàn em Năm Cam gồm những ai? Nguyễn Hữu Thịnh, một trong những đàn em của trùm giang hồ Năm Cam)

Ngày 18-9-2003, hội đồng xét xử (HĐXX) đã thẩm vấn, xem xét kháng cáo của các bị cáo liên quan trong vụ giết cảnh sát hình sự Phan Lê Sơn và anh Hồ Phước Hưng tại đường Hải Triều tối 27/01/2000 (có 17 bị cáo kháng cáo, tòa cũng triệu tập 16 nhân chứng, người liên quan và các phạm nhân trong vụ án để tiến hành thẩm vấn).

Đầu phiên tòa, theo điểm danh của thư ký, có một số luật sư bào chữa cho các bị cáo vắng mặt. Nguyễn Hữu Thịnh không tự nguyện tự thú

Thịnh trình bày kháng cáo cho rằng không phải là người đã đâm anh Phan Lê Sơn, Hồ Phước Hưng, chỉ thừa nhận duy nhất lỗi của mình là người rủ rê, lôi kéo những người khác đến gây án, bản án tử hình đối với Thịnh là quá nặng.

Nguyễn Hữu Thịnh (án sơ thẩm tử hình) là người được thẩm vấn đầu tiên. Thịnh xin kháng cáo về việc chỉ mang theo 1 con dao, đâm một nhát vào người Phan Lê Sơn và không đâm nạn nhân Hưng.

Điều này mâu thuẫn với lời khai trong các bản tự khai và những bản cung trước ghi rõ Thịnh mang theo 2 con dao, sau khi đến quán Cấm Chỉ thì đưa cho Văn Công Tiến 1 con (dao Thái Lan, cán vàng) và đâm anh Hưng một nhát, đâm anh Sơn 3-4 nhát.

Trả lời thẩm vấn của chủ tọa Bùi Ngọc Hòa, Nguyễn Hữu Thịnh khai chỉ tham gia rượt đuổi, ném ly vào đầu anh Sơn nhưng không đâm.

Chủ tọa hỏi về hai bản tự khai và bốn bản cung của Thịnh tại cơ quan điều tra, trong đó Thịnh đều thừa nhận mình là người đâm anh Sơn, sau đó quay sang đâm anh Hưng, thì bị cáo Thịnh nói có khai như vậy vì bị ép cung.

HĐXX thẩm vấn một số bị cáo khác như Phạm Văn Minh (tức Minh “bu”, cũng bị kết án tử hình). Minh “bu” thừa nhận: “Nhìn thấy Thịnh đâm anh Sơn nhiều nhát bằng con dao lưỡi trắng, cán dài”.

Bị cáo Hồ Thanh Tùng cũng khai nhìn thấy Thịnh đâm anh Sơn, rồi quay sang “đâm tiếp vào anh nhỏ con, sau này mới biết là anh Hưng”.

Nguyễn Hữu Thịnh còn kháng cáo đề nghị tòa xem xét tình tiết tự thú để được giảm nhẹ hình phạt, HĐXX thẩm vấn và công bố các lời khai của bị cáo và một số đối tượng khác cho thấy việc Thịnh ra tự thú không phải tự nguyện mà nằm trong kế hoach sắp xếp của Dương Ngọc Hiệp, nhằm làm sai lệch vụ án và chạy tội cho Thọ “đại úy”.

Buổi chiều, tòa đã xét hỏi hai bị cáo Hồ Thanh Tùng (án sơ thẩm: tử hình) và Văn Công Tiến (chung thân). Cả hai bị cáo đều có kháng cáo kêu oan. Hồ Thanh Tùng khai chỉ đâm nhầm Thọ “đại úy”, chứ không đâm làm chết anh Hồ Phước Hưng. Tòa hỏi: “Sao kết quả giám định pháp y cho thấy vết thương của anh Hưng trùng với con dao bị cáo cầm?”. Tùng trả lời không biết.

Văn Công Tiến cũng nói không đâm anh Phan Lê Sơn mà chỉ cầm cái bàn đập, làm anh Sơn té xuống đường, sau đó các bị cáo khác xúm lại đâm. Trong khi theo Phạm Văn Minh thì Minh ngồi một bên, Tiến và Thịnh ngồi một bên, Cường ngồi dưới chân, Kiệt ngồi trên đầu, cả năm người đều đâm, đánh anh Sơn, riêng Tiến đâm nhiều nhát.

Tòa cho công bố lời khai tại cơ quan điều tra của bị cáo Tiến, và một biên bản đối chất giữa Tiến và các bị cáo Phạm Văn Minh, Nguyễn Hùng Cường… trong đó Tiến nhận có đâm anh Sơn ba, bốn nhát” 5

5. Phạm Văn Minh (Minh “Bu”)

Phạm Văn Minh (Minh “Bu”) là một trong những đàn em thân tín của Năm Cam (Sinh năm: 1956 tại TP HCM, hộ khẩu thường trú tại N38 Hoàng Hoa Thám, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM), Phạm Văn Minh bị kết án tử hình với 3 tội danh: Tội giết người, tội tổ chức đánh bạc, và tội Tội đánh bạc.

Phạm Văn Minh (Minh "Bu"), đàn em của Năm Cam

(Đàn em Năm Cam gồm những ai? Phạm Văn Minh (Minh “Bu”), một trong những cánh tay phải của trùm giang hồ Năm Cam)

– Hành vi phạm tội

+ Hành vi giết Phan Lê Sơn

“Phạm Văn Minh (tức Minh “Bu”) là tên tay chân thân cận đã có “số” (tiền án, tiền sự) của Nguyễn Văn Thọ (tức Thọ “Đại Úy”) và Trương Văn Cam, được Thọ và Trương Văn Cam giao cho quản lý, tổ chức một số sòng bạc trong thành phố. Trong vụ án, mặc dù không bàn bạc trước với Nguyễn Hữu Thịnh, nhưng khi thấy tên đàn anh là Nguyễn Văn Thọ ra hiệu “đi”, Minh “Bu” đã hiểu ngay là phải đi đánh nhau cùng với Thọ và Thịnh.

Y là kẻ tích cực chuẩn bị hung khí (dao), thực hiện hành vi phạm tội rất quyết liệt và tàn bạo: đâm nhiều nhát vào ngực, tạo ra những thương tích gây nên cái chết của Phan Lê Sơn.

Hành vi của Phạm Văn Minh đã phạm tội giết người qui định tại Điều 101 BLHS năm 1985 với vai trò là tên thủ ác tích cực thực hiện tội phạm.

+ Hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc

Từ tháng 10/1999 đến tháng 1/2000, Phạm Văn Minh tham gia tổ chức đánh bạc tại 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8. Minh “Bu” cùng vợ là Lê Thị Thu Hà hùn vốn 100.000.000 đồng (một trăm triệu) và giữ vai trò lắc cái.

Ngày 26/01/2000, Minh phạm tội trong vụ giết Phan Lê Sơn, bỏ trốn đến ngày 15/6/2000 bị bắt. Phần tiền hùn của Minh và Hà trong sòng bạc này vẫn giữ nguyên.

Minh và Hà được Trương Văn Cam chia thêm một nửa phần tiền xâu để nuôi Minh “Bu”. Tiền lời và tiền xâu được chia giao cho thị Hà. Tổng cộng 500.000.000 đồng. (BL: V4 T74: 14, 23)

Hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc của bị can Phạm Văn Minh đã phạm vào các điều 249, 248 của BLHS

Như vậy, Phạm Văn Minh đã phạm 3 tội:

+ Tội giết người (điều 101 BLHS 1985).

+ Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS).

+ Tội đánh bạc (điều 248 BLHS).

Kiến nghị Tòa án tổng hợp hình phạt của bản án của TAND quận Gò Vấp tuyên phạt 15 tháng tù giam và TAND quận Bình Thạnh xử 18 tháng tù giam đối với Phạm Văn Minh về hành vi tổ chức đánh bạc” 6.

6. Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi)

Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi) là một trong những đàn em của Năm Cam, cũng là một trong những sát thủ gây ra cái chết cho trinh sát hình sự Phan Lê Sơn và một người khác tại quán Cấm Chỉ trên đường Hải Triều (quận 1, TP HCM), bị kết án tù chung thân trong vụ án giết trinh sát hình sự Phan Lê Sơn.

Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi), đàn em của Năm Cam

(Đàn em Năm Cam gồm những ai? Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi), một trong những đàn em thân tín của trùm giang hồ Năm Cam)

“Theo hồ sơ vụ án, khoảng 23h ngày 27.1.2000, trung sĩ Phan Lê Sơn (trinh sát Phòng cảnh sát hình sự Công an TP HCM) đang ngồi với mấy người bạn trong quán nhậu thì một đồng nghiệp điện thoại rủ đến quán Cấm Chỉ ở số 4 đường Hải Triều, quận 1.

Trong lúc Sơn cùng bạn bè ăn phở, uống bia, Từ Anh Kiệt (biệt danh Út “Lùn”, 41 tuổi, từng phạm tội hiếp dâm năm 1993) phóng xe máy tới chiếu đèn pha vô bàn. Bực tức trước hành vi thiếu văn hóa, anh Sơn bước ra cự nự, nhưng Kiệt không xin lỗi mà còn thách thức, nên bị 2 cái bạt tai.

Đồng bọn của Kiệt là Nguyễn Hữu Thịnh (35 tuổi, con trai Thọ “Đại úy” – tay chân thân cận của Năm Cam) lao vào nhưng bị anh Sơn đá vào bụng. Thấy bất ổn, chủ quán Cấm Chỉ và một số bạn bè của Sơn vội can ngăn.

Tưởng mọi chuyện dừng lại ở đó, không ngờ Thịnh phóng xe máy về quán nhậu 136 Nguyễn Thái Học, quận 1 lấy dao, chở Thọ “Đại úy” trở lại quán Cấm Chỉ, đồng thời điện thoại kêu Bảy Việt đến “xử” Sơn.

Nghe tin, Bảy Việt bỏ dở cuộc nhậu với “chiến hữu” để ra tay hỗ trợ “đàn em”. Bảy Việt đã đưa dao cho Hồ Thanh Tùng (36 tuổi) ra lệnh cho tên này cùng Từ Anh Kiệt, Văn Công Tiến, Nguyễn Hữu Thịnh, Võ Song Toàn, Trần Dương đến quán Cấm Chỉ truy sát anh Phan Lê Sơn và Hồ Phước Hưng.

Khi thấy anh Sơn bỏ chạy ra phía đường Hàm Nghi, Bảy Việt phóng xe máy truy chặn, tạo điều kiện cho đồng bọn đâm, chém nạn nhân nhiều nhát khiến anh Sơn và anh Hưng tử vong. Thọ “đại úy” cũng xông vào quán đập vỡ hai vỏ chai bia để làm hung khí, rồi lớn tiếng la hét, văng tục, kích động đám côn đồ gây án mạng kinh hoàng trong vài phút và đã bị đồng bọn đâm nhầm nên phải đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn” 7.

Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi) bây giờ ra sao? Nhờ những phấn đấu trong khi chịu án, Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi) đã được giảm án 3 lần, chỉ còn hơn 20 năm, nếu tính luôn những tháng ngày trong trại thì chỉ còn hơn 5 năm nữa, anh Hai Lợi sẽ trả xong món nợ với pháp luật và sẽ được trở về sinh hoạt cộng đồng.

7. Nguyễn Xuân Trường (Trường Xoăn)

Nguyễn Xuân Trường, tức Trường “xoăn” (sinh 1974, trú tại Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là đàn em thân tín của Hải Bánh và Năm Cam, là nghi phạm giết Dung Hà tại TP HCM hồi cuối năm 2000, sau đó Nguyễn Xuân Trường đã đến trụ sở Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đầu thú và bị kết án tù chung thân.

Nguyễn Xuân Trường (Trường Xoăn), đàn em của Hải Bánh và Năm Cam

(Đàn em Năm Cam gồm những ai? Nguyễn Xuân Trường (tức Trường Xoăn), một trong những cánh tay phải của trùm giang hồ Hải Bánh và Năm Cam)

Bị cáo thứ hai được đưa ra xét hỏi là Nguyễn Xuân Trường (Trường “Xoăn”) là một trong những đàn em thân tín của Năm Cam và Hải Bánh, bị xét xử trong vụ giết Dung Hà.

Theo cáo trạng: “Nguyễn Xuân Trường (Trường Xoăn)và Nguyễn Việt Hưng (Hưng Phi Nhon) cùng được “đàn anh” Hải “Bánh” nhờ xử Dung Hà.

Tại bút lục 530, các bị cáo khai đêm 30/9/2000, tại nhà nghỉ ở đường Nguyễn Thiện Thuật, Trường nói với Hưng: “Anh Hải nhờ tôi và ông bắn Dung Hà”.

Hưng hỏi: “Ý ông thế nào?”.

Trường nói: “Việc này anh Hải nói chỉ có ông và tôi biết, anh Hải nhờ thì phải làm thôi”.

Tuy nhiên, nhỏ nhẹ, ngoan ngoãn nhưng rất lỳ lợm, Trường xin phép “trình bày lại” toàn bộ nội dung sự việc. Theo lời Trường, thì toàn bộ diễn biến ngày hôm đó (1/10/2000) hoàn toàn chỉ là do “tình cờ” phát hiện Dung Hà nên mới bắn. Còn thực chất, Trường cũng không biết Dung Hà là ai, chỉ một lần tình cờ được xem ảnh Dung treo tại cửa hàng của Hải.

Trường phủ nhận các lời khai trên. Bị cáo khẳng định mình và Hưng cùng Hải “Bánh” không hề bàn bạc trước, và đêm 1/10 (1 ngày trước khi xảy ra án mạng) cũng không nghe Hải nói: “Phải thịt con này thôi” như lời Hưng khai, mà chỉ là “Phải phang nó thôi”.

HĐXX hỏi ai là kẻ chủ mưu, ra lệnh, gợi ý hay nhờ vả giết Dung Hà? Trường đều trả lời chỉ có Hải “Bánh” gợi ý, nhưng không nói rõ “giết”, mà Trường tự hiểu…” 8

8. Bùi Anh Việt (Bảy Việt)

Bùi Anh Việt (Bảy Việt), sinh ngày 25/2/1961 tại Sông Bé, hộ khẩu thường trú tại 204/48 Đoàn Văn Bơ, phường 14, quận 4, TP HCM là đàn em của Năm Cam, Bùi Anh Việt (Bảy Việt) bị tuyên án tù chung thân trong vụ án giết cảnh sát hình sự Phan Lê Sơn

Bùi Anh Việt (Bảy Việt), đàn em thân tín của Năm Cam

(Đàn em Năm Cam gồm những ai? Bùi Anh Việt (tức Bảy Việt), một trong những cánh tay phải của trùm giang hồ Năm Cam)

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được: “Lúc 1h36’, Bảy Việt nghe điện thoại của Thịnh báo việc Thịnh bị đánh ở Hải Triều và kêu Bảy Việt ra, Bảy Việt nói với Thịnh cứ ở Hải Triều, Bảy Việt sẽ ra ngay. Bảy Việt là tên trực tiếp chuẩn bị lực lượng, như sai các tên Võ Song Toàn, Trần Dương, Trương Tấn Phi, Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi) cùng đi ra Hải Triều gặp Thịnh để “giải quyết” việc đánh nhau.

Bùi Anh Việt là người trực tiếp chuẩn bị hung khí, xúi giục đồng bọn gây án. Khi nghe Văn Công Tiến nói “tụi nó giống hình sự lắm”, Bảy Việt nói luôn “Tụi nó là hình sự thì muốn đánh ai, thì đánh hả, đi ra quất luôn (đánh luôn)”. Sau đó Bảy Việt đưa một con dao bấm cho Hồ Thanh Tùng sử dụng, bản thân y lấy 1 bình xịt hơi cay màu vàng bỏ vào túi quần… Với diễn biến nói trên, thể hiện rõ ý thức sử dụng vũ lực, bất chấp hậu quả của bọn chúng.

Khi vụ án xảy ra, Bùi Anh Việt không trực tiếp tham gia đâm, chém nạn nhân, nhưng vẫn ngồi trên xe quan sát, nên khi tên Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi) đâm nhầm vào lưng tên Thọ, bị tên Tiến và Thịnh giơ dao định đâm Tùng, Bảy Việt mới vội kêu lên “Lầm rồi Sinh ơi, lầm rồi Sinh ơi, nó là thằng giữ xe ở quán 136…” nên tên Tùng mới tránh được nhát dao đâm của Thịnh.

Khi Sơn bỏ chạy khỏi quán Cấm Chỉ, tên Tùng đuổi theo, Bảy Việt là tên đã phóng xe máy lên chặn đầu Sơn và sau đó mới chở tên Tùng chạy thoát khỏi hiện trường.

Sau khi vụ án xảy ra, Bùi Anh Việt trốn tại nhà riêng của Lê Thị Kim Anh. Đến sau Tết Nguyên đán, Bùi Anh Việt được Trương Văn Cam, Dương Ngọc Hiệp,…tổ chức cho trốn sang Campuchia và đến 17/3/2000, được đưa ra đầu thú với Cơ quan Công an.

Theo lời khai của Bảy Việt, trước khi ra đầu thú, y được Trương Văn Cam và Hiệp “Phò Mã” hứa dàn xếp, chỉ bị xử từ 5 đến 7 năm tù. Nhưng đến khi nhận được Kết luận điều tra và Cáo trạng, thấy mình bị buộc tội nặng, là tên chủ mưu, cầm đầu, tích cực thực hiện tội phạm, có khả năng bị chung thân hoặc tử hình (không đúng với lời hứa chạy tội của Thọ “Đại Úy” và Hiệp “Phò Mã”), Bảy Việt biết mình bị hãm hại nên đã làm đơn kêu oan, tố cáo gửi lên Tổng cục Cảnh sát và Bộ Công an xem xét.

Theo Bùi Anh Việt khai: Sau khi cùng tên Tùng ra Hải Triều nhưng không gặp nên đã chở tên Tùng đến quán Hoàng Hôn của Kim Anh gọi bia uống, để đợi cô Y Phụng. Bảy Việt đang uống bia, nghe Cường (chủ quán 136) gọi điện thoại hỏi Thọ và Thịnh đang đánh nhau ở đâu?

Có lúc Bảy Việt khai là do khách vào quán Hoàng Hôn nói chuyện ở Hải Triều đang đánh nhau to nên Bảy Việt mới lấy xe chở tên Tùng chạy ra đường Hải Triều, khi ra đến nơi đã xảy ra đánh nhau, Bảy Việt thấy Thọ “Đại Úy” bị thương… nên đưa Thọ đi bệnh viện cấp cứu… Tuy nhiên những lời khai trên của Bảy Việt rất mâu thuẫn với thời gian xảy ra, diễn biến của vụ án, nên không thể chấp nhận được.

Căn cứ vào tài liệu mới điều tra thu thập được, thì có cơ sở khẳng định: Bảy Việt là đàn em và tay chân thân cận của Thọ “Đại Úy” và Trương Văn Cam. Bản thân đã có tiền án, tiền sự, được Trương Văn Cam tin cậy, hằng tháng đều cho tiền để tiêu xài. Với bản chất là tên cáo già “ném đá giấu tay”, y đã không trực tiếp đâm chém nạn nhân, mà chỉ đứng ngoài quan sát, giúp sức cho đồng bọn gây án.

Ngay sau khi vụ án xảy ra, Bùi Anh Việt đã có thủ đoạn đối phó Cơ quan điều tra bằng cách tạo chứng cứ ngoại phạm, tung tin bản thân ra đến hiện trường thì vụ án đã xảy ra…

Mặc dù từ trước tới nay Bùi Anh Việt không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng với những chứng cứ thu được, có đủ cơ sở kết luận Bùi Anh Việt đã phạm tội giết người, tội danh được quy định tại Điều 101 BLHS năm 1985, với vai trò là tên cầm đầu, xúi giục người khác phạm tội” 9.

– “Ngày 19-9-2003, Tòa tiếp tục xem xét kháng cáo của các bị cáo Bùi Anh Việt, Taing Peng Chheu, Tôn Vĩnh Đắc, Phan Thị Trúc, Dương Ngọc Hiệp, Trương Tấn Phi, Võ Song Toàn, Trần Dương, Nguyễn Tuấn Hùng, Huỳnh Anh Tuấn, Nguyễn Hùng Cường và bà Lê Thị Hạnh, đại diện bị hại, mẹ của anh Phan Lê Sơn.

Bùi Anh Việt (Bảy Việt – án sơ thẩm: chung thân) kháng cáo cho rằng mình không cầm đầu, không chặn đường, đâm, đánh anh Phan Lê Sơn, bị cáo đã đầu thú và gia đình bị cáo thuộc diện chính sách…

Tòa đã xét hỏi cũng như công bố những lời khai của chính Việt và những bị cáo khác cho thấy Việt là người kêu những người khác đi ra quán Cấm Chỉ để đánh nhau, đưa dao cho Hồ Thanh Tùng, chuẩn bị bình xịt hơi cay… và Việt cũng là người quay đầu xe chặn đường chạy của anh Sơn để những người khác vây đánh.

Liên quan đến hành vi che giấu tội phạm trong vụ án giết Phan Lê Sơn, bị cáo Phan Thị Trúc (vợ Năm Cam) cho rằng không biết Bảy Việt phạm tội” 10.

– “HĐXX thẩm vấn Bùi Anh Việt (Bảy Việt) về nội dung kháng cáo là không tham gia đâm, đánh nạn nhân Phan Lê Sơn. Bị cáo cho rằng mình chỉ đi theo chứ không hề là tòng phạm tích cực, không rủ rê lôi kéo người khác. Tuy nhiên, Việt lại thừa nhận vì sợ bị bắt nên phải trốn sang Campuchia.

Lời khai của Bảy Việt bị các bị cáo, nhân chứng có liên quan như Trương Tấn Phi, Hồ Thanh Tùng, Võ Song Toàn bác bỏ. Họ khẳng định chính Bảy Việt gọi họ ra quán Cấm Chỉ để hỗ trợ cho bố con Nguyễn Văn Thọ. Thẩm phán cũng phân tích sâu hơn về hành vi của bị cáo: “Chuyện của gia đình người khác mà bị cáo lại mang dao theo và đưa cho đồng bọn để giết người. Điều đó cho thấy Việt rất tích cực trong hành vi này”.

Bảy Việt thừa nhận việc trốn sang Campuchia rồi quay về đầu thú đều do “anh Năm” sắp xếp thông qua Hiệp “Phò Mã”. Điều này khớp với nhận định của cơ quan công tố rằng Bảy Việt không tự nguyện đầu thú, mà được sắp xếp để khai báo có lợi cho đồng bọn” 11.

Bùi Anh Việt (Bảy Việt) bây giờ ra sao? Bảy Việt hiện tại đang chịu án tại Trại giam Xuân Phước, tính từ ngày 3/3/2004 cho đến bây giờ Bùi Anh Việt vẫn chưa được giảm án lần nào, tuy nhiên bây giờ Bảy Việt cũng đã nhận thức được rằng, những kẻ xúi giục côn đồ thanh toán đối thủ vẫn phải chịu tội.

9. Văn Công Tiến (Khắc Sinh)

Văn Công Tiến (Khắc Sinh) Sinh ngày 16/7/1975 tại TP HCM, địa chỉ hộ khẩu thường trú tại số 330/17 Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP HCM, một trong những đàn em thân tín của Năm Cam, bị kết án tù chung thân trong vụ án giết cảnh sát hình sự Phan Lê Sơn.

Văn Công Tiến (Khắc Sinh), đàn em thân tín của Năm Cam

(Đàn em Năm Cam gồm những ai? Văn Công Tiến (tức Khắc Sinh), một trong những cánh tay phải của trùm giang hồ Năm Cam)

Văn Công Tiến (Khắc Sinh) là tên cũng đã có tiền án, tiền sự, đi theo Nguyễn Hữu Thịnh, chịu sự sai khiến của Nguyễn Hữu Thịnh. Cùng với đồng bọn, Tiến là một trong những tên tích cực thực hiện hành vi phạm tội, đuổi đánh Phan Lê Sơn, dùng dao đâm nhiều nhát vào vùng bụng khi Sơn không còn khả năng chống cự. Hành vi của Tiến là một trong những nguyên nhân gây nên cái chết của Phan Lê Sơn.

Hành vi của Văn Công Tiến (Khắc Sinh) đã phạm tội giết người quy định tại Điều 101 – BLHS năm 1985, với vai trò đồng phạm tích cực thực hiện tội phạm.

Văn Công Tiến (Khắc Sinh) bây giờ ra sao? Ngay từ những ngày đầu vào Trại giam Xuân Phước, Văn Công Tiến tỏ ra hiền lành nên đã 2 lần được giảm sán, lần đầu được giảm từ chung thân xuống còn 20 năm, lần 2 được giảm 15 tháng, bây giờ Tiến đang làm phó ban thi đua của Ban tự quản phạm nhân.

– Tiến tâm sự: “Em cũng không hiểu nổi tại sao lúc đó lại dại dột và ngông cuồng đến mức đã cùng đồng bọn gây ra tội ác. Mai này được tha tù về với cộng đồng xã hội chắc chắn rằng em sẽ không tránh khỏi một bản án lương tâm bám đuổi suốt cuộc đời”.

4.7/5 - (22 bình chọn)

Từ khóa » Những án Tử Hình Vụ Năm Cam