Dẫn Liệu Về Thành Phần Loài Cánh Cứng (Insecta: Coleoptera) ở ...

Dẫn liệu về thành phần loài Cánh cứng (Insecta: Coleoptera) ở nước tại một số thủy vực thuộc tỉnh Quảng NamProfile image of Ha NguyenHa Nguyenvisibility

description

6 pages

link

1 file

Tóm tắt: Dựa vào kết quả phân tích mẫu Cánh cứng ở nước trưởng thành thu thập trong 2 đợt điều tra thực địa vào tháng 9/2015 và tháng 8/2016 tại một số thủy vực thuộc tỉnh Quảng Nam, đã xác định được 34 loài thuộc 26 giống, 8 họ. Trong đó, có 5 loài lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam là Porrorhynchus marginatus Laporte, Gyrinus distinctus Aubé, Orectochilus punctipennis Sharp, Macronychus reticulatus Kodada và Laccobius senguptai Gentili. Trong số 8 họ thu được tại khu vực nghiên cứu, họ Elmidae có số lượng loài nhiều nhất với 8 loài, tiếp đến là họ Hydrophilidae và Gyrinidae với 7 loài, họ Dytiscidae với 6 loài, họ Dryopidae với 3 loài và họ Chrysomelidae, Staphylinidae, Heteroceridae có số lượng loài ít nhất với 1 loài mỗi họ. Đây là những dẫn liệu bước đầu về thành phần loài Cánh cứng tại khu vực tỉnh Quảng Nam. Từ khóa: Cánh cứng ở nước, Quảng Nam. 1. Đặt vấn đề Bộ Cánh cứng (Coleoptera) được xem như là nhóm côn trùng có số lượng loài lớn nhất với ước tính khoảng 400.000 loài [1], chiếm 40% tổng số loài côn trùng đã biết. Bộ Cánh cứng là nhóm côn trùng trải qua quá trình biến thái hoàn toàn, vòng đời bao gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành. Bộ Cánh cứng ở nước sống một phần hoặc toàn bộ các giai đoạn trong vòng đời ở môi trường nước. Nhóm Cánh cứng ở nước cũng có mức độ đa dạng cao, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt về thành phần loài Cánh cứng ở nước, đặc biệt là ở khu vực miền Trung. Dựa trên việc phân tích các mẫu vật thu được vào năm 2015 và 2016, bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thành phần loài Cánh cứng ở nước tại một số thuỷ vực thuộc tỉnh Quảng Nam, một tỉnh thuộc khu vực miền Trung. Đây là những dẫn liệu bước đầu về thành phần loài bộ Cánh cứng ở nước tại khu vực tỉnh Quảng Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu này là các cá thể trưởng thành của Cánh cứng ở nước, được thu trong 2 đợt khảo sát thực địa tại một số khu vực của tỉnh Quảng Nam: Đợt 1: từ 18/9/2015 tới 28/9/2015 với 29 điểm tại các khu vực Rừng phòng hộ (RPH) Đắk Mi (8 điểm), Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Linh (15 điểm) và Khu bảo tồn (KBT) Voi (6 điểm), tỉnh Quảng Nam. Đợt 2: từ 13/8/2016 tới 16/8/2016 tại 30 điểm thu mẫu tập trung trong khu Di tích (KDT) Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

See full PDFdownloadDownload PDF

Từ khóa » Bộ Cánh Cứng Coleoptera