Dẫn Luận Ngôn Ngữ_ Chiếu Vật Chỉ Xuất - Toán Học - Trần Thị Yến

Đăng nhập / Đăng ký VioletBaigiang
  • ViOLET.VN
  • Bài giảng
  • Giáo án
  • Đề thi & Kiểm tra
  • Tư liệu
  • E-Learning
  • Kỹ năng CNTT
  • Trợ giúp

Thư mục

Các ý kiến mới nhất

  • xcv...
  • sao file không có dung lượng...
  • Đánh giá cuối học kì I - Tiếng Việt 5...
  • Ôn tập cuối học kì I (Tiết 5) - Tiếng...
  • Ôn tập cuối học kì I (Tiết 3) - Tiếng...
  • Ôn tập cuối học kì I (Tiết 2) - Tiếng...
  • Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1) - Tiếng...
  • ÔN TẬP  SỐ THẬP PHÂN...
  • KNTT-ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH SỐ THẬP PHÂN-TIẾT 4...
  • KNTT-ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH SỐ THẬP PHÂN-TIẾT 2...
  • KNTT-ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH SỐ THẬP PHÂN-TIẾT 1...
  • BAI 50 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ...
  • CHU VI HÌNH TRÒN...
  • Sao tôi tải bài mà không được?...
  • Thành viên trực tuyến

    339 khách và 162 thành viên
  • Lê Thị Vân
  • Đỗ Thị Châm
  • Cao Nga Thuy
  • Ssssss Ssssss
  • Trân Phương Thảo
  • Thcs Toan Thang
  • Đặng Phương
  • Vương Hoài Cường
  • nguyễn thị nga
  • Bùi Thị Hải Yến
  • Mai Thành
  • nguyễn a
  • Hà Thị Lý
  • Diep Bui Hoang Thi
  • Trần Hương
  • Đỗ Thị Hoàng Giang
  • đặng văn duệ
  • biet hut thuoc
  • Trần An Hữu
  • Lại Thị An
  • Tìm kiếm theo tiêu đề

    Searchback

    Đăng nhập

    Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

    Quảng cáo

    Tin tức cộng đồng

    5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

    Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
  • Hà Nội công bố cấu trúc định dạng đề minh họa 7 môn thi lớp 10 năm 2025
  • 23 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học đặc biệt
  • Xem tiếp

    Tin tức thư viện

    Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

    12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
  • Khắc phục hiện tượng không xuất hiện menu Bộ công cụ Violet trên PowerPoint và Word
  • Thử nghiệm Hệ thống Kiểm tra Trực tuyến ViOLET Giai đoạn 1
  • Xem tiếp

    Hướng dẫn sử dụng thư viện

    Xác thực Thông tin thành viên trên violet.vn

    12072596 Sau khi đã đăng ký thành công và trở thành thành viên của Thư viện trực tuyến, nếu bạn muốn tạo trang riêng cho Trường, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, cho cá nhân mình hay bạn muốn soạn thảo bài giảng điện tử trực tuyến bằng công cụ soạn thảo bài giảng ViOLET, bạn...
  • Bài 4: Quản lí ngân hàng câu hỏi và sinh đề có điều kiện
  • Bài 3: Tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến dạng chọn một đáp án đúng
  • Bài 2: Tạo cây thư mục chứa câu hỏi trắc nghiệm đồng bộ với danh mục SGK
  • Bài 1: Hướng dẫn tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến
  • Lấy lại Mật khẩu trên violet.vn
  • Kích hoạt tài khoản (Xác nhận thông tin liên hệ) trên violet.vn
  • Đăng ký Thành viên trên Thư viện ViOLET
  • Tạo website Thư viện Giáo dục trên violet.vn
  • Hỗ trợ trực tuyến trên violet.vn bằng Phần mềm điều khiển máy tính từ xa TeamViewer
  • Xem tiếp

    Hỗ trợ kĩ thuật

    • (024) 62 930 536
    • 0919 124 899
    • hotro@violet.vn

    Liên hệ quảng cáo

    • (024) 66 745 632
    • 096 181 2005
    • contact@bachkim.vn

    Tìm kiếm Bài giảng

    Đưa bài giảng lên Gốc > THCS (Chương trình cũ) > Toán >
    • dẫn luận ngôn ngữ_ chiếu vật chỉ xuất
    • Cùng tác giả
    • Lịch sử tải về

    dẫn luận ngôn ngữ_ chiếu vật chỉ xuất Download Edit-0 Delete-0

    Wait
    • Begin_button
    • Prev_button
    • Play_button
    • Stop_button
    • Next_button
    • End_button
    • 0 / 0
    • Loading_status
    Nhấn vào đây để tải về Báo tài liệu có sai sót Nhắn tin cho tác giả (Tài liệu chưa được thẩm định) Nguồn: giáo trình đại cương ngôn ngư học tập hai của thầy đỗ hữu châu Người gửi: Trần Thị Yến Ngày gửi: 23h:12' 19-05-2010 Dung lượng: 2.3 MB Số lượt tải: 743 Số lượt thích: 2 người (tạ huệ, Nguyễn Thị Hằng) www.themegallery.comChủ đềChiếu vật và chỉ xuất; Hành vi ngôn ngữTóm tắt bài họcChiếu vậtvà chỉ xuấtHành vi ngôn ngữNội dung chínhPhần 1Phần 2Phần 1: Chiếu vật; Chỉ xuấtKhái quát về chiếu vậtCác phương thức chiếu vậtChỉ xuấtKhái quát về chiếu vật1. Hành vi chiếu vật- Hành vi chiếu vật là gì? Hành vi chiếu vật là hành vi người nói đưa sự vật, hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn của mình bằng các từ ngữ, bằng câu. - Khi thực hiện hành vi chiếu vật, người nói có + Ý định chiếu vật khi dùng từ ngữ Niềm tin chiếu vật tức tin rằng người nghe có khả năng suy ý từ từ ngữ của mình mà xác định được nghĩa chiếu vật của từ. - VD: “Con chó màu trắng” =>Người nói đã chiếu vật một loại thú có 4 chân thường nuôi trong nhà là “chó”. Khi nói tới từ “con chó”, người nói muốn dùng từ này để chỉ loại động vật có 4 chân này và tin rằng người nghe sẽ hiểu được ý muốncủa mình.- Kết quả của hành vi chiếu vật là quan hệ chiếu vật. 2. Quan hệ chiếu vật và chiếu vật.Quan hệ chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn với sự vật, hiện tượng được nói tới trong một ngữ cảnh nhất định nói cách khác là trong một hệ quy chiếu nhất định. Chiếu vật là những phương tiện mà nhờ đó người nói phát ra một biểu thúc ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói tới. 3. Nghĩa chiếu vật và biểu thức chiếu vậtBiểu thức chiếu vật là kết cấu ngôn từ (từ, cụm từ, câu) dùng để chiếu vật. Nghĩa chiếu vật là sự vật tương ứng với một biểu thức chiếu vật. Để xác định được một nghĩa chiếu vật, người nghe cần xác định được : + Hệ quy chiếu của diễn ngôn + Sự vật nào được nói tới.VD: “Băng nổi trên nước” “Trời mưa” “Tôi đói”4. Các loại chiếu vật.Chiếu vật cá thể: VD: “Cô gái mặc váy xanh” Chiếu vật loại: VD: “Sinh viên có cơ hội lớn” Chiếu vật một số cá thể: VD: “Những con cá trong bể nước” Chú ý: Chiếu vật một số cá thể khác chiếu vật tập hợp: VD: “các sinh viên” và “nhóm sinh viên”Các phương thức chiếu vật1. Dùng tên riêngTên riêng là gì? Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật, chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó.Hai cách sử dụng chính của tên riêng: +Sử dụng trong chức năng xưng hô. VD: Cô Hoa, cô Lan… + Sử dụng theo lối dịch chuyển phạm trù theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ. VD: “cụ Tiên Điền” để chỉ Nguyễn Du bởi vì Tiên Điền là tên làng quê hương ông. Đôi khi để tránh mơ hồ khi gặp các tên riêng trùng nhau, chúng ta thuờng dùng các định ngữ hoặc các tiểu danh sau tên riêng. VD: phố cổ Hội An, phố cổ Hà NộiHai cách sử dụng: sử dụng trong xưng hô và sử dụng theo lối dịch chuyển phạm trù đều nằm trong chức năng chiếu vật. Thậm chí, đôi khi tên riêng còn được dùng để tiêu biểu cho, tượng trưng cho một đặc điểm, phẩm chất thuộc tính nào đó. VD: “Cái dáng dấp Hà Nội trong cách nói năng, ăn mặc của anh ta”2. Biểu thức miêu tảNgười nói (viết) thường dùng biện pháp miêu tả để tạo ra các biểu thức miêu tả chiếu vật để giúp cho người nghe (người đọc) dễ dàng suy ra nghĩa chiếu vật cá thể của một biểu thức chiếu vật không phải là tên riêng nào đó. - Miêu tả chiếu vật là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung, nhờ các yếu tố phụ mà tách được sự vật- nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật khác cùng loại với chúng.Ví  dụ: Cái bàn nhà bạn Thanh là một biểu thức chiếu vật cá thể. Các yếu tố phụ cái, nhà bạn Thanh đã tách cái bàn đang được nói tới ra khỏi cái bàn nói chung. - Các  đặc điểm của biểu thức miêu tả:Biểu thức miêu tả tương đương với một tên riêng vì nó đã thu hẹp phạm vi chiếu vật của tên chung đến cực tiểu: Nghĩa chiếu vật của một biểu thức miêu tả chỉ còn là một cá thể như nghĩa chiếu vật của tên riêng. Biểu thức miêu tả bao giờ cũng phải có một tên chung làm trung tâm. Cái tên chung làm trung tâm này đóng vai trò như các từ chỉ phạm trù trong một biểu thức chiếu vật tên riêng. Trong tiếng Việt có những loại từ ( bao gồm cả những từ chỉ đơn vị, hành động, trạng thái, không gian... như trận, cơn, cú, nỗi, niềm…) mà nghĩa phạm trù hết sức khái quát. Tiếng Việt có thể dùng các danh từ đơn vị này để tạo ra các biểu thức miêu tả khi người nói (viết) chưa biết hay không biết tên chung chỉ loại của sự vật đó. Ví  dụ:Một người nói nào đó có thể tạo ra biểu thức miêu tả tấm kim loại song song trong bình ác quy để chiếu vật cái sự vật đó có tên chung là cực. Tấm là từ chỉ đơn vị có nghĩa rất khái quát nói trên.Điều chung nhất chi phối các miêu tả chiếu vật là : các yếu tố miêu tả của biểu thức miêu tả̉ chiếu vật không cần thật nhiều, thật đầy đủ, chỉ cần nêu ra một vài dấu vết mà người nói cho rằng đủ̉ cho người nghe dựa vào đó mà xác định được nghĩa chiếu vật của biểu thức là được. Những yếu tố này thường phải là những yếu tố có thể trực tiếp quan sát được ngay khi hội thoại miệng. Quy tắc miêu tả chiếu vật này giúp cho ta thấy bản chất xã hội của hành vi chiếu vật. Chiếu vật không phải là hành vi đơn phương do người nói (viết) quyết định. Nó đòi hỏi sự cộng tác của người tiếp nhận. Sự cộng tác ở đây thể hiện dự đoán của người nói về năng lực suy ý chiếu vật từ biểu thức miêu tả của người nghe (đọc). Giả sử A là sự vật định chiếu vật. Nếu Sp2 đã biết đôi chút về A thì Sp1 sẽ dùng ít yếu tố miêu tả̉, Sp2 chưa biết gì thì yếu tố miêu tả phải nhiều. Biểu thức miêu tả được chia thành biểu thức miêu tả xác định và biểu thức miêu tả̉ không xác định. Trong tiếng Anh biểu thức miêu tả xác định danh từ có mạo từ the, biểu thức miêu tả danh từ không xác định có a đằng trước. Trong tiếng Việt, cụm từ có một ở trước thường là biểu thức miêu tả chiếu vật không xác định. Tên riêng không phải bao giờ cũng có ý nghĩa xác định. Nghe hay đọc một tên người chẳng hạn, có khi Sp2 chỉ biết rằng Sp1 muốn nói đén một người, còn người đó là người nào vẫn chưa xác định được đối với anh ta. Để chiếu vật chúng ta dùng biểu thức miêu tả. Tuy nhiên không phải biểu thức miêu tả nào trong diễn ngôn cũng có chức năng chiếu vật. Rất nhiều trường hợp biểu thức được dùng để miêu tả, giúp cho người nghe, người đọc hiểu biết đầy đủ hơn về sự vật-nghĩa chiếu vật.Biểu thức miêu tả cũng có thể chiếu vật cá thể, chiếu vật một số và chiếu vật loại. Cũng có những biểu thức miêu tả có chức năng thuộc ngữ, không có chức năng chiếu vật. Ví  dụ:Một Việt Kiều trong phát ngôn:Cô  ta muốn lấy một Việt Kiều.Có chức năng thuộc ngữ (một người nào đó có đặc tính là Việt Kiều). Nó không phải là biểu thức chiếu vật loại hay một số (vì một người chỉ có thể lấy một người). Nó có chức năng chiếu vật cá thể không xác định trong phát ngôn:Chồng cô ta là một Việt Kiều.Tóm lại tuy khác nhau về hình thức nhưng tên riêng và biểu thức miêu tả cùng chịu sự chi phối của những quy tắc chiếu vật và sử dụng chung. Chỉ xuất1 Định nghĩa Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Quy tắc điều khiển chỉ trỏ : sự vật được chỉ trỏ phải ở gần ( trong tầm với của người chỉ và trong tầm nhìn của cả người chỉ lẫn người được chỉ ) đối với một vị trí được lấy làm mốc. Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ, tính theo hướng nhìn thẳng của người này. Tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống từ chuyên chiếu vật theo phương thức chỉ xuất. Đó là các từ chỉ xuất thuộc các từ loại như đại từ, tính từ, trạng từ… Tổ hợp từ có từ chỉ xuất là một biểu thức chỉ xuất.Xét các ví dụ sau : “ Mình vừa mua cuốn từ điển này đấy !” Khi chúng ta nói “cuốn từ điển này” thì từ này cho chúng ta biết rằng cụm từ “cuốn từ điển này” ứng với sự vật cuốn từ điển đang ở trước mắt, đang được người nói đề cập đến. Chiếc xe đạp kia là của anh ấy. Mùa xuân năm ấy chị đã xa gia đình. Các từ ấy, nọ, kia … cũng có tính chất chỉ hiệu. Mặc dù chúng không qui chiếu vào một vật cố định nhưng khi được dùng kèm với một danh từ nào đó, chúng đều cho chúng ta biết rằng cái vật mà danh từ biểu thị đang có mặt hay đang được nói tới trong cuộc giao tiếp đang diễn ra. - Trong các ngôn ngữ có ba phạm trù chỉ xuất : phạm trù ngôi, phạm trù chỉ xuất không gian, phạm trù chỉ xuât thời gian.Phạm trù xưng hô.Định nghĩa : - Phạm trù xưng hô (pham trù ngôi) bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình vào diễn ngôn (đối xưng).- Phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp hàng ngày trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là người nói. Khi vai trò người nói luân chuyển thì ngối thứ nhất, ngôi thứ hai cũng thay đổi theo.- Quan hệ vai giao tiếp là cốt lõi của việc xưng hô. Ngoài cốt lõi vai, từ xưng hô còn thể hiện vị thế xã hội, thể hiện các mức thân cận khác nhau, đảm bảo sự lịch sự của người nói đối với người cùng giao tiếp và phải phù hợp với ngữ vực của cuộc giao tiếp. Bằng cách lựa chọn từ đế xưng hô, người nói định một khung quan hệ liên kết cá nhân cho mình và cho người đối thoại với mình. =>Từ xưng hô là công cụ để người nói đưa mình và người đối thoại và diễn ngôn và còn là ,công cụ để người nói tự mình bó buộc mình và người nghe trong khuôn khổ một kiểu liên kết cá nhân nhất định.Trong tiếng Việt, chúng ta dùng các phuơng tiện sau để xưng hô: + Tên riêng + Các danh từ thân tộc: Gồm 3 nhóm: (u, bầm, bủ, tía, ba, má…), (chị, em, chú, bác, cha, mẹ, cháu, con…), và nhóm (anh họ, ông nội, bà ngoại, chị họ, dâu, rể,…). Nhóm 1 chỉ dùng để xưng hô không dùng để miêu tả, nhóm 2 dùng vùa xưng hô vừa miêu tả, Nhóm 3 chỉ dùng để miêu tả không dùng để xưng hô. + Các từ chỉ chức nghiệp: Bác sĩ, giáo sư, giám đốc, thầy giáo, lớp trưởng, thủ truởng,….. + Những từ chuyên dùng để xưng hô: ngài, trẫm, lão, thần, khanh, ngu huynh, hiền đệ….. + Một số tổ hợp dân dã đã cũ: anh cò, anh hĩm, chị đỏ,…Phân biệt biểu thức xưng hô với biểu thức gọiNhững nhân tố chi phối việc dùng các từ xưng hô trong giao tiếp: + Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp ( Vai nghe, nói) + Xưng hô phải thể hiện quan hệ quyền uy + Xưng hô phải thể hiện quan hệ thân cận + Xưng hô phải phù hợp với ngữ vực + Xưng hô phải thích hợp với thoại trường (Phù hợp với quan hệ xã hội, hoàn cảnh giao tiếp, địa điểm giao tiếp… + Xưng hô phải thể hiện đựơc thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. =>Tuỳ theo sự biến động của 6 nhân tố trên mà người nói sẽ lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp với mục đích giao tiếp, chiến lược giao tiếp của mình và thích hợp với sự chấp nhận của nguời nghe.3 Chỉ xuất không gian, thời gian Chỉ xuất không gian, thời gian là phương thức chiếu vật bằng cách chỉ ra sự vật (sự kiện) – nghĩa chiếu vật theo vị trí của nó trong không gian và thời gian. Điểm mốc và phương làm phân chia chỉ xuất không gian, thời gian khách quan và chủ quan 3. a,Chỉ xuất không gian, thời gian chủ quan.Khái niệm : Định vị chủ quan là định vị khi người nói tự lấy mình khi đang nói lời nói chứa biểu thức chiếu vật làm gốc.Định vị không gian:- Điểm mốc để định vị không gian: “ tôi, ở đây ”. Tuy nhiên những khái niệm chỉ không gian chỉ mang tính tương đối và còn phụ thuộc nhiều vào quan niệm chủ quan của người phát ngôn.VD : Đi lại đây! – “đây” là chỗ đứng hẹp của người nói Sống ở đây dễ chị thật – “đây” có thể là một tòa nhà, một phường, một làng, một thành phố thậm chí là một quốc gia…- Phương hay hướng nhìn khi chiếu vật theo lối định vị không gian. Nói chung không ai dùng từ “này” hay quặt tay ra sau lưng để chỉ xuất một vật rất gần, hoặc khi người nói nhìn thấy nhưng người nghe không thấy thì cũng không thể dùng biểu thức chiếu vật để định vị.Định vị thời gian : Là định vị lấy thời điểm nói năng làm điểm gốc như đã nói ở trên. Tất cả xoay quanh điểm gốc “bây giờ”. Bây giờ là thời điểm người nói đang giao tiếp chứ không bị khuân định một cách chặt chẽ vào lời nói như ở định vị không gian.Xét các ví dụ : Mình sẽ tới ngay bây giờ .=> “bây giờ” là một thời gian nhỏ về thời lượngBây giờ còn đang trẻ => “bây giờ” ở đây tính bằng năm chứ không tính bằng tháng ngày được. =>độ rộng của thời gian điểm gốc cũng mông lung như không gian điểm gốc. tháng này, ngày này, năm này bao gồm cả thời gian điểm gốc, nhưng chủ nhật này, thứ ba này…không được xem là điểm gốc bây giờ.3.b, Chỉ xuất không gian, thời gian khách quanĐịnh nghĩa: chỉ xuất khách quan là chỉ xuất lấy một điểm không gian hay một điểm trong diễn tiến của sự kiện khách quan làm điểm gốc, không phải lấy tôi, ở đây, bây giờ làm gốc như trong chỉ xuất chủ quan.Về không gian .Điểm gốc : “ấy, cái ấy” ( cái nọ, cái kia )Vd : lấy cho tôi cái ấy; lấy cho tôi cái nọ; lấy cho tôi cái kia.Nhìn chung, sự định vị trong các ngôn ngữ đều dựa trên nguyên tắc tự ngã trung tâm – lấy người nói làm gốc để qui chiếu và lấy tình thế giao tiếp mặt đối mặt giữa người nói với người nghe làm tình thế chuẩn.Về thời gian .- Ở đây có sự phân biệt giữa thời gian của chính sự kiện( thời gian lịch sử, thời gian của chuyện ) với thời gian tự sự và thời gian của sự trần thuật, còn gọi là thời gian phát ngôn.Xét ví dụ sau: trong truyện “ Bữa rượu máu ” có ba trục thời gian thể hiện như sau :Thời gian sự kiện : Quan Đổng lí gọi Bát Lê đến giao việc- Bát Lê tập chém- Bát Lê “ tổng diễn tập ” chém- Bát Lê chém người ở pháp trường.Nguyễn Tuân tổ chức lại thành thời gian sự kiện : Bát Lê tập chém – Quan Đổng lí gọi Bát Lê giao việc – Bát Lê tổng diễn tập- Pháp trường.Thời gian phát ngôn : thời gian hàng chục năm sau Nguyễn Tuân thuật lại chuyện đó cho các độc giả biết( khoảng 40 năm sau vụ án)=>Thời gian sự kiện, thời gian tự sự, thời gian phát ngôn là ba trục thời gian chi phối tất cả cấu trúc thời gian của một câu chuyện. Đằng sau chỉ xuất khách quan vẫn là sự chỉ xuất chủ quan bởi xét đến cùng không gian nào của thực tế hay thời điểm nào của sự kiện cũng tùy thuộc vào ý định và chiến lược của người nói.3. c, Chỉ xuất trong diễn ngôn ( chỉ xuất trong văn bản )Định nghĩa. - Chỉ xuất trong diễn ngôn là chỉ xuất sự vật đang được nói tới trong một lời nói, một phát ngôn theo việc nó đã được nói đến trong tiền văn hay có sẽ được nói tới trong hậu văn hay không. - Chiếu vật trong diễn ngôn là chiếu vật theo lối thay thế : biểu thức chiếu vật đang được nói tới trong một phát ngôn được dùng để thay thế cho sự vật đã được nói trước trong tiền văn hoặc sẽ được nói tới trong hậu văn.Xét ví dụ sau : “ Lớp bàn về khuyết điểm của Quân trong học tập. Về điều ấy, tôi có ý kiến như thế này : Quân đã tỏ ra không tôn trọng tập thể ” Biểu thức “ điều ấy ” thay thế cho biểu thức chiếu vật “ khuyết điểm của Quân trong học tập ” đã được nói ở tiền văn. Biểu thức này có tính chất hồi chỉ.Biểu thức “ như thế này ” thay thế cho điều được nói đến ở sau: Quân đã tỏ ra… biểu thức này có tính chất khứ chỉ. Sự vật được chỉ xuất trong diễn ngôn thường đã nằm trong ý thức của người nghe và người nói. Ngôi thứ ba được thay thế phải nằm trong ý thức của cả người nói lẫn người nghe. Việc dùng từ “ấy” vốn là từ định vị không gian khách quan để tạo nên các biểu thức ngôi thứ ba : cái ấy, điều ấy, vật ấy, người ấy, ông ấy… có nguyên do là ở đây. Phần 2: Hành vi ngôn ngữI/ Định nghĩaII/ Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi, động từ ngữ viIV/ Điều kiện sử dụng các hành vi ở lờiIV/ Phân loại các hành vi ngôn ngữV/ Những vấn đề hiện nay về các hành vi ở lờiVI/ Hành vi ở lời gián tiếpI/ Định nghĩaI-1. Phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi a) Phát ngôn khảo nghiệm Austin nhận thấy rằng ,cho đến thời gian đó,các nhà lôgic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm tới những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định ,trần thuyết .xác tín.miêu tả) xem chúng là đối tượng nghiên cứu cơ bản .Những câu này về mặt ngữ nghĩa đều có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn lôgic đúng –sai. - Còn những phát ngôn khác ,mặc dù rất giống với những phát ngôn khảo nghiệm (constataifs) về hình thức nhưng không thể đánh giá nội dung theo tiêu chuẩn đúng-sai lôgic. Đó là những câu như Anh cho tôi biết bây giờ là mấy giờ rồi ;Trời ơi !;Chúng được xem là những câu giả - khẳng định (pseudo-affirmatifs) hoặc những câu vô nghĩa(non-sens).b) Phát ngôn ngữ vi- Chúng được phát ngôn ra không nhằm trình bày một kết quả khảo nghiệm ,một sự miêu tả về các sự vật,sự kiện,chúng không phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm một việc gì đó như việc hỏi ,việc đánh cược,viêc bộc lộ cảm xúc của người nói.Là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ta thì đồng thời người ta thực hiện ngay việc được biểu thị trong phát ngôn.I/ Định nghĩaI-2. Các hành vi ngôn ngữ Asutin cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn :hành vi tạo lời (acte locutoire), hành vi mượn lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (illocutoire)1. Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm ,từ vựng,các kiểu kết hợp câu …để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung.Một bộ phận của hành vi tạo lời đã lã đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tiền dụng học.2. Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ,nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe .người nhận hoặc ở chính người nói .- Ví dụ ,nghe thông báo trên đài phát thanh :Ngày mai ,6 tháng 5 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn,gió mạnh ,sức gió cấp 4,cấp 5 tức 40 đến 50 km một giờ.Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn .Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành vi ở lời.3. Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng.Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ ,có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận .- Ví dụ về hành vi ở lời ;hỏi ,yêu cầu ,ra lệnh ,mời hứa hẹn ,khuyên bảo..Khi chúng ta hỏi ai về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta,cho dù trả lời không biết,không trả lời ,không đáp lại câu hỏi ,người nghe bị xem là không lịch sự .Phân biệt hành vi mượn lời và ở lời- Theo O Ducrot, hành vi ở lời thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại, đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó. Ví dụ, khi ta hứa với ai điều gì đó, thì ta bị ràng buộc trách nhiệm phải thực hiện lời hứa. Khi ra lệnh cho ai, chúng ta phải chịu trách nhiệm về cái lệnh của mình và đặt người nghe vào tình trạng phải thực hiện (nếu không thực hiện thì ít ra phải thấy “áy náy”) Xét 2 hành vi ngôn ngữ sau:i) Cuối tháng rồi, đưa tiền đây.ii) Anh đưa em tiền để đóng học cho con. Ở hành vi thứ nhất, hiệu quả mà phát ngôn mang lại là hiệu quả mượn lời, rất phân tán, không thể tính toán được. Người nghe trong trường hợp này có thể bực tức trước thái độ của người nói mà không đưa tiền. Xem xét hành vi thứ hai, đây cũng là hành vi ra lệnh, nhưng lại có hiệu quả ở lời, vì nó trói buộc trách nhiệm của người nghe với việc học của người con. Dù không làm theo yêu cầu của hành vi ở lời này, thì người nghe cũng không thể nào thản nhiên, vô tư như trước.- Các hành vi mượn lời và ở lời đem lại cho phát ngôn những hiệu lực nhất định- Lời nói đọi máu, câu tục ngữ này cho thấy người Việt Nam đã ý thức được một cách cụ thể, bằng sinh mạng hiệu lực của các phát ngôn.- Các phát ngôn ngữ vi là sản phẩm, cũng là phương tiện của các hành vi ở lời.II/ Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi, động từ ngữ viII-2. Phát ngôn ngữ vi (PNNV) và biểu thức ngữ vi - PNNV là sản phẩm của 1 hành vi ở lời khi hành vi này được thực hiện 1 cách trực tiếp và chân thực.PNNV có 1 kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Đó là biểu thức ngữ vi. iVí dụ phát ngôn vi cam kết sau: Xin mẹ yên tâm, con sẽ không bao giờ gian lận trong thi cử Có biểu thức ngữ vi là con sẽ không … thi cử và 1 thành phần mở rộng do hành vi cầu khiến tạo ra: Xin mẹ yên tâm ! Thành phần mở rộng này không chỉ đi với hành vi cam kết như trong ví dụ mà còn có thể đi với các hành vi ở lời khác như xác tín, đánh giá, nhận định….Biểu thức ngữ vi(BTNV) là những thể thức nói đặc trưng cho một hành vi ở lời. Nói như vậy có nghĩa là về nguyên tắc, trừ những trường hợp gián tiếp, có bao nhiêu hành vi ở lời thì có bấy nhiêu BTNV. BTNV là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các hành vi ở lời. Nhờ các BTNV chúng ta nhận biết được các hành vi ở lời.oMỗi BTNV được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ những dấu hiệu này mà các BTNV phân biệt với nhau. Searle gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force indicating devices – IFIDs). Đóng vai trò IFIDs là: IFIDsa) Các kiểu kết cấu: Kết cấu không chỉ là những kiểu câu có mục đích nói hết sức sơ lược và khái quát như trần thuyết, hỏi, cầu khiến, cảm thán với những dấu hiệu chung chung mà còn bao gồm những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời. Ví dụ thuộc kết cấu cầu khiến, không chỉ có các kiểu quen thuộc: (Hãy) học đi !; Đừng (chớ) làm ồn (nữa) ! mà còn có các kết cấu như: Làm ơn đưa hộ cái bình nước !; Xin đề nghị quý ông xem xét ra quyết định !; Xin Phật tổ phù hộ đồ trì !; Lên đường nào !; Học thôi !;…IFIDs b) Những từ ngữ chuyên dùng trong các BTNV: Những từ ngữ này dùng để tổ chức kết cấu và là các dấu hiệu. Nhờ chúng mà ta biết được hành vi nào đang được thực hiện.BTNV hỏi: có (đã) … không (chưa) ?; Có phải … hay không ? Ai, cái gì, bao giờ, mấy…; À, ư, nhỉ, nhé… chăng ?...BTNV khuyên: nên, không nên.BTNV đánh giá: thật là…IFIDsc) Ngữ điệu: Cùng với 1 tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể, nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho ra các BTNV khác nhau ứng với những hành vi ở lời khác nhau.IFIDsd) Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong BTNV với các nhân tố của ngữ cảnh. Ví đụ: việc “nghỉ 3 ngày” nếu là bắt buộc thì biểu thức:Anh phải nghỉ 3 ngày. là một “lệnh”. Còn biểu thức sau:Anh dược nghỉ 3 ngày. do hành vi cho phép tạo ra.II-2. Động từ chỉ hành vi ngôn ngữ ( speech act verb – còn gọi là động từ nói năng)- Động từ nói năng là những động từ biểu thị, gọi tên các hành vi ngôn ngữ Động từ nói năngĐộng từ vừa chỉ cách thức, vừa chỉ hiệu quả mượn lời, vừa chỉ hiệuquả ở lờiVí dụ: hỏi vặn, vặnĐộng từ nói năng thuần khiết (chỉ có hiệu lực ở lời)Ví dụ: hỏiĐộng từ chỉ cách thứcnói năngVí dụ: làu bàuII-3. Động từ ngữ vi1. Khái niệm * Austin xây dựng lý thuyết này bắt đầu từ khái niệm động từ ngữ viVí dụ:(1a): Cháu chào bác ạ!  (1b): Tụi chúc anh lên đường may mắn!  (1c): Tụi khuyên anh nên nghỉ vài hôm.→ “chào, chúc, khuyên” là những động từ ngữ vi. - Động từ ngữ vi ( động từ ngôn hành) là những động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, nghĩa là thực hiện chức năng ở lời và đó là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị.Xét ví dụ : 1) Tôi rửa tay. 2) Tôi hứa mai tôi sẽ đến.So sánh động từ “rửa” và động từ “hứa” ở 2 ví dụ trên ta thấy rằng khi phát âm động từ “rửa” thì ta chưa thể thực hiện “hứa” hành động đó được ngay, tay không thể sạch ngay vì muốn rửa tay phải cần có xà phòng, nước,… Trái lại, khi phát âm động từ “hứa” thì lập tức việc hứa đó sẽ phát huy ngay hiệu lực, tư cách pháp nhân của người hứa và người được hứa cũng thay đổi từ đó. -Đối với hành vi “hứa” và nhiều hành vi ở lời khác, ta chỉ có thể thực hiện nó bằng lời nói chứ không phảI hành động phi ngôn ngữ. -Đôi khi không cần có biểu thức ngữ vi đi kèm động từ ngữ vi. -Không phải lúc nào động từ ngữ vi cũng có thể thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn. 2. Điều kiện để động từ ngữ vi thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn.+ Ở ngôi thứ nhất+ Thì hiện tại+ Thể chủ động+ Thức thực thi.Vd: 1) Tôi hứa tôi sẽ đến.( “ hứa” trong hiệu lực ngữ vi) 2) Nó hứa nó sẽ đến (“ hứa” trong chức năng miêu tả vì nó được dùng với ngôi thứ 3 số ít, ở thì quá khứ, kể lại hành động do người khác làm chứ không phải nhân vật tôi) Câu 1 ta có thể thêm các yếu tố như đã, sẽ, đang,…, hôm qua, hồi sáng, …vào trong câu, các yếu tố này gọi là yếu tố biến thái - Hôm qua, tôi hứa tôi sẽ đến.>>> Tác dụng: Các yếu tố này làm mất hiệu lực ngữ vi của động từ ngữ vi, chuyển chúng thành động từ mieu tả thông thường, chuyển biểu thức ngữ vi nguyên cấp thành biểu thức miêu tả. 3. Phân loại động từ nói năng trong tiếng Việt ( theo khả năng dùng theo hiệu lực ngữ vi) Có 3 loại:Động từ miêu tả hành vi ở lời( khoe, chê, doạ,..)Động từ ngữ vi chỉ dùng trong chức năng ngữ vi( đa tạ, đội ơn,cảm tạ,…)Động từ vừa dùng trong chức năng ngữ vi, vừa dùng trong chức năng miêu tả( hứa, mời,tuyên bố,…)II-4. Biểu thức ngữ vi nguyên cấp (hàm ẩn) và biểu thức ngữ vi tường minh Khái niệm: Biểu thức ngữ vi là những biểu thức trực tiếp có hiệu lực ở lời.Phân loại: Có 2 loại: Biểu thức ngữ vi tường minh: Là biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi. Ví dụ: Tôi hỏi lát nữa anh có đi không?Tôi khuyên anh nên bỏ thuốc lá đi.Biểu thức ngữ vi nguyên cấp( hàm ẩn): Là biểu thức ngữ vi không có động từ ngữ vi nhưng vẫn có hiệu lực ở lời. Ví dụ: Mai anh có đi không? Anh nên bỏ thuốc lá đi.Chú ý: Do số lượng hành vi ỏ lời rất lớn cho nên những kiểu câu phân chia theo theo mục đích nói của ngữ pháp tiền dụng chưa thể phản ánh hết các hành vi ở lời của ngôn ngữ. Ví dụ : Mai anh có đi không?Dựa vào câu này ta không thể biết đó biểu thức nguyên cấp của hành vi hỏi hay cầu khiến.3. Cách xác định một phát ngôn là biểu thức ngữ vi nguyên cấp của hành vi nào đó:- Ngữ cảnh- Khả năng tái lập hoặc bổ sung các IFIDs cho phát ngôn đó.- Phát ngôn hồi đáp của người nghe. Ví dụ:Mai tôi sẽ đến.Trường hợp 1: Tường minh hoá: Tôi hứa mai tôi sẽ đến. Sp2 hồi đáp : Vậy thì tốt. Tôi sẽ đợi anh cùng đi.>>> Biểu thức hứa hẹn.Trường hợp 2: Tường minh hoá: Liệu hồn! Mai tôi sẽ đến nữa. Không lo liệu xong vụ này tôi cho ra bã. >>> Biểu thức đe doạ. Biểu thức ngữ vi nguyên cấp thường được dùng trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ. >>>Phải quy một phát ngôn” mơ hồ” về hiệu lực ở lời, tức mơ hồ về tư cách biểu thức của nó về một biểu thức ngữ vi nào đó thì cuộc giao tiếp bằng biểu thức ngữ vi mới diễn ra thuận lợi.- Trong tiếng Việt có những hành vi ở lời được thực hiện bằng các biểu thức ngữ vi sau:+ Những hành vi ở lời nhất thiết phải được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi tường minh: mời, tuyên án, xin lỗi, cám ơn,cam đoan,…+ Những hành vi chỉ được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp: khoe, rủ, chửi,…+ Những hành vi vừa được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp, vừa được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi tường minh: hứa, khen, công bố,… -- Trong sử dụng không có biểu thức nào, không một phát ngôn nào không phải là sản phẩm của hành vi ở lời.- Tất cả các phát ngôn ngữ vi không phải khảo nghiệm( miêu tả) đều có thể khảo nghiệm hoá.Ví dụ: Phát ngôn: Anh đi đâu đấy?Có thể khảo nghiệm hoá: Tôi không rõ anh đang đi đâu nên tôi muốn anh cho tôi biết nơi đó.Hay: ôi! Vui quá!Có thể khảo nghiệm hoá: Tôi cảm thấy vui quá nên tôI phảI la lên.Hiệu lực ở lời của phát ngôn hỏi, phát ngôn cảm thán và phát ngôn khảo nghiệm hoá chúng đối với Sp2 là khác nhau.II-5. Thất bại của giả thuyết ngữ vi Theo Ross, tất cả các câu trần thuyết đều phát sinh từ một cấu trúu ngữ pháp sâu có dạng S1NP[+1st] V NP S2 (trần thuyết;thực thi)Trong đó: S1 là câu lớn (biểu thức ngữ vi tường minh)               S2 là câu nhỏ nằm trong S1(biểu thức ngữ vi nguyên cấp)               NP1 là cụm danh từ làm chủ ngữ               NP2 là cụm danh từ thứ hai chỉ người nghe              V biểu thị trần thuyết               M là tình thái trong S2Ví dụ:NP1        V                 NP2               S2Tôi   /   khẳng định /    với anh /     trời mưa                               S1Theo một số tác giả khác, các câu đều có cấu trúc ngữ vi tường minh sâu. G.Yule tóm lược thành:I (hereby) Vp you (that) UTrong đó: I là ngôi thứ nhất                  Hereby tạm dịch là "bằng lời nói này"                  You là ngôi thứ hai (người nghe)                  Vp là động từ ngữ vi biểu thị                  U tương đương với S2 trong mô hình của Rossví dụ: "Quét  nhà đi" có thể cải biên thành "Tôi bằng lời nói này lệnh cho anh quét nhà đi".2. Nguyên nhân thất bại của giả thuyết ngữ vi  Thứ nhất, nhiều biểu thức ngữ vi nguyên cấp không thể tường minh hoá bằng biểu thức ngữ vi tường minh, nghĩa là hành vi ngôn ngữ tạo ra biểu thức nguyên cấp đó không có động từ nói năng biểu thị hoặc động từ nói năng biểu thị hành vi ngôn ngữ đó không thể dùng trong chức năng ngữ vi. Thứ hai, việc tường minh hoá biểu thức ngữ vi nguyên cấp có thể làm thay đổi ngữ nghĩ của phát ngôn.II-6. Các loại động từ ngữ viTheo Jenny Thomas, có bốn nhóm như sau:1.Động từ ngữ vi siêu ngôn ngữ(metalingusitic perfomative) Đây là động từ ngữ vi được dùng trong biểu thức ngữ vi tường minh, có tác dụng giải thích hành vi ở lời được thực hiện bởi biểu thức ngữ vi nguyên cấpVí dụ: "Tôi sẽ đến" có thể tường minh hoá thành "Tôi hứa tôi sẽ đến"hoặc "Tôi báo cho các anh tôi sẽ đến"2. Động từ ngữ vi nghi thức:Được dùng trong những biểu thức ngữ vi tường minh do các hành động xã hội đòi hỏi có những thiết chế, nghi thức.Ví dụ : hành động như tuyên án, xoá án, miễn nhiệm,......3. Động từ ngữ vi cộng tác:Đây là những động từ ngữ vi ứng với những hành vi ở lời nói có ít nhất hai người mới thực hiên đượcVí dụ: thách, cược,.......4. Đông từ ngữ vi tập thể:Là những động từ ngữ vi ứng với những hành động ở lời nói có thể do nhiều người cùng tham giaVí dụ: Toà tuyên án thị X 5 năm tù giam        "Toà" là tập thể các thẩm phán mà chủ tịch hội đồng xét xử đại diện nói raIII. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lờiIII–1. Định nghĩa điều kiện sử dụngĐiều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó.VD: Trong hành vi hứa hẹn chân thực, người hứa hẹn có ý định thực sự thực hiện lời hứa của mìnhIII-2. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời theo AustinAustin xem các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện “may mắn” ( felicity conditions ) nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới “thành công”, đạt hiệu quả. Nếu không nó sẽ thất bại. Những điều kiện may mắn của Austin là như sau:(1) Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng có tính quy ước.VD: I hereby divorce you.( Tôi bằng lời nói này li dị cô )ở Anh và Việt Nam không có thủ tục li dị bằng lời nói của người chồng, do đó điều kiện A- (1) không đảm bảo. Trái lại, ở các nền văn hóa Hồi giáo người chồng chỉ cần nói liên tục 3 lần một lời nói như trên là việc li dị đã hoàn tất.A - (2) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục.VD: Một cuộc lễ đặt tên thánh không đạt kết quả khi thí dụ như vị linh mục làm lễ, gọi tên Paul cho đứa bé trước đó đã được gia đình thỏa thuận đặt tên là Josepth. Điều kiện A- (2) không bảo đảm.B - Thủ tục phải được thực hiện (1) một cách đúng đắn và đầy đủ (2).VD 1: Tớ cuộc một chầu bia túy lúy đội MU sẽ thắng 2 – 1.Nếu như người nghe nói “thế à” , thay vì “cuộc thì cuộc” thì sự đánh cuộc vẫn không thành, do điều kiện B(1) không đảm bảo.VD 2: Tớ với cậu đánh cuộc trận này nào.Nếu người nói không đưa ra điều kiện thắng thua, thưởng phạt thì cuộc đánh cuộc cũng không diễn ra vì được thực hiện không đầy đủ, điều kiện B(2) không bảo đảm.C- Thông thường thì những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có.VD: Khi một ông thủ trưởng hứa sẽ cho một nhân viên nghỉ mà không có ý định cho anh ta nghỉ là đã vi phạm điều kiện C.Hành vi ở lời theo Austin là cái được thực thi một cách trực tiếp bởi một hiệu lực có tính quy ước đi liền với một kiểu phát ngôn nhất định, phù hợp với một thủ tục cũng có tính quy ước, chính vì vậy mà hành vi ở lời mới có tính xác định.Tính xác định bởi quy ước của các hành vi ở lời là cái làm thay đổi tư cách pháp nhân của những người tham gia và hành vi ở lời khi nó được phát ra.VD: Hành vi ở lời cam đoan có những quy ước nhất định buộc người cam đoan và người được cam đoan phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ họ sẽ bị xã hội phê phán, có khi còn bị đưa ra tòa.Nội dung của phát ngôn khảo nghiệm bao giờ cũng được đánh giá theo tiêu chí đúng - sai logic, còn đối với chính hành vi ở lời tạo ra chúng tức hành vi khảo nghiệm thì được đánh giá theo tiêu chí may mắn hay không may mắn.VD 1: “Tôi cam đoan Trái Đất hình vuông”Nội dung của câu sai logic, hành vi cam đoan đã xảy ra rồi, vấn đề đúng – sai logic không đặt ra nữa.VD Avatar

    Thanks bạn nha. tài liệu rất hay. ^^

    Nguyễn Đức Toàn @ 09h:36p 25/05/12 No_avatar

    cảm ơn bạn nhiều nhé!

    Nguyễn Dũng @ 13h:10p 08/04/13   ↓ ↓ Gửi ý kiến ©2008-2017 Thư viện trực tuyến ViOLET Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần Mạng giáo dục Bạch Kim - ĐT: 04.66745632 Giấy phép mạng xã hội số 16/GXN-TTĐT cấp ngày 13 tháng 2 năm 2012

    Từ khóa » Khi Sp2 Không Xác định được Nghĩa Chiếu Vật Sp1 Phải Làm Thế Nào