Đàn Nguyệt Có Tên Gọi Khác Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Đàn nguyệt hay còn gọi là đàn kìm, loại nhạc cụ này có xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam và trở thành nhạc cụ không thể thiếu trong nhiều hoạt động trình diễn dân gian của nước ta. Vậy đàn kìm là gì? Đàn kìm có mấy dây? Hãy cùng tìm hiểu về đàn kìm trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính Show- 1. Tìm hiểu đàn kìm là gì? Đàn kìm có mấy dây?
- 2. Màu âm của đàn nguyệt
- 3. Cấu tạo của đàn nguyệt
- 4. Kỹ thuật trình diễn đàn nguyệt
- 5. Đàn kìm giá bao nhiêu?
1. Tìm hiểu đàn kìm là gì? Đàn kìm có mấy dây?
Đàn kìm hay đàn nguyệt có xuất xứ từ Trung Quốc, đây là một nhạc cụ dây gẩy quan trọng trong dàn nhạc kinh kịch Bắc Kinh, thường đảm nhận vai trò là nhạc cụ giai điệu chính thay cho phần dây cung. Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây.
Nguyệt cầm của Trung Quốc thường dùng trong kinh kịch, hòa âm trong dàn nhạc bát âm cung đình, các bài hát dân ca,nhạc cổ phong Trung Quốc, C-pop, EDM…
Loại nhạc cụ này đã được du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Lý, trong vùng miền Nam chúng còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tựa như hình mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”.
Sau khi du nhập, đàn nguyệt nhanh chóng được Việt hóa, có mặt trong tổ chức dàn nhạc cung đình phục vụ cho tế lễ Phật giáo và trở thành nhạc cụ được yêu thích nhất trong họ dây gảy của người Việt.
Đàn nguyệt thường được dùng để độc tấu, hòa tấu với nhiều ngón chơi độc đáo như ngón nhấn, ngón vê, ngón luyến… Màu âm đàn nguyệt tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc. Đàn Nguyệt được sử dụng trong hát ca trù, chầu văn, ca Huế, đờn ca tài tử, cải lương…
Tìm hiểu đàn kìm là gì? Đàn kìm có mấy dây?
2. Màu âm của đàn nguyệt
Màu âm đàn nguyệt tươi sáng, rộn ràng nên thường dùng để diễn tả tình cảm sâu lắng. Đàn nguyệt có tầm âm rộng hơn hai quãng 8. Tầm âm có thể chia ra 3 khoảng âm với đặc điểm như sau:
- Khoảng âm dưới: tiếng đàn ấm áp, mềm mại, biểu hiện tình cảm trầm lặng, sâu sắc.
- Khoảng âm giữa: là khoảng âm tốt nhất của đàn Nguyệt, tiếng đàn thanh thoát, vang đều, diễn tả tình cảm vui tươi, linh hoạt.
- Khoảng âm cao: tiếng đàn trong sáng nhưng ít vang.
Đàn nguyệt là một loại nhạc cụ được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc “Ngũ tuyệt” của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển. Bốn nhạc cụ kia trong dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo.
3. Cấu tạo của đàn nguyệt
Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau:
– Bầu vang: Đây là bộ phận to nhất trong cả chiếc đàn, bầu vang có hình tròn ống dẹt, với đường kính mặt bầu 30cm và thành bầu 6cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.
– Cần đàn (hay dọc đàn): Bộ phận này của đàn được làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8 – 11 phím đàn. Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.
– Đầu đàn: Có hình lá đề, được gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.
– Dây đàn: Đàn nguyệt có 2 dây, trước đây được làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nylon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ). Cách chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng. Có khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc quãng bảy hay quãng tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng.
Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu văn, tài tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác.
Tìm hiểu đàn kìm là gì? Đàn kìm có mấy dây?
➤ Xem thêm: Tìm hiểu về đàn tranh có bao nhiêu dây?
4. Kỹ thuật trình diễn đàn nguyệt
Nhìn chung, đàn nguyệt có âm sắc trong sáng, ở khoảng âm thấp thì hơi đục. Loại nhạc cụ này có thể diễn đạt nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng.
Ngày xưa, nghệ sĩ biểu diễn đàn nguyệt thường phải nuôi móng tay dài để khảy đàn, ngày nay miếng khảy đàn đã giữ nhiệm vụ này. Một số kỹ thuật sử dụng tay phải trong đàn nguyệt như sau:
– Ngón phi: Đây là lối đánh cổ truyền, không dùng miếng khảy mà sử dụng những ngón tay vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiệu quả âm thanh gần giống như ngón vê. Ngón phi có hai cách diễn như sau:
+ Phi lên: Thường sử dụng trên một dây đàn, bắt đầu từ ngón út rồi lần lượt những ngón khác hất vào dây đàn.
+ Phi xuống: Thường sử dụng trên cả 1 dây đàn hoặc trên cả hai dây. Phi xuống là vẫy nhanh các ngón tay vào dây đàn, bắt đầu từ ngón út (có khi bắt đầu từ ngón trỏ) rồi lần lượt những ngón khác khảy dây đàn.
Khi biểu diễn ngón phi, người ta thường dùng 4 ngón tay (không sử dụng ngón tay cái). Nếu đánh bằng miếng khảy đàn họ chỉ sử dụng 3 ngón vì ngón cái và ngón trỏ phải giữ miếng khảy.
– Ngón vê: Người chơi sử dụng ngón này để khảy liên tiếp trên dây đàn. Kỹ thuật này thường dùng trong nhạc hát văn. Cách vê có thể bằng móng tay hay miếng khảy, vê 1 dây hoặc 2 dây đều được.
– Ngón gõ: Người chơi dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn, mục đích để báo hiệu cho hát, cho các nhạc khí khác hòa tấu hoặc điểm giữa những nhạc cụ, đoạn nhạc hay những lúc các nhạc cụ khác ngưng hoạt động.
– Bịt: Người chơi sẽ làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột. Kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn nguyệt gồm có 12 cách: ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, nhấn luyến, ngón láy, ngón láy rền và ngón láy giật. Trước đây người ta ít sử dụng ngón vuốt, nhưng ngày nay có thể xem nó là kỹ thuật số 9 của tay trái. Kế tiếp là ngón bật dây, âm bội và đánh chồng âm (hợp âm).
5. Đàn kìm giá bao nhiêu?
Đàn nguyệt có rất nhiều loại, có thể là những cây đàn được sản xuất tại Việt Nam, hoặc cũng có thể sản xuất tại nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản. Chính vì vậy, giá thành của loại nhạc cụ này sẽ có sự chênh lệch khá đáng kể, dao động trong khoảng 500.000 đến 10.000.000 VNĐ hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào xuất xứ và chất liệu của đàn.
Tổng hợp
Với vai trò là một nhà sản xuất nhạc cụ truyền thống cao cấp, TẠ THÂM xin chia sẻ một số kiến thức tổng quan về đàn Nguyệt với những người yêu đàn và muốn tìm hiểu về đàn Nguyệt - một trong những nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt. Tạ Thâm hy vọng sẽ giúp các bạn có được những kiến thức bổ ích.
Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy của dân tộc Việt còn gọi là đàn Kìm, đàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm vì mặt đàn hình tròn như mặt trăng rằm nên gọi là đàn Nguyệt. Đàn Nguyệt với nhiều ngón kỹ thuật độc đáo như nhấn, luyến, vê…có nhiều khả năng độc tấu và hòa tấu. Đàn Nguyệt rất phổ biến từ Bắc đến Nam, dễ dàng sử dụng và hợp với tiếng nói của dân tộc.
Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn) khác với đàn Nguyệt của Trung Quốc, đàn Nguyệt Việt Nam có dọc đàn dài hơn và hàng phím cao. Đàn Nguyệt có 8 phím, sau này gắn thêm 2 phím là 10 phím theo hệ thống âm nhạc ngũ cung.
Hình thức cấu tạo:
- Thùng đàn: hình tròn dẹt, có đáy kín, mặt đàn không có lỗ thoát âm như đa số các loại đàn gảy khác, đường kính 36cm đến 37cm (đàn Nguyệt Bắc) và 35cm (đàn Nguyệt Nam).
- Đáy đàn và mặt đàn được làm bằng gỗ ngô đồng nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn gọi là ngựa đàn hoặc yếm đàn. Bộ phận này được làm bằng gỗ trắc.
- Thành đàn (hay còn gọi là hông đàn) được làm bằng gỗ trắc, có chiều cao khoảng 6,4 cm đến 7,7 cm (đàn Nguyệt Bắc) và 6,1 cm đến 6,3 cm (đàn Nguyệt Nam). Chiều dài đàn (được tính từ đầu đàn đến cuối đàn): đàn Nguyệt Bắc có chiều dài khoảng 104 cm đến 106 cm; còn chiều dài của đàn Nguyệt Nam khoảng từ 101cm đến 103 cm.
- Phím đàn: Lúc đầu đàn có 8 phím (6 phím gắn trên cần đàn, 2 phím trên mặt đàn). Sau có mở rộng thêm đến 12 phím với số phím gắn trên cần đàn giữ nguyên (6 phím), số phím còn lại tùy theo ít nhiều sẽ được gắn trên mặt đàn (Hai cây đàn dẫn trên thuộc loại 9 phím và 11 phím). Các phím cao làm bằng tre già, được gắn cách xa nhau với khoảng cách không đều nhau để phù hợp với hệ thống thang ngũ cung, đầu đàn ngả về phía sau.
- Trục đàn: Có 4 lỗ trên trục đàn nhưng ngày nay chỉ dùng 2 trục gỗ để xuyên ngang qua 2 bên thành đàn của đầu đàn để mắc 2 dây. Sự hiện diện của một số cây đàn có 4 trục chứng tỏ khởi thủy đàn Nguyệt có mắc 2 dây kép (đàn song vận), sau này do nhấn không thuận tiện nên ngƣời ta bỏ lối mắc dây kép thành dây đơn.
- Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị trùng xuống.
- Dây đàn: Trước đây, dây đàn được làm bằng tơ se, một to, một nhỏ nay thay bằng nilon. Dây to (dây trầm còn gọi là dây trong hay dây tồn); Dây nhỏ (dây cao gọi là dây ngoài hay dây tang). Tuy nhiên, để phù hợp với từng loại phong cách âm nhạc, đàn Nguyệt sẽ có 3 loại dây thường dùng là: dây to, dây nhỡ và dây nhỏ. Cụ thể là: bộ dây to dùng cho Hát văn có 2 loại với chỉ số 10 zem và 0,8 zem; 0.9 zem và 0,7 zem. Bộ dây nhỡ thường dùng trong Chèo và Ca Huế có chỉ số 0.8 zem và 0,6 zem. Bộ dây nhỏ dùng trong nhạc Tài tử-Cải lương có chỉ số 0,7 zem và 0,5 zem. Chiều dài của dây đàn tính từ đầu đàn đến ngựa đàn là 74,8 cm với đàn Bắc và 73,2cm với đàn Nam. Lối mắc dây thường 28 cách nhau một quãng 5 đúng hoặc quãng 4 đúng tùy theo giọng của từng bài, từng thể loại cho phù hợp. Ngoài ra còn có lối mắc dây theo quãng 8 đúng hoặc quãng 7 thứ.
- Que đàn (móng gảy): được làm bằng sừng hoặc đồi mồi hoặc bằng nhựa. Ngày xưa các nghệ nhân gảy đàn bằng móng tay dài của mình. Ngoài ra là bộ phận được gọi là Cóc đàn (gắn ở đầu đàn) và Nhạn đàn (gắn trên mặt đàn) dùng để mắc dây. Như vậy, kích thước của cây đàn Nguyệt chỉ là tương đối, trong đó cây đàn Nguyệt Bắc bộ có hình dạng lớn hơn cây đàn Nguyệt Nam bộ (kể cả độ dài và độ dày của đàn). Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến âm sắc của mỗi cây đàn.
Màu âm:
Màu âm đàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng rất thuận lợi để diễn tả tình cảm sâu lắng. Đàn Nguyệt có tần âm rộng hơn hai quãng 8. Tầm âm có thể chia ra 3 khoảng âm với đặc điểm như sau: Khoảng âm dưới: tiếng đàn ấm áp, mềm mại, biểu hiện tình cảm trầm lặng, sâu sắc. Khoảng âm giữa: là khoảng âm tốt nhất của đàn Nguyệt, tiếng đàn thanh thoát, vang đều, diễn tả tình cảm vui tươi, linh hoạt. Khoảng âm cao: tiếng đàn trong sáng nhưng ít vang.
Vị trí đàn Nguyệt trong Dàn nhạc:
Đàn Nguyệt có mặt trong đời sống âm nhạc nước ta từ nhiều thế kỷ trước. Theo tác giả Thụy Loan thì: Đàn Nguyệt là một trong những nhạc cụ của Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Lý và có mặt trong tổ chức dàn nhạc cung đình phục vụ cho tế lễ phật giáo. Sau khi du nhập, đàn Nguyệt nhanh chóng được Việt hóa và trở thành nhạc cụ được yêu thích nhất trong họ dây gảy của người Việt. Đàn Nguyệt với đặc điểm: cần đàn dài đã tạo hàng phím bấm có khả năng nhấn nhá chuyển hóa cao độ âm thanh hợp với tiếng lòng, cách mắc dây nylon kết hợp với kỹ thuật diễn tấu thông qua móng gảy vừa có khả năng tạo ra những âm thanh ấm áp, không căng cứng như âm thanh của dây kim loại nhưng cũng đầy khí khái, kiên định, không bi ai, sầu thảm như một số nhạc cụ dân tộc khác. Vì thế, đàn Nguyệt không chỉ có mặt trong các tổ chức dàn nhạc Lễ cung đình của các triều đại phong kiến ở Việt Nam mà còn là thành phần không thể thiếu trong nhiều tổ chức dàn nhạc đệm cho Hát văn, trong hòa tấu Ca nhạc Thính phòng Huế (Ca Huế), Ca nhạc Tài tử Nam bộ v..v…
Đàn Nguyệt không chỉ gắn bó với không gian xưa, gắn bó với tâm tư tình cảm của người xưa mà hiện còn phát huy được khả năng khắc họa và khơi dậy cảm xúc của người dân Việt Nam đƣơng đại, khẳng định vị trí của nó trong lịch sử cũng như trong hiện tại của nền âm nhạc Việt Nam.
Qua bài viết trên, TẠ THÂM hy vọng các bạn hiểu và yêu hơn cây đàn Nguyệt và sẽ có những đề xuất để gìn giữ, phát triển những Nhạc cụ truyền thống dân tộc nói chung và cây đàn Nguyệt nói riêng.
Từ khóa » đàn Nguyệt Có Tên Gọi Khác Là Gì
-
Đàn Nguyệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tên Gọi Khác Của đàn Nguyệt
-
Tìm Hiểu Về đàn Nguyệt: Nhạc Cụ Dân Tộc
-
ĐÀN NGUYỆT - TRANG CHỦ - Duda
-
Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Đàn Nguyệt | Đọt Chuối Non
-
Đàn Nguyệt (nguyệt Cầm) - Nhạc Cụ đàn Hương
-
BÁN ĐÀN NGUYỆT ( NGUYỆT CẦM) - NHẠC CỤ DÂN TỌCO
-
Đàn Nguyệt - Wiki Là Gì
-
Tìm Hiểu đàn Kìm Là Gì? Đàn Kìm Có Mấy Dây? - Mpod
-
Top 20 đàn Nguyệt Còn Gọi Là đàn Gì Mới Nhất 2022 - XmdForex
-
Tổng Quan Về đàn Nguyệt | Mobile - TẠ THÂM
-
Đàn Nguyệt Có Mấy Dây - Nhạc Cụ Dân Tộc