Dân Phòng Là Gì ? Đừng Nhầm Lẫn Với Lực Lượng Dân Quân Tự Vệ

Dân phòng là gì ? Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về lực lượng dân phòng mà chỉ có quy định về “Đội dân phòng” theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy với nghĩa là “tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú”. Lực lượng dân phòng được thành lập theo Luật PCCC tại nghị định 79 của Chính phủ, tại mỗi khu phố, ấp được thành lập một đội dân phòng có từ 10 đến 30 đội viên.

Lực lượng Dân phòng là tổ chức quần chúng tự nguyện, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp với Ban, Tổ an ninh trật tự nông thôn, Bảo vệ dân phố vận động nhân dân và trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự địa bàn

ĐỌC THÊM

Gia Lai: Kỷ luật một trường hợp kê khai thu nhập không trung thực

Trở về đức tin, giữ bình yên thôn làng

Gia Lai công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ

Gia Lai: Phát hiện mộ tập thể có khoảng 32 hài cốt liệt sĩ

Thanh niên bị lũ cuốn trôi, mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày

Theo đó, dân phòng có hai nhiệm vụ chính là tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy và giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.

Ảnh: Lực lượng Dân phòng

Còn đối với lực lượng Dân quân tự vệ:

Ảnh: Lực lượng Dân quân tự vệ

Theo quy định mới nhất Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Dân quân tự vệ có các nhiệm vụ sau:

1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

6. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, chỉ có các quy định tương đối cụ thể liên quan đến dân quân tự vệ (theo Luật Dân quân tự vệ), bảo vệ dân phố (theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP) và có lẽ người dân quen gọi chung tất cả lực lượng này là “dân phòng”.

Vì vậy qua bài viết này mọi người sẽ phân biệt và hiểu rõ hoạt động của 2 lực lượng này tránh nhầm lẫn.

Tags: xã hội

Từ khóa » đan Phong Nghĩa Là Gì