Dân Số Bình Phước - Một Chặng đường Nỗ Lực - Binh Phuoc, Tin Tuc ...
Có thể bạn quan tâm
Giảm sinh là việc bắt buộc
Năm 1997, khi tái lập trên cơ sở 5 huyện phía Bắc của tỉnh Sông Bé, với mức sinh 39‰ - Bình Phước thuộc những tỉnh có mức sinh cao trong cả nước; tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai dưới 29%, đặc biệt tỷ lệ số con bình quân/cặp vợ chồng là 3,9 con… là những thách thức đặt ra với người làm công tác dân số.
Tuy bộ máy ban đầu còn yếu và thiếu nhưng đội ngũ cán bộ dân số từ tỉnh đến cấp xã đã quyết liệt vào cuộc với các chiến dịch truyền thông, tác động mạnh mẽ vào nhận thức của các cấp lãnh đạo để thay đổi tư tưởng về dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). Cùng với đó là bám cơ sở, cung cấp các dịch vụ để thay đổi nhận thức cho người dân.
Bà Dương Thị Tuyết, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, giai đoạn 1997-2007
“Có chiến dịch phải đi từ 2-3 ngày, những vùng như Đăng Hà, Thạch Màng… lại càng thử thách người làm công tác dân số. Rất nhiều kỷ niệm mà người làm dân số thời điểm ấy không thể quên như: Máy cày đi trước, “tăng bo” xe chở cán bộ dân số theo sau; quây màn, quây chiếu để thực hiện các biện pháp KHHGĐ khi không mượn được địa điểm… Chúng tôi đi miết, đến nỗi người dân tự nhắc nhở nhau: Lo thực hiện biện pháp KHHGĐ đi, không là bà Bảy bả tới tận nhà đó” - bà Dương Thị Tuyết, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, giai đoạn 1997-2007, bồi hồi nhớ lại.
Qua một thời gian, đến năm 2004, mức sinh của Bình Phước đã giảm rất nhanh. Nếu mục tiêu giảm sinh chung của cả nước là 0,6‰ thì Bình Phước đã giảm tới 1,2‰; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai tăng từ 5-10%. Và quan trọng nhất là nhận thức của người dân về công tác này đã thay đổi, số gia đình trẻ sinh ít con đã tăng lên rõ rệt. Ngoài vai trò của các cấp, Bình Phước cũng may mắn tiếp cận được 2 chu kỳ của dự án UNFA (Quỹ Dân số Liên hợp quốc). Với mỗi chu kỳ hỗ trợ là 5 năm, các hoạt động của dự án đã tác động vào vấn đề truyền thông rất mạnh mẽ. Đó cũng là cơ sở để góp phần đưa công tác dân số Bình Phước có bước chuyển mình mạnh mẽ ở giai đoạn sau tách tỉnh.
Giảm sinh, thay đổi nhận thức của người dân, đó chính là những kết quả mang tính nhân văn sâu sắc của công tác dân số vào thời điểm tái lập. Bởi nếu không kiểm soát được vấn đề làm mẹ an toàn thì tỷ lệ tử vong ở phụ nữ cao, sẽ dẫn đến hệ lụy cho xã hội, trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa… |
Bà Dương Thị Tuyết,nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, giai đoạn 1997-2007 |
Công tác dân số là người bạn lớn của tôi
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Trung Tá, Trưởng phòng Dân số, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, người gắn bó với công tác dân số từ những năm 1996 đến nay. Ông là người trưởng thành từ cơ sở nên nắm bắt và hiểu rõ những khó khăn, vất vả của công tác này khi tỉnh mới tái lập, giai đoạn thành công cũng như thời điểm ngành dân số có thay đổi về bộ máy, tổ chức hoạt động.
Ông Nguyễn Trung Tá, Trưởng phòng Dân số, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh
Trải qua thời gian sáp nhập và phát triển, năm 2007, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trên cả nước giải thể. Năm 2008, Tổng cục DS-KHHGĐ được thành lập và ổn định bộ máy từ Trung ương đến địa phương. Tại Bình Phước, Chi cục DS-KHHGĐ tiếp tục kế thừa kết quả của giai đoạn trước và hoàn thiện hơn ở những thời điểm sau này. Ông Tá nhớ lại: Nhiều năm gắn bó với công tác dân số, tôi có thời gian chứng kiến nhiều sự thay đổi của ngành. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015, công tác dân số cơ bản ổn định và chuyển sang giai đoạn mới. Tỷ suất sinh thô hằng năm giảm từ 17,47% còn 15,49% vào năm 2014, trung bình mỗi năm giảm 0,56%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 10,54% vào năm 2014; tỷ số giới tính khi sinh đến năm 2015 là 111 bé trai/100 bé gái. 2015 cũng là năm đạt và duy trì mức sinh thay thế số con bình quân là 2,18 con/phụ nữ. Đến bây giờ, Bình Phước là một trong 9 tỉnh thuộc vùng có mức sinh thay thế theo Quyết định số 2019/QĐ-BYT ngày 27-4-2021 của Bộ Y tế. Đó chính là cơ sở để ngành dân số trong thời gian tới tiếp tục có sự chuyển biến và đạt nhiều kết quả lớn hơn.
Trưởng thành từ người làm công tác dân số ở cơ sở, tôi có nhiều ký ức khó quên với ngành. Đó là những đợt đi thực hiện chiến dịch từ những năm đầu tái lập tỉnh, là sự giải thể, thay đổi mô hình hoạt động của cơ quan. Và bây giờ là một nguồn dân số trẻ, ổn định, chắc chắn khi phát huy được tiềm năng sẽ là “cú hích” để tỉnh có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu dân số trong tình hình mới theo Nghị quyết số 21-NQ/TW. |
Ông Nguyễn Trung Tá,Trưởng phòng Dân số, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh |
Dân số phải toàn diện, đảm bảo nhanh, bền vững
Năm 2020, Bình Phước đạt 1.011.076 triệu dân, chất lượng dân số đã được cải thiện đáng kể so với những ngày đầu tái lập. Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng dân số phụ thuộc ngày càng giảm. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 603.837 người và có xu hướng dịch chuyển về các đô thị lớn, phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Bình Phước chính thức bước vào giai đoạn dân số vàng từ năm 2015.
“Dân số vàng là kết quả của chương trình KHHGĐ và nó chỉ diễn ra một lần duy nhất trong tiến trình phát triển của một quốc gia, dân tộc. Trong quãng thời gian không còn dài, chúng ta cần có sự bắt tay, kết hợp của nhiều cấp, ngành để tận dụng nguồn lực này. Riêng với ngành dân số, chúng tôi có 2 mục tiêu quan trọng cần phải duy trì đó là: Ổn định và duy trì mức sinh thay thế càng lâu càng tốt; nâng cao chất lượng dân số một cách toàn diện trên nhiều phương diện khác nhau” - bác sĩ Bạch Sỹ Long, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết.
Bác sĩ Bạch Sỹ Long, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh
Để làm tốt 2 mục tiêu nêu trên, việc bám sát quan điểm của Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới là kim chỉ nam cho hành động. Bác sĩ Bạch Sỹ Long cho rằng, cần tăng cường phổ biến về tầm quan trọng của nghị quyết này với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác giáo dục và đào tạo cả về văn hóa, chuyên môn lẫn tinh thần trách nhiệm cho thế hệ tương lai; đầu tư và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng về mọi mặt; tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; các chính sách hợp lý và có tính chất đi tắt, đón đầu…
“Nâng cao chất lượng dân số một cách toàn diện, đảm bảo nhanh và bền vững là một trong những mục tiêu của dân số trong thời kỳ tới”. |
Bác sĩ Bạch Sỹ Long,Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh nhấn mạnh |
Vượt qua những khó khăn, thách thức ban đầu, ngành dân số cũng có nhiều kết quả khả quan và vượt bậc. Chịu ảnh hưởng từ việc chia tách, sáp nhập, song ngành dân số của tỉnh vẫn luôn xác định đúng vai trò và nhiệm vụ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuổi 25, dân số Bình Phước đang ở thời kỳ “vàng”, đây chắc chắn là thời điểm mà rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành để nhanh tay tận dụng, “vàng” sinh “vàng” để đưa tỉnh phát triển hơn nữa.
Từ khóa » Dân Số Bình Phước 2020
-
Kết Quả Tổng điều Tra Dân Số Và Nhà ở Tỉnh Bình Phước
-
Tổng Quan Về Bình Phước - UBND Tỉnh Bình Phước
-
Bình Phước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thống Kê Dân Số Bình Phước - - Kế Hoạch Việt
-
DÂN SỐ BÌNH PHƯỚC 25 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
-
Bản đồ Hành Chính Tỉnh Bình Phước & Thông Tin Quy Hoạch 2022
-
Tổng Quan Bình Phước
-
Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bình Phước Và Huyện, TP Trực Thuộc
-
Tỉnh Bình Phước - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Nghị Quyết 40/NQ-HĐND Năm 2020 Về Tán Thành Chủ Trương Thành ...
-
Tổng Quan Về Thành Phố Đồng Xoài (Bình Phước)
-
Giới Thiệu Chung Về Huyện Bàu Bàng
-
Tự Hào Bình Phước - THÔNG TIN CHUNG VỀ DÂN SỐ VIỆT NAM ...