Dán Sợi Carbon Gia Cố

Hiện nay, với những đặc tính nổi bật như có khối lượng riêng nhẹ, cường độ chịu kéo cao, không bị ăn mòn, không bị nhiễm từ, và khả năng tự nội soi nhờ vào các cảm biến sợi quang được lồng ghép vào bên trong như một dạng cốt chịu lực thông minh, giải pháp gia cường sử dụng vật liệu FRP đang nổi lên như một giải pháp gia cường hiệu quả.

Sửa chữa với vật liệu FRP hầu như không làm gia tăng kích thước tiết diện cho kết cấu, và không ảnh hưởng đến công năng sử dụng công trình. Việc gia cố kết cấu bằng FRP sẽ không làm gián đoạn việc kinh doanh, đồng thời cũng không làm giảm không gian sử dụng. Điều này mang tới nhiều lợi ích kinh tế hơn các giải giáp truyền thống. CÁC HÌNH DẠNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY CÁC VỊ TRÍ THƯỜNG ĐƯỢC DÁN CARBON GIA CỐ

Sơ đồ trên cho thấy 6 cách mà vật liệu FRP có thể dung để gia cường kết cấu. Thứ 7 là lớp phủ bảo vệ cho kết cấu trách khỏi tác động của môi trường, giúp kết cấu làm việc lâu dài theo thời gian mà không giảm khả năng chịu lực.

1- Gia cố sàn bê tông cốt thép, làm tăng khả năng chịu mômen dương và mômen âm, tương ứng với vị trí ở giữa nhịp và ở gối.

2- Gia cố cho vùng biên sàn bị khoét lỗ.

3- Gia cố dầm bê tông cốt thép: Các dải FRP gia cố cho dầm, làm tăng khả năng kháng uốn và kháng cắt, có hệ neo để tăng khả năng bám dính.

4- Gia cố cho tường, làm tăng độ cứng, tăng khả năng kháng uốn, kháng cắt cho tường.

5- Gia cố cho những mảng tường khoét lỗ, mới phát sinh.

6- Gia cố cột bê tông cốt thép : Bọc cột bê tông cốt thép, tăng cường khả năng chịu lực của cột, tăng cường khả năng kháng uốn- nén, và tăng cường độ dẻo dai của cột.

7- Lớp phủ bảo vệ: Bảo vệ rất tốt cho kết cấu khỏi tác động của môi trường: ăn mòn, hóa chất, mài mòn, chống cháy, và các yếu tố tác động cơ học hay hóa học khác. QUI TRÌNH DÁN SỢI, THANH CARBON GIA CỐ  

Bước 1:   Cạo bỏ lớp vữa tô đến lớp bê tông, mài và đánh phẳng bề mặt bê tông

 Ở  các góc dầm hoặc cột cần phải vát góc , bo tròn bán kính tối thiểu 2cm để giảm ứng suất cục bộ gây phá hoại các góc và gây đứt sợi FRP.  

Bước 2: Tiến hành cắt tấm FRP theo kích thước thiết kế

Yêu cầu:

  • Các dụng cụ cắt phải được cung cấp bởi nhà sản xuất FRP.
  • Chỉ được cắt theo phương dọc, hạn chế tối đa việc cắt theo phương ngang sợi để không gây hư hỏng sợi carbon.

 

Bước 3:   Thi công dán tấm carbon compozite

Sau khi đã làm sạch bề mặt bê tông thì trét một lớp mỏng keo epoxy lên bê mặt đồng thời cũng trét keo epoxy lên tấm FRP, sau đó dán tâm FRP lên bề mặt bê tông. Dùng ru lo lăn đều theo hướng sợi để keo thấm vào tấm FRP và không để không khí còn động lại. Rải cát lên bề mặt FRP để tạo lớp bám dính khi hoàn thiện.                                 

Bước 4: Kiểm tra độ bám dính của FRP và bề mặt bê tông

  • Sau khi đợi cho FRP đạt cường độ thiết kế (7 ngày) thì cần kiểm tra độ bám dính của FRP và bề mặt bê tông bằng các thiết bị đo độ bám dính chuyên dụng: PosiTest AT-A
  • Trong một số trường hợp cần thử tải trên dầm, cột, sàn đã gia cố FRP để kiểm tra khả năng chịu lực sau gia cố.

Từ khóa » Keo Dán Sợi Carbon