Dân Tộc (cộng đồng) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Dân tộc.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bài viết thuộc một phần của loại bài về
Chủ nghĩa dân tộc
Hình thành dân tộc
  • Chủ nghĩa dân tộc thời Trung Cổ
  • Quốc ca
  • Quốc huy
  • Quốc kỳ
  • Quốc hoa
  • Quốc ngữ
  • Quốc gia dân tộc
  • Biểu tượng quốc gia
  • Bảo vật quốc gia
  • Quốc thụ
Giá trị cốt lõi
  • Trung thành
  • Độc lập
  • Chủ nghĩa yêu nước
  • Quyền tự quyết
  • Đoàn kết
Các thể loại
  • Chủ nghĩa dân tộc châu Phi
  • Alt-right
  • Chủ nghĩa dân tộc tầm thường
  • Chủ nghĩa dân tộc mù quáng
  • Chủ nghĩa dân tộc tư sản
  • Chủ nghĩa Sô vanh
    • Chủ nghĩa Sô vanh phúc lợi
    • Chủ nghĩa Sô vanh hiếu chiến
  • Chủ nghĩa dân tộc công dân
    • American
    • Indian
    • Ireland
  • Chủ nghĩa cộng sản dân tộc
  • Chủ nghĩa bảo thủ dân tộc
  • Chủ nghĩa yêu nước lập hiến
  • Chủ nghĩa dân tộc văn hóa
  • Chủ nghĩa dân tộc Internet (Internet-nationalism)
  • Chủ nghĩa dân tộc sinh thái
  • Chủ nghĩa dân tộc kinh tế
  • Chủ nghĩa dân tộc tộc người
    • Chủ nghĩa đa nguyên tộc người (ethno-pluralism)
  • Chủ nghĩa dân tộc châu Âu
  • Chủ nghĩa dân tộc bành trướng
  • Chủ nghĩa phát xít (Chủ nghĩa quốc xã)
  • Integral
  • Chủ nghĩa dân tộc cánh tả (Chủ nghĩa dân túy cánh tả)
  • Moderate
  • Musical
  • Liberal
  • Chủ nghĩa thần bí dân tộc
  • Chủ nghĩa vô chính phủ dân tộc
  • Chủ nghĩa Bolshevik dân tộc
  • National syndicalist
  • Chủ nghĩa dân tộc mới
  • Chủ nghĩa tân dân tộc
  • Pan-
  • Chủ nghĩa dân tộc đa nguyên
  • Chủ nghĩa dân túy cánh hữu
  • Post-
  • Chủ nghĩa dân tộc chủng tộc
    • Nhật Bản
    • Ả Rập
    • Triều Tiên
    • Chủ nghĩa dân tộc da trắng
    • Chủ nghĩa dân tộc da đen
  • Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo
  • Chủ nghĩa dân tộc tài nguyên
  • Chủ nghĩa dân tộc cách mạng
  • Chủ nghĩa dân tộc lãng mạn
  • Chủ nghĩa dân tộc công nghệ
  • Chủ nghĩa dân tộc lãnh thổ
  • Chủ nghĩa xuyên quốc gia
  • Chủ nghĩa dân tộc cực đoan
Tổ chứcDanh sách các tổ chức dân tộc chủ nghĩa
Vấn đề liên quan
  • Anationalism
  • Anti-nationalism
  • Phong trào chống toàn cầu hóa
  • Chống chủ nghĩa đế quốc
  • Tôn giáo dân sự
  • Chủ nghĩa cộng đồng
  • Chủ nghĩa thế giới (Cosmopolitanism)
  • Di cư không tự nguyện (Diaspora politic)
  • Chủ nghĩa vị chủng (hay chủ nghĩa duy dân tộc)
  • Chủ nghĩa dân tộc và giới tính
  • Chủ nghĩa toàn cầu (Globalism)
  • Chủ nghĩa dân tộc và thuật chép sử
  • Cộng đồng tưởng tượng
  • Chủ nghĩa đế quốc
  • Chủ nghĩa quốc tế (Internationalism)
  • Chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ
  • chủ nghĩa địa phương (Localism)
  • Thờ ơ dân tộc (National indifference)
  • Nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc
  • Chủ nghĩa bản địa bài ngoại
  • Phân biệt chủng tộc
  • Chủ nghĩa phục thù (Revanchism)
  • Lễ hội
  • Nguyên tắc bổ trợ (Subsidiarity)
  • Chủ nghĩa Trump
  • Bài ngoại
  • x
  • t
  • s

Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc gia có chủ quyền) không kể nhóm sắc tộc.[1][2] Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. "Dân tộc" mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian.

Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là "nhà nước - dân tộc". Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ "dân tộc đầu tiên" dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.

Không thống nhất trong cách dùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thường thì những thuật ngữ như dân tộc, nước, đất nước hay nhà nước được dùng như những từ đồng nghĩa. Ví dụ như: vùng đất chỉ có một chính phủ nắm quyền, hay dân cư trong vùng đó hoặc ngay chính chính phủ. Chúng còn có nghĩa khác là nhà nước do luật định hay nhà nước thực quyền. Trong tiếng Anh các thuật ngữ trên không có nghĩa chính xác mà thường được dùng uyển chuyển trong cách nói viết hàng ngày và cũng có thể giải nghĩa chúng một cách rộng hơn.

Khi xét chặt chẽ hơn thì các thuật ngữ "dân tộc", "sắc tộc" và "người dân" (chẳng hạn người dân Việt Nam) gọi là nhóm thuộc về con người. "Nước" là một vùng theo địa lý, còn "nhà nước" diễn đạt một thể chế cầm quyền và điều hành một cách hợp pháp. Điều rắc rối là hai tính từ "quốc gia" và "quốc tế" lại dùng cho thuật ngữ nhà nước, chẳng hạn từ "luật quốc tế" dùng trong quan hệ giữa các nhà nước hoặc giữa nhà nước và các cá nhân, các công dân.

Cách dùng các thuật ngữ trên cũng rất đa dạng ở từng nước. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được công nhận ở tầm quốc tế là nhà nước độc lập, nghĩa là có một đất nước và dân cư mang quốc tịch Anh. Nhưng theo thông lệ nó được chia thành bốn nước gốc là Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland; ba nước trong số này không phải là nhà nước độc lập. Tình trạng này xét theo cách nào cũng gây ra tranh cãi, chẳng hạn nhiều phong trào ly khai của xứ Wales và Scotland bắt nguồn từ đấy đã ít nhiều công nhận Cornwall là một đất nước riêng biệt bên trong nước Anh. Cách dùng thuật ngữ "dân tộc" không chỉ gây nhập nhằng mà còn là chủ đề nhiều tranh cãi chính trị có thể gây ra bạo lực.

Thuật ngữ "dân tộc" thường dùng một cách ẩn dụ để chỉ những nhóm người có chung đặc điểm hay mối quan tâm.

Từ nguyên và cách dùng ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ "dân tộc" trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Latin nātĭō (stem nātiōn-), nghĩa là:[3] Hành động sinh nở, sự sinh đẻ.

Chủ nghĩa dân tộc

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Chủ nghĩa dân tộc

Ở châu Âu nhất là từ cuối thế kỷ 18, ý niệm về dân tộc được đánh giá cao trong chính trị, từ đó dẫn đến sự phát triển của học thuyết và triết thuyết về chủ nghĩa dân tộc. Những nhà theo chủ nghĩa dân tộc coi "dân tộc" không đơn thuần chỉ một nhóm người mà gắn liền với khái niệm chủ quyền.

Xác định một dân tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân tộc được xác định dựa trên một số tính chất nhất định áp dụng cho từng cá nhân lẫn cả dân tộc đó. Yêu cầu đầu tiên là các tính chất phải "chia sẻ" được, vì một nhóm người chẳng có điểm gì chung không thể tạo thành dân tộc.

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nation”. Collins English Dictionary - Complete & Unabridged (ấn bản thứ 11). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2012. 1. an aggregation of people or peoples of one or more cultures, races, etc, organized into a single state: the Australian nation
  2. ^ Bretton, Henry L. (1986). International relations in the nuclear age: one world, difficult to manage. Albany: State University of New York Press. tr. 5. ISBN 0-88706-040-4. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011. It should be stated at the outset that the term nation has two distinctly different uses. In a legal sense it is synonymous with the state as a whole regardless of the number of different ethnic or national groups–nationalities–contained within it. In that sense, one speaks of nation and means state.
  3. ^ Charlton T. Lewis, Charles Short, (1879). A Latin Dictionary. Entry for natio. Online at [1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dictionary of the History of Ideas Lưu trữ 2008-01-12 tại Wayback Machine: Medieval and Renaissance ideas of Nation

Từ khóa » Dân Tộc Xuất Hiện Khi Nào