Dân Tộc Hán Hình Thành Như Thế Nào? - Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đông nhất và diện tích phân bố rộng nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược lên đến thời cổ đại xa xưa, nhưng tên gọi của dân tộc thì mãi đến thời kỳ cận đại mới xác định. Theo truyền thuyết kể lại, trong thời cổ đại xa xưa đã có những thị tộc Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị sinh sôi nảy nở trong vùng Trung Nguyên. Đến đời Chu Vũ Vương thì các thị tộc này trong vùng Trung Nguyên tự xưng là Hoa Hạ. Chung quanh thì có các dân tộc thiểu số Man, Di, Nhung, Địch.
Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến khi Tẩn Thuỷ Hoàng thống nhất toàn cõi Trung Quốc, là thời kỳ đầu tiên các dân tộc ở Trung Quốc tụ hợp lại với nhau. Do chiến tranh, các cuộc di dân và sự kết hôn giữa những người thuộc những dân tộc khác nhau, bốn nước lớn trong thời kỳ này là Tẩn, Sở, Ngô, Việt cùng với một số nước nhỏ nữa từ các dân tộc Di, Địch biến thành dân tộc Hoa Hạ và hình thành một quốc gia Trung ương tập quyền đầu tiên lấy dân Hoa Hạ làm chủ thể, đó chính là đế quốc nhà Tẩn.
Đến triều Hán, các dân tộc thiểu số Hung Nô, Tiên Ti, Để, Khương… vốn sống trong hai miền Bắc và Tây Bắc, bắt đầu di cư với số lượng lớn vào nội địa.
Đến hai triều Nguỵ và Tẩn thì các dân tộc thiểu số vùng Quan Trung đã chiếm tới nửa số dân. Do ảnh hưởng của nền văn hoá Hoa hạ, phương thức sản xuất cũng như phương thức sinh hoạt của họ cũng đã thay đổi lớn và họ dẩn dẩn thống nhất với hai dân tộc bản địa, khiến thời kỳ Nguỵ Tẩn trở thành thời kỳ thứ hai của quá trình thống nhất dân tộc.
Hai triều đại Tống và Nguyên là thời kỳ thứ ba của quá trình thống nhất dân tộc. Trong thời kỳ này các dân tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ, lẩn lượt xâm nhập Trung Nguyên và trong khi củng cố quyền thống trị của mình, họ cũng bị nền văn hoá Trung Nguyên đồng hoá.
Đến thời kỳ này, tên gọi người Hán (Hán nhân, Hán nhi) đã trở nên khá phổ biến, nhưng vẫn chưa trở thành tên gọi chính thức của dân tộc.
Khi nước Trung Hoa Quốc dân thành lập, tự xác định là một nước cộng hoà của năm dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, hai chữ “Hán tộc” mới thực sự trở thành tên gọi dân tộc của cộng đồng người Hán.
2/5 - (61 bình chọn)Từ khóa » Tộc Hoa Hạ
-
Hoa Hạ – Wikipedia Tiếng Việt
-
575. Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc Của Tộc Người Hoa Hạ
-
Hoa Hạ Là Gì? Nền Văn Minh Hoa Hạ Là Của Nước Nào Mới Nhất 2022
-
Hoa Hạ - Wiki Là Gì
-
Văn Hóa Hoa Hạ - Tên Gọi Và Nguồn... - Tìm Hiểu Lịch Sử | Facebook
-
07. VÌ SAO DÂN TỘC TRUNG HOA ĐƯỢC GỌI LÀ 'HOA HẠ”?
-
Nhìn Lại Lịch Sử Bách Việt Và Quá Trình Hán Hóa Bách Việt
-
[LSTQ] Thủy Tổ Của Người Hoa Hạ Và Trận Chiến Hoang Đường ...
-
Tộc Hán Hai Miền Nam Bắc Trung Quốc | Nghiên Cứu Lịch Sử
-
Hoa Hạ
-
Nguồn Gốc Lịch Sử Tộc Người Hán ở Trung Quốc
-
Dịch Thuật: Nguyên Do Từ "Hoa Hạ" Chỉ Trung Quốc
-
[eMagazine] NSƯT Hoa Hạ Trông Cậy Vào Thế Hệ Nghệ Sĩ Trẻ
-
Dân Tộc Hoa - UBND Tỉnh Sơn La
-
Cộng đồng Người Hoa ở Việt Nam - Ủy Ban Dân Tộc
-
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Trung Quốc Cổ Trung đại - .vn
-
Tộc Người Hán: Một Bản Sắc được Kiến Tạo - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Người Hán - Dân Tộc Lớn Nhất Trung Quốc
-
Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội - HUC | Https://.vn/