Đàn Tranh Cao Cấp Chính Hãng Giá Tốt - Nhạc Cụ Tiến Mạnh

Đàn tranh – Linh hồn của nền âm nhạc Việt Nam

Đàn tranh – loại nhạc cụ truyền thống của Việt Nam đã xuất hiện từ bao đời nay. Chúng được coi như linh hồn, là nét đẹp làn nên sự đa dạng phong phú cho nền âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Trải qua rất nhiều thế kỷ, loại đàn này ngày càng gắn bó sâu sắc và thân thiết với đời sống người dân.

Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nữa về đàn tranh qua 1 vài thông tin dưới đây nhé.

Tìm hiểu đôi nét về đàn tranh

Nguồn gốc, xuất xứ

  • Đàn tranh được chính thức du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam ngay từ thời nhà Trần. Đây được coi là loại nhạc cụ truyền thống của người phương Đông.
  • Trải qua gần 80 thập kỷ hình thành và phát triển. Người Việt ta đã biết sử dụng những điểm nhấn phù hợp với nền văn hóa âm nhạc dân tộc mình. Dần dần chúng đã trở thành 1 trong số những loại nhạc cụ dân tộc của nước ta.

Thông tin về đàn tranh

  • Đây là loại đàn thuộc họ dây, chi gảy, người ta vẫn thường gọi chúng với cái tên là đàn thập lục bởi chúng gồm 16 dây. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay, đàn đã được cải tiến và đổi mới thành 17, 19, 21 và 25 dây.
  • Thông thường, những ngón chơi truyền thống của đàn tranh là các quãng 8 rải rác hoặc chập. Kiểu chơi đặc trưng nhất là vuốt trên dây và gảy dây. Loại đàn này thường khá phù hợp với độc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho người hát. Ngoài ra, chúng cũng được chơi trong rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như dàn nhạc dân ca, các ca khúc của Cpop.
  • Sở hữu kiểu dáng gọn nhẹ, cơ động,..điều đáng chú ý nhất là rất giàu tính biểu cảm và có khả năng diễn tấu phong phú. Vì thế, kể từ xa xưa, loại đàn này đã được sử dụng để phục vụ cho chốn quý tộc cung đình. Khi xã hội ngày càng phát triển hơn, chúng lại rất gần gũi với các tầng lớp lao động bình thường và được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay.

Tìm hiểu cấu tạo chung của đàn tranh

1/ Cầu đàn

Ngay tại phần đầu to của hộp đàn, bạn có thể dễ dàng nhận thấy một miếng gỗ nhô cao lên, ôm sát theo độ vòm của mặt đàn. Đây sẽ được coi là phần cầu đàn. Nhìn chung, cầu đàn sẽ được đục thành 16 lỗ nhỏ thằng hàng với nhau. Với mục đích giúp luồn các dây đàn lại với nhau và có định dây đàn, giúp chúng không bị xô lệch trong quá trình đánh đàn.

2/ Ngựa đàn

Trên mặt đàn sẽ xuất hiện 32 vật thể nhọn giống hình chữ A. Đây sẽ được coi là ngựa đàn hay còn được gọi là nhạn đàn (trông chúng giống như cánh nhạn). Ngựa đàn đảm nhiệm vai trò gác dây và giúp căng chỉnh độ cao của dây đàn sao cho phù hợp nhất. Ngựa đàn thường được làm bằng gỗ, nhựa, xương hoặc ngà,..

3/ Dây đàn

Ngày xưa, dây đàn tranh thường được làm bằng tơ. Còn ngày nay, đa số dây đàn đều được làm bằng kim loại như sắt, đồng hoặc inox.

4/ Trục đàn

Trục đàn có tác dụng làm căng dây, trùng hoặc thả dây để đem đến cho người chơi những âm sắc khác nhau. Chúng thường được kết hợp với sự di chuyển của ngựa đàn để tạo nên những bản nhạc bất hủ và khả năng thiên biến vạn hóa cho loại nhạc cụ này.

5/ Móng gảy đàn

Đây là một phần đặc biệt không thể thiếu mỗi khi chơi đàn tranh. Móng gảy giúp bạn có được sự uyển chuyển, linh hoạt hơn khi chơi. Ngoài ra chúng có tác dụng rất tốt cho việc bảo vệ ngón tay bạn, giúp tránh được sự tổn thương do dây đàn gây nên vì dây rất mỏng. Móng gảy thường được sử dụng ở các ngón 1, 2, 3 của bàn tay.

Ngày nay, việc kết hợp và sử dụng đàn tranh vào nền âm nhạc hiện đại đã giúp cho rất nhiều nghệ sĩ có được những tác phẩm đột phá. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn lựa chọn cho mình 1 cây đàn với chất lượng tốt nhất thì hãy liên hệ ngay với Tiến Mạnh. Hoặc bạn có thể tham khảo qua website https://nhaccutienmanh.vn. Nếu có dịp, bạn hãy ghé thăm cửa hàng của Tiến Mạnh để có cơ hội tìm hiểu, khám phá và có được cây đàn ưng ý nhất nhé.

Từ khóa » đàn Tranh Guzheng Cũ