DÀN TRAO ĐỔI NHIỆT CỦA TỦ LẠNH DÂN DỤNG
Có thể bạn quan tâm
I. DÀN NÓNG
1.Phân loại và cấu tạo.
– Phân loại: Gồm có 2 loại:
+ Dàn nổi.
+ Dàn chìm.
– Cấu tạo
* Dàn nổi : Là loại dàn được lắp nổi ở phía sau và một phần ở đáy tủ, ta có thể nhìn thấy được.
- Cấu tạo: Được cấu tạo bằng ống sắt có tiết diện trong từ 5mm→6mm (Ø5 hoặc Ø6). Bề mặt dẫn nhiệt là những thanh thép nhỏ.
- Ưu điểm : Dễ sửa chữa, khả năng toả nhiệt ra môi trường làm mát.
- Nhược điểm: Không gọn, dễ bị bẹp, gãy ống, dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với không khí.
* Dàn chìm : Là loại dàn được bố trí kín ở bên trong lớp vỏ tủ (ta không nhìn thấy được, tuỳ thuộc vào từng loại tủ mà dàn chìm có thể được bố trí ở phía sau, hai bên sườn , có ba phía và một phần ở phía trước có nhiệm vụ sấy zoăng cửa) chống dính, làm zoăng lâu bị hỏng.
- Loại dàn này được cấu tạo bằng ống đồng hoặc ống sắt có tiết diện từ 4→ 5 mm.(Ø 4 hoặc Ø 5). Bề mặt dẫn nhiệt là lớp băng dính bạc và lớp vỏ tôn của tủ.
- Ưu điểm: ít bị va chạm, gọn, đẹp.
- Nhược điểm: khó gia công sửa chữa.
2. Hư hỏng thường gặp kiểm tra và sửa chữa.
- Dàn nóng thường hư hỏng ở trạng thái: bị thủng hay bị tắc nên tủ lạnh thường có biểu hiện ( không làm lạnh hoặc kém lạnh ).
* Trường hợp tủ kém lạnh là do dàn nóng bị tắc một phần, để kiểm tra trường hợp này ta kiểm tra ở đầu dàn nóng và cuối dàn nóng. Nếu đầu dàn nóng nóng, cuối dàn nóng lạnh hoặc đổ mồ hôi là do dàn bị tắc một phần. Nhưng nếu đầu dàn và cuối dàn đều không nóng thì ta kết luận là do tắc hoặc thủng.
* Trường hợp tủ không lạnh: trước tiên ta cắt ở cuối dàn nóng sau đó cắt tiếp ở đầu dàn nóng.
- Nếu cuối dàn nóng không có ga xì ra, đầu dàn nóng có ga xì ra ta kết luận dàn nóng bị tắc hoàn toàn.
- Nếu đầu và cuối không có ga xì ra thì ta kết luận là dàn thủng.
* Sửa chữa
- – Dựa vào vị trí lắp đặt , biểu hiện của tủ mà có cách sửa chữa khác nhau.
* Dàn nối: trước tiên ta quan sát bề mặt của dàn.
- – Nếu có vết dầu loang là vị trí bị thủng.
- – Nếu không có vết dầu loang ta hàn kín một một đầu bơm áp suất vào đầu còn lại, nhúng dàn nhúng xuống nước để phát hiện vị trí thủng, khi phát hiện vị trí thủng ta hàn hoặc thay thế .
- – Trường hợp bị tắc lúc này ta bơm áp suất vài cuối dàn nóng (áp suất cao). Đầu dàn nóng để hở để thay dầu và cặn bẩn ra ngoài, nếu không được tắt hay thế dàn nóng mới.
* Dàn chìm: Nếu dàn nóng chìm bị tắc ta bơm áp suất cao vào cuối dàn nóng (đầu phin lọc ). Đầu dàn nóng để hở để đẩy dầu và cặn bẩn ra ngoài.
- – Nếu dàn nóng bị hỏng ta hàn kín một đầu còn lại bơm áp suất qua bộ đồng hồ HI khoảng 300 → 400 PSI dung bọt xà phòng thử kín các đầu mối nối, đợi một thời gian theo dõi
+ Nếu giá trị chỉ nhỏ hơn giá trị ban đầu thì kết luận dàn bị hỏng.
+ Nếu giá trị chỉ bằng giá trị ban đầu thì ta kết luận dàn tốt.
* Thay thế.
- – Khi dàn nóng hư hỏng nếu thay thế phải có tiết diện và chiều dài tương đương.
- – Đối với dàn chìm ta không thể đo chiều dài của dàn được, do đó để thay thế ta dựa vào công suất của blốc và dung tích. Thông thường ta thường chọn 1 đốt dàn nóng tương đương với 10W của blốc hoặc 15 lít của dung tích tủ lạnh.
- – Khi thay thế dàn nóng, đối với dàn nóng chìm bị hỏng ta đeo bao lô dàn nóng mới ở phía sau tủ. Nhưng nếu dàn nóng cao hơn so với chiều cao của tủ lúc này, ta gập lại và ghép hai dàn song song với nhau ở phần sau. Khoảng cách giữa hai dàn từ (1,5 → 2cm), hoặc một phần ta đặt ở mặt dưới của tủ.
II. DÀN LẠNH
Phân loại và cấu tạo
* Dàn lạnh, tủ lạnh trực tiếp.
- Là dàn lạnh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Đối với tủ, một cánh cửa dan được bố trí ở bên trên ngăn đông. Vật liệu được làm bằng nhôm tấm, dạng hình chữ nhật. Trên bề gồm có các rãnh để tuần hoàn môi chất.
+ Ưu điểm: Làm lạnh nhanh, dễ tháo lắp (do lắp đặt nổi ).
+ Nhược điểm: Thường bị thủng do van chạm do lấy sản phẩm.
- Đối với tủ trực tiếp 2 cánh cửa dàn lạnh được bố trí ở cả ngăn đông và ngăn lạnh, vật liệu được làm bằng nhôm hay bằng đồng có đường kính Ø6→Ø8 (6→8mm). được lắp đặt ở phía sau lớp vỏ nhựa. Bề mặt dẫn nhiệt và lớp băng dính bạc.
+ Ưu điểm: ít bị va chạm.
+ Nhược điểm: làm lạnh chậm, khó gia công sửa chữa.
* Dàn của tủ lạnh dán tiếp (từ 2 cánh cửa trở lên ).
- Là dàn lạnh không trực tiếp tiếp xúc, với sản phẩm vật liệu chủ yếu là bằng ống nhôm hoặc ống đồng. Bề mặt dẫn nhiệt là các lá nhôm mỏng, vị trí lắp đặt thường ở vị trí trong cùng của ngăn đông hoặc giữa ngăn đông và ngăn lạnh. Nhưng luôn phải có hệ thống kênh dẫn gió và làm đối lưu hệ thống bên trong tủ. Quạt gió có thể hút gió qua dàn trao đổi nhiệt hoặc đẩy gió qua dàn trao đổi nhiệt.
- Ưu điểm: ít bị va chạm, dễ tháo lắp, làm lạnh trong một không gian rộng.
- Nhược điểm: nếu tuyết bám nhiều có thể không làm lạnh được nên phải luôn đi kèm hệ thống xả tuyết.
Hư hỏng thường gặp khi kiểm tra và sửa chữa.
- Dàn lạnh thường hư hỏng ở dạng thủng, do va chạm, do bị ăn mòn, do đó tuỳ vào từng loại tủ mà có phương pháp sửa chữa khác nhau.
* Đối với tủ trực tiếp 1 cánh.
– Trước tiên, quan sát bề mặt dàn nếu có vết dầu loang là vị trí thủng.
- Nếu không có vết dầu loang ta tháo rời dàn lạnh ra ngoài hàn kín một đầu, bơm áp suất vào đầu còn lại khoảng 200 PSI, nhưng xuống nước để tìm lại vị trí thủng. Nếu phát hiện chỗ thủng ta khắc phục bằng cách hàn kín (hàn nhôm). Nếu không có hàn nhôm ta dùng keo EPOSI hai thành phần (theo tỉ lệ 1 ∞ 1) kết hợp với là nhôm mỏng để dán. Nếu dàn thủng nhiều thì ta thay dàn mới có hình dạng, kích thước tương đương. Nếu không có dàn phù hợp thay thế thì ta dùng ống đồng cuốn quanh dàn lạnh cũ sao cho ống đồng có chiều dài. Tiết diện tương đương với đường phân rãnh.
* Đối với tủ lạnh trực tiếp 2 cánh cửa.
- Dàn lạnh được bố trí kín bên trong lớp xốp và vỏ nhựa. Do đó để kiểm tra dàn bị thủng hay không, trước tiên đầu ống mao hàn kín, đường hồi về blốc ta bơm áp suất qua bộ đồng hồ HI khoảng 200→300 PSI, dùng bọt xà phòng kiểm tra môi nối. Đợi thời gian theo dõi nếu nếu giá trị nhỏ hơn ban đầu là dàn bị thủng, lúc này để sửa chữa ta tiến hành các bước sau:
+ Tháo lớp tôn chắn ở phía sau tủ.
+ Đào bới lớp xốp xung quanh vùng dàn lạnh.
+ Nhấc toàn bộ dàn lạnh ra ngoài.
+ Bơm áp suất nhúng xuống nước để tìm vị trí thủng, nếu phá hiện vị trí thủng ta hàn kín hoặc dùng keo EPOSI để dán kết hợp với dây dù để cuốn.
+ Lắp dàn lại như ban đầu, dùng băng dính bạc dán định vị dàn lên lớp vỏ nhựa.
+ Pha xốp nước 2 thành phần theo tỉ lệ ( 1:1 ) khuấy nhanh đều, đổ từng lớp mỏng, sau đó lắp lại tấm tôn như ban đầu, hàn lại đường ống, tạo chân không và nạp ga.
* Đối với tủ gián tiếp.
– Ta tháo rời dàn lạnh, hàn kín một đầu, bơm áp suất vào đầu còn lại để phát hiện vị trí thủng. Nếu là ống đồng ta hàn kín.
- Nếu là ống nhôm ta hàn nhôm hoặc dùng keo dán.
- Nếu không khắc phục tat hay thế dàn có chiều dài, tiết diện tương đương.
III. PHIN LỌC
Gồm 2 loại: Phin 2 đuôi và phin 3 đuôi
- – Vỏ là một đoạn ống đồng có đường kính từ 1,5cm → 2 cm. Hai đầu gom lại phù hợp với ống nối và các thiết bị bên trong có 2 lưới lọc và các hạt hút ẩm.
– Loại phim 3 đuôi có thêm đường ống gọi là ống công nghệ, để lắp đặt với một số các thiết bị khi gia công sửa chữa.
VD: Cân cáp, tạo chân không, thử hệ thống…
Hư hỏng.
- – Phin lọc thường hư hỏng ở dạng tắc lưới lọc: tắc hoàn toàn, tắc một phần, mất tính hút ẩm.
- – Tủ lạnh có biểu hiện kém lạnh hoặc mất lạnh.
Lưu ý:
- – Khi thay thế phin lọc ta phải điều chỉnh ngọn lửa hàn cho phù hợp hoặc phải cuốn dẻ ướt trên thân phin để tránh cháy hoặc mất hạt hút ẩm.
- – Khi mua phin lọc, phin phải được bịt kín hai đầu bằng giấy bạc hoặc núm cao su.
- – Khi sửa chữa hệ thống ta nên thay phin sấy lọc mới.
IV. ỐNG MAO
- Cấu tạo: Được làm từ một đoạn ống đồng có đường kính ngoài từ 1mm→2mm. chiều dài phụ thuộc vào từng loại tủ lạnh thường từ 50cm→2m.
- Hư hỏng thường gặp:
- Đường ống mao có tiết diện nhỏ nên thường hỏng ở trạng thái tắc.
- Nếu bị tắc do cặn bẩn (tắc ở đầu ống mao).
- Nếu bị tắc ở cuối ống mao do hơi ẩm bị ngưng tụ được gọi là tắc ẩm.
- Nếu ống mao hư hỏng, tủ lạnh có biểu hiện kém lạnh hoặc mất lạnh.
- Sửa chữa
- Đối với trường hợp ống mao bị tắc ẩm, tủ lạnh kém lạnh, trường hợp này ta phải khử ẩm cho hệ thống bằng cách tạo lại chân không, thay phim sấy lọc mới.
- Nếu ống mao bị tắc bẩn, tủ kém lạnh hoặc mất lạnh hoàn toàn, trường hợp này ta bơm áp suất cao ở cuối dan lạnh (đường hồi về blốc ). Đầu ống mao để hở, đồng thời phải hơ nóng ống mao để đẩy dầu và cặn bẩn ra ngoài. Nếu không được ta phải thay thế.
- Thay thế.
- Khi thay thế ống mao phải có đường kính, chiều dài tương đương và thực hiện phương pháp cân cáp để độ lạnh thực hiện theo yêu cầu.
- Trước khi lắp đặt phải vệ sinh hệ thống.
Từ khóa » Cách Tính độ Dài Dàn Nóng Tủ Lạnh
-
Cách Tính Độ Dài Dàn Nóng Tủ Lạnh, Tủ Đông Tạo Hiệu Suất Cao
-
Cách Tính Dàn Nóng để Thay Vào Tủ Lạnh - YouTube
-
Cách Tính Độ Dài Dàn Lạnh Máy Làm Lạnh | Nghề Điện Lạnh
-
Cách Tính Độ Dài Dàn Nóng Tủ Lạnh, Tủ Đông Tạo Hiệu Suất Cao
-
Cách Tính Thay Dàn Nóng Tủ Lạnh
-
Cách Thay Dàn Nóng Tủ Lạnh Hiệu Quả Chỉ Trong 10 Phút
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Tủ Lạnh
-
Dàn Nóng Tủ Lạnh 7.5 8.5 9.5 11.5 13.5 14.5 đốt | Shopee Việt Nam
-
Dàn Nóng Tủ Lạnh, Tìm Hiểu Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Trục Trặc
-
Cách Thay Dàn Nóng Tủ Lạnh Tại Nhà đơn Giản, Nhanh Chóng
-
Cách Thay Dàn Nóng Tủ Lạnh - Hướng Dẫn Chi Tiết Kèm Video
-
Cách Thay Dàn Nóng Tủ Lạnh
-
Kinh Nghiệm Nhận Biết Các Thông Số Tủ Lạnh, Máy Lạnh
-
Kích Thước Các Dòng Tủ Lạnh Cơ Bản Nên Biết Trước Khi Mua