Dân Vận Là Nghe Dân Nói, Nói Dân Hiểu, Làm Dân Tin
Có thể bạn quan tâm
Sáu phẩm chất cần có khi làm dân vận
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận” đăng trên báo Sự thật, ngày 15-10-1949 với bút danh X.Y.Z. Đây là thời điểm mà Đảng ta phải lãnh đạo cả cuộc kháng chiến và kiến quốc đầy cam go, phức tạp.
Chỉ 612 chữ, với cách đặt câu hỏi và trả lời ngắn gọn, bài báo đã đề cập một cách toàn diện những nguyên lý cơ bản nhất trong công tác dân vận của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện cùng nông dân Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, năm 1954. Ảnh: Tư liệu
Mở đầu, Bác nêu lên bản chất nhà nước; nêu cơ sở, tiền đề của công tác dân vận. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân: "Nước ta là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".
Tiếp đó, Bác đặt ra các câu hỏi và lý giải một cách rõ ràng: Dân vận là gì? Ai phụ trách dân vận? Dân vận thế nào?
Nếu hiểu dân vận là công tác vận động quần chúng thì chưa hoàn toàn chính xác. Bác giải thích: "Dân vận là động viên tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho".
Bác chỉ ra các bước làm công tác dân vận, đó là: Tìm mọi cách giải thích để dân hiểu rõ; phải bàn bạc, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân; khi thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích; khi thi hành xong cùng dân rút kinh nghiệm...
Ai phụ trách dân vận? Theo Bác, đó là "tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân...". Bác còn nói: "Những hội viên các đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm".
Còn dân vận như thế nào? Bác nêu 6 phẩm chất cần có là: "Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm". Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi là sự sâu sát, nắm bắt, hiểu được dân. Còn miệng nói, tay làm chính là sự nêu gương, nói đi đôi với làm chứ không phải nói suông. Có thế, dân mới tin…
Rồi Bác kết luận: "Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công".
Vẫn nguyên giá trị
Đọc lại bài báo "Dân vận" của Bác, chúng ta càng thấm sâu những điều Bác nhắc nhở, căn dặn, bởi dân vận là mục tiêu, phương pháp vận động cách mạng, thực chất là xây dựng mối quan hệ máu thịt của Đảng với Nhân dân. Tư tưởng và sự chỉ dẫn cụ thể của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là bài học lớn về công tác dân vận trong tình hình mới.
Công tác dân vận ngày nay trong điều kiện có chính quyền, có công cụ thông tin, truyền thông mạnh, có mạng internet... nhưng vẫn rất cần sự sâu sát, lắng nghe, bàn bạc với dân. "Dân vận khéo" là phải sát dân, phù hợp với đặc điểm, lợi ích của từng đối tượng, từng con người. Chính vì thế, việc triển khai công tác dân vận đối với công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, dân tộc, tôn giáo... có những điểm khác nhau, phải rất nhuyễn về cả nội dung và phương pháp.
Tiềm năng, nguồn lực trong dân còn lớn, muốn phát huy sức dân thì phải có chủ trương, chính sách đúng đắn. Chủ trương, chính sách đúng đắn cùng sự gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, tự nó có sức ảnh hưởng lan tỏa trong nhân dân.
Công tác dân vận phải luôn chú trọng việc thuyết phục, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và thực hiện hành chính công khai, minh bạch, giảm thủ tục phiền hà. Nếu mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong ứng xử, tiếp xúc, đối thoại với dân đều thể hiện sự cầu thị, lắng nghe, tôn trọng, có lý, có tình... thì dân vận sẽ ngày càng khéo, sự đồng thuận sẽ ngày càng cao.
Thấu triệt tư tưởng chỉ đạo của Bác, mọi cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước ta luôn xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vì nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân, từ đó luôn chủ trương phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, để xây dựng nên khối đại đoàn kết và không ngừng phát huy sức mạnh của cả dân tộc.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh; luôn được dân mến, dân tin, dân giúp đỡ. Mối quan hệ quân-dân trở thành mối quan hệ mẫu mực được ví như máu thịt, như cá với nước; trở thành lời thề danh dự của người quân nhân cách mạng. Cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn tiên phong đi đầu giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai… Từ thực tiễn tiến hành công tác dân vận, toàn quân đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo như: “Hành quân dã ngoại làm công tác dân vận”, “Hũ gạo vì người nghèo”, Chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”… Những việc làm ấy thiết thực đã và đang được triển khai với tình cảm, trách nhiệm cao của cán bộ, chiến sĩ toàn quân; làm ngời sáng thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và là minh chứng sống động cho việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3-6-2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
Bảo Ngọc (TH)
Từ khóa » Dân Vận Là Gì
-
Dân Vận Là Gì ? Tìm Hiểu Về Công Tác Dân Vận - Luật Minh Khuê
-
Công Tác Dân Vận Là Gì? Nội Dung, Vị Trí Vai Trò Của Công Tác Dân Vận?
-
Dân Vận Là Gì? Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Công Tác Dân Vận?
-
Tác Phẩm “Dân Vận” Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Là “kim Chỉ Nam” Cho ...
-
Công Tác Dân Vận Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
I. NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ - Ban Dân Vận Trung ương
-
Công Tác Dân Vận Là Gì?
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Công Tác Dân Vận
-
Công Tác Dân Vận Là Trách Nhiệm Của Các Cơ Quan, Tổ Chức, Cá Nhân ...
-
Công Tác Dân Vận Của Đảng Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh
-
Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng "Dân Vận Khéo" Của Chủ Tịch Hồ Chí ...
-
Tác Phẩm "Dân Vận" Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Trang Chủ
-
[PDF] TÀI LIỆU HỘI NGHỊ TẬP HUẤN CỔNG TÁC DÂN VẬN Ở CƠ SỞ
-
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ...