Đan Viện Citeaux Mỹ Ca - Phải Lên Tiếng

Chuyên Mục

  • Home
  • Quốc Hận 30-4
  • Ca Nhạc Sĩ
  • Tìm Lại Dấu Xưa
  • Người Lính Năm Xưa
  • YouTube VongNgayXanh

vendredi 8 juillet 2022

Đan viện Citeaux Mỹ Ca

Đan viện Citeaux Mỹ Ca là một quần thể thu nhỏ gồm một nhà thờ, một toà nhà hai tầng và nằm phía sau là hai căn nhà nhỏ. Đan viện mang đậm dấu ấn của kiến trúc Gothic với thiết kế mái vòm theo chóp nhọn, hệ thống nhà thờ với không gian lớn và gây ấn tượng với rất nhiều cửa sổ lớn. Nhờ những thành phần chính tính từ mái xuống là vòm mái hình múi có sống, cuộn nhọn nên đan viện Citeaux Mỹ Ca hiện lên như một lâu đài châu Âu sừng sững bên bãi biển xanh ngát. Lịch sử hình thành Đan Viện Từ ngã ba Mỹ Ca (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đi qua khỏi cầu Long Hồ nếu đi thẳng chúng ta sẽ vào vùng 4 Hải Quân, nơi này, ai không có phận sự, ai không được sự cho phép tuyệt nhiên không ai được vào. Bởi vì nó là vùng căn cứ quân sự bí mật, phải qua biết bao vòng kiểm soát. Còn rẽ trái sẽ là hướng dẫn du khách đến với sân bay Quốc tế Cam Ranh và cũng là hướng đi Nha Trang. Chính từ ngay cây cầu được xây dựng từ thời VNCH này, du khách sẽ được nhìn thấy một quần thể kiến trúc kiểu Pháp đồ sộ, cổ kính và bí ẩn. Đó bao gồm cả một nhà thờ Công Giáo, một tòa nhà 2 tầng bề thế và 2 căn nhà nằm ở phía sau. Tôi là một dân hay đi phượt (tiếng lóng để nói về những người đi du lịch bụi, không thông qua những công ty du lịch lữ hành), trước đây đã rất nhiều lần qua lại trên con đường này, nhìn những tòa nhà cổ kính ấy mà luôn đặt ra những câu hỏi: Chúng là của ai? Được xây khi nào? Giờ có còn sử dụng hay không?… và vô số câu hỏi khác, chính những nghi vấn ấy đã thôi thúc tôi phải tìm hiểu nó. Nhân một chuyến ra Nha Trang tôi đã tìm lời giải đáp cho những nghi vấn của mình bấy lâu nay về nhà thờ cổ kính kia. Nhà thờ nằm kế bên con sông Thủy Triều thơ mộng, nước sông xanh ngắt. Và tôi mường tượng rằng, mỗi đêm trăng sáng, bóng nhà thờ đổ xuống cùng với những hàng dừa ắt sẽ làm cho khung cảnh vô cùng hữu tình.Theo những thông tin mà tôi tìm kiếm, nhà thờ chính là Đan viện Citeaux Mỹ Ca, được xây dựng từ năm 1934 đến năm 1938 thì hoàn thành. Nhà thờ có cùng kiến trúc, niên đại với Nhà Thờ Núi (nhà thờ Chánh tòa) Nha Trang. Nơi đây trước kia là một dòng kín, dòng tu Citeaux. Từ trước khi những linh mục thuộc dòng Lérins ở nước Pháp đến, thì nơi đây chỉ là một làng chài hẻo lánh. Làng chài này nằm gần nơi cổng vào Vùng 4 Hải Quân với số dân khoảng 200 người. Từ sau năm 1975, những người dân đã từng sống ở nơi đây bị chính quyền CSVN buộc phải di dời về ở làng Xuân Ninh cách đó khoảng 4km. Theo những người đã từng sống ở khu vực lân cận nhà thờ, ngày trước Đan viện này chỉ dành cho nam và là một dòng kín, nữ giới cấm tuyệt không được vào nơi đây. Để đến được với Đan viện, người dân chỉ có thể đi bằng thuyền. Việc tìm kiếm thông tin về Đan viện này cũng rất phức tạp, vì nó đã bị bỏ hoang khá lâu nên chẳng còn mấy người biết đến. Ấy là chưa nói những người dân sống lân cận nhà thờ đã bị buộc di dời đi nơi khác, nhà cửa, đất đai của họ sau 1975 đã bị quốc hữu hóa và sau này được chia lại cho những quân nhân Hải quân hoặc gia đình của họ. Có người cho rằng, dòng tu này đã bỏ hoang từ năm 1965 khi người Mỹ đến Cam Ranh và sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự nhằm kiểm soát cả khu vực Đông Nam Á và biển Đông. Nhưng thông tin này không chính xác. Ordinary Guy- một cựu quân nhân Mỹ, người mà tôi quen được trên internet thông qua mạng xã hội Facebook, thật may là ông từng đã đồn trú tại Cam Ranh trong vòng 18 tháng từ năm 1966-1967 cho biết, nhà thờ vào thời điểm ông đóng quân vẫn hoạt động bình thường. Những binh sỹ Mỹ như anh bị cấm không được đến gần khu vực nhà thờ để không làm ảnh hưởng đến việc tu tập của các thầy tu. Lần mò để đến Xuân Ninh, một ngôi làng của người Công Giáo Bắc 54 di cư, tôi đã được gặp ông Hải, người đã từng sống gần khu vực nhà thờ, và gia đình ông bị buộc di dời đến làng này sau năm 1975. Ông cho biết mãi đến năm 1976, trước khi nhà thờ bị chính quyền CSVN buộc phải dời đi nơi khác, gia đình ông có mua rượu nho, một loại rượu lễ do chính các thầy trong dòng tu làm ra để phục vụ cho việc hành lễ của họ. Theo ông, các tu sĩ ở đây có một bài thuốc thông qua việc chưng cất rượu của họ, nên khi uống loại rượu này vào sẽ rất tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân Đan Viện bị bỏ hoang Theo sự chỉ dẫn của ông Hải tôi đi đến Đan Viện Citeaux mới được hình thành sau này. Đan Viện tọa lạc tại thôn Lập Định, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa, nơi cách xa Đan Viện cũ khoảng độ 30km. Đan Viện được xây dựng theo phong cách kiến trúc mới, bề thế và nguy nga. Khuôn viên của Đan Viện được bài trí hài hòa sơn thủy hữu tình, với mặt hồ và những hàng cây tỏa bóng mát. Đây quả thực là một nơi lý tưởng để tu tập, chiêm nghiệm lời Chúa. Tiếp tôi là một vị thầy tu tuổi trạc 60. Sau một hồi hướng dẫn tôi đi quanh nhà thờ và nói sơ qua về lịch sử hình thành, phát triển Đan Viện, thầy cho biết: Vào khoảng năm 1977, chính quyền mới cho rất nhiều người gồm cả Quân đội và Công An tiến đến nhà thờ, họ ra lệnh buộc chúng tôi phải rời khỏi nhà thờ trong vòng một tuần lễ, nếu ai không tuân thủ sẽ bị bắt. Từ sau năm 1975, việc bắt bớ các tu sĩ, giáo dân Công giáo được diễn ra thường xuyên. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho Đan Viện này trở nên tan tác mỗi người một ngã. Người thì tu xuất để trở về với đời sống thường, kẻ chống đối thì bị bỏ tù. Cho đến năm 1977, chính quyền chính thức trục xuất các tu sĩ trong dòng đi một nơi khác, và nơi họ được chọn chính là Đan Viện mới ngày nay. Đan Viện mới được thành lập từ năm 1977 trên vùng đất mà trước đây Đan Viện đã tậu được. Chính quyền buộc họ phải dời đến đó và cũng không quên tước đoạt rất nhiều diện tích đất của họ. Nếu vào năm 1968, đất của Đan Viện là 349 mẫu, thì nay chỉ còn lại 3 mẫu đất. Những biến cố tang thương của dân tộc cộng thêm với sự hành xử côn đồ của chính quyền đã tác động đến rất nhiều đời sống tu tập của các tu sĩ. Khi trở về với Đan Viện mới này họ chỉ còn có 4 người, gồm 2 linh mục và 2 đan sĩ. 3 mẫu đất có thể lớn đối với 4 người, nhưng nếu dành cho 1 Đan Viện thì lại quá nhỏ. Và nguy cơ trở thành tụ điểm ăn chơiTrải qua biết bao nhiêu biến cố, cách hành xử của chính quyền đã khiến cho các linh mục, đan sĩ trở lại đời sống “thầm lặng” của mình. Mãi cho đến khi họ biết được thông tin Đan Viện-nơi đã từng là chốn thờ phụng Thiên Chúa, chốn tu tập thiêng liêng của họ được bán cho một công ty dùng để phát triển du lịch. Đan Viện có gửi đơn đến chính quyền, mong chính quyền trả lại vùng đất mà trước kia đã từng là của Đan Viện. Câu trả lời của Đan Viện nhận được là giấy thông báo từ phía chính quyền cách đây vài tháng là, hãy đến nhận lại bức tượng Mẹ Maria được dựng trước nhà thờ, nếu không sẽ đập nát. Cách hành xử như trên của chính quyền CSVN không phải là điều mới, họ đã làm như vậy cả mấy chục năm nay đối với miền Nam và nhiều năm trước đối với các cơ sở tôn giáo ở miền Bắc. Chùa Việt Nam Quốc Tự của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất bị cưỡng chế, chính quyền cho xây dựng những tụ điểm ăn chơi xung quanh chùa. Sự yên ắng, linh thiêng nay nhường cho những âm thanh kích động với các cô các chàng khoe những bộ cánh, váy áo ngắn cũn cỡn. Người dân bị cấm vào khu vực nhà thờ kể từ khi có trạm gác của quân đội dựng lên. Trạm gác này chỉ mới được cho đặt khoảng độ 5 năm đổ lại. Trước đó, một số dân đi phượt, người hiếu kỳ vẫn có thể thoải mái đến đây để nhìn ngắm tòa kiến trúc, chụp những tấm hình làm kỷ niệm. Khoảng chừng độ 2 năm nay, hàng rào kẽm gai lại được kéo giăng, rào kín tất cả các ngã có thể dẫn vào nhà thờ. Người dân chỉ có thể nhìn nó từ phía xa, và đương nhiên trạm gác lúc nào cũng túc trực một quân nhân. Song, điều đáng ngạc nhiên là chỉ trong vòng 1 năm đổ lại, trạm gác đôi khi lại có sự xuất hiện của một người bảo vệ dân sự từ các Công ty bảo vệ. Rất nhiều câu hỏi mà du khách khi đi ngang qua con đường này dành cho hướng dẫn viên khi nhìn thấy tòa nhà. Thông tin mà họ nhận được chỉ là nhà thờ từ thời Pháp, hiện nay không còn được sử dụng nhằm mục đích thờ phượng. Điều đó thường không làm thỏa mãn du khách. Họ muốn biết nhiều thông tin hơn từ nhà thờ bí ẩn và vì sao lại có chuyện từ một quần thể kiến trúc đẹp thế kia nay lại bỏ hoang phế. Rất nhiều những lời bình luận trên mạng trước việc Đan Viện Citeaux có thể bị đập bỏ và xây dựng thành khu du lịch cho khách nhiều tiền. Với họ, việc gìn giữ Đan Viện không chỉ làm cho cảnh sắc ở đây được hài hòa, hữu tình mà nó còn ngăn chặn sự băng hoại về đạo đức khi cố muốn biến một nơi linh thiêng trở thành nơi chơi bời. Đó chính là một sự hạ nhục rất lớn đối với những người Công Giáo.Sưu tầm & tổng hợp

1 commentaire:

  1. Trung Kiên27 août 2020 à 09:51

    Cám ơn Bạn đã cho mình đến tham quan Đan viện Citeaux (Xitô) trong trí tưởng tượng. Đất nước đổi thay làm đảo lộn cuộc sống và gây bao đau khổ, không chỉ cho nhiều tu sĩ các tôn giáo, mà cả hàng triệu người dân. Cán bộ nhà nước "bần cố nông" nay thành trưởng giả (Đại gia đỏ)!

    RépondreSupprimerRéponses
      Répondre
Ajouter un commentaireCharger la suite... Article plus récent Article plus ancien Accueil Inscription à : Publier les commentaires (Atom)

Nombre total de pages vues

Một ngày sau chiến tranh - Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn

Dòng Nhạc của Nhạc sĩ Anh Bằng

Tình Khúc Ngô Thụy Miên

Nối Kết

  • VongNgayXanh-Youtube
  • facebook/vong.ngayxanh
  • Tương Trí

liste des blogs

  • Người Lưu Vong
  • Hoài Niệm
  • Nơi Cuối Chân Mây
  • Video VọngNgàyXanh
  • Ai còn nhớ và Ai đã quên ?
  • Người Lính Năm Xưa
  • Phiến Đá Sầu
  • Tiếng Xưa
  • VONG NGAY XANH
  • Hương Xưa

Rechercher dans ce blog

Chuyên Đề

70 Năm TnhCa (8) Bình Luận (38) ca nhạc sĩ (171) Chiến tranh VN (10) Chính trị (80) Chuyện đọc (24) DVD (46) Mùa Thu (28) Người Lính Năm Xưa (110) Nhạc Chủ Đề (27) Nhạc Đấu Tranh (15) Sài Gòn (6) Sài Gòn xưa (16) Văn Học (18) văn học miền Nam (4) Văn Nghệ Sĩ (36) VănNghệSĩ (12) Việt Nam Cộng Hòa (22)

Archives du blog

  • ▼  2022 (592)
    • ▼  juillet (72)
      • CHUYỆN NGƯỜI VỢ TÙ CẢI TẠO
      • Sông Mao, ngày tháng cũ
      • Văn Quang - Bây giờ là Mùa Thu, tôi đi tìm dĩ vãng
      • TỪ CÔNG PHỤNG VÀO TUỔI 80: NGHE LẠI TÌNH KHÚC ƠN EM
      • “The Truth Coming Out Of Her Well“ - SỰ THẬT NƠI ...
      • Bài hát “Gọi Người Yêu Dấu” – Mối tình oan trái ở ...
      • Lãng Mạn Ngục Tù - Tác giả: Duyên Anh
      • Nhạc sĩ Từ Công Phụng – Một đời sáng tác tình ca
      • GỌI NGƯỜI YÊU DẤU và DÒNG NHẠC VŨ ĐỨC NGHIÊM
      • GIÁO SƯ NGUYỄN XUÂN VINH VÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC VÕ TÁ...
      • Phan Thiết (Bình Thuận)
      • TÌM LẠI DẤU XƯA: Đà Lạt - Villa kiến trúc Pháp
      • Chương trình ngâm thơ Tao Đàn trước năm 1975 – Tiế...
      • Đài Phát Thanh: Sài Gòn Chương Trình Thi-Nhạc Giao...
      • VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC! Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh
      • “Đệ nhất thi sĩ miền Nam” Vũ Hoàng Chương – Lạc lo...
      • Mặt Sau Tấm Huy Chương Cấp Muộn - Phan Nhật Nam
      • Bài điếu văn của cựu Thủ tướng Taro Aso viếng cựu ...
      • Thương tiếc nhà văn Túy Hồng
      • Chờ Tình - Tình Khúc Kinh Kha (Khê Kinh Kha)
      • Để tang cho sách - Khuất Đẩu
      • Nếu Mai Ngày
      • Tìm Nhau Từ Thuở - Toàn Phong Nguyễn XuânVinh
      • Đó Quê Hương Tôi - Vĩnh Điện
      • Hòa Bình Thương Đau
      • Mười Hai Bến Nước - Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
      • ĐÃ BỐN MÙA NÀO AN BỘI (Abe Shinzo) ĐI QUA?
      • Tiếng hát Sỹ Phú
      • Một thuở học trò - Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
      • Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Một Tấm Gương Kiên Nh...
      • Viết Về Một Người Sắp Ra Đi, Toàn Phong Nguyễn Xuâ...
      • CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT.
      • Tranh bích họa tiêu biểu thời Phục Hưng
      • Những bức tranh Thiếu nữ quyến rũ
      • Thiên nga giữa cõi người - Tâm Thanh
      • Tâm Thanh – Thiên Nga không còn giữa cõi người - P...
      • SÀI GÒN và TUỔI THƠ CỦA TÔI (Trần Mộng Tú)
      • “Marguerite”- Hoa cúc dại
      • Ca sĩ Quỳnh Giao
      • TÌM LẠI DẤU XƯA - Đá Bạc, Ba Ngòi, Cam Ranh
      • Khỏa thân bên cây đàn
      • Giọt mưa trên tóc - Tiểu Tử
      • Như chuyện thần tiên
      • Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn
      • Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời CS - Vi Anh
      • Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt - Hà T...
      • Chào Em, Sàigòn 40 của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1...
      • Đan viện Citeaux Mỹ Ca
      • Nửa Thế Kỷ Một Dòng Sông-Tâm bút Trần Trung Đạo
      • Hồn SàiGòn - Du Uyên
      • Văn chương và âm nhạc miền Nam sau ngày đất nước c...
      • Nguyên nhân và hậu quả của Hiệp định Geneva 1954
      • HOA, LÁ, CÀNH, KẾT THÀNH 1 ANH GÀ TRÔNG
      • Đà Lạt – Thành phố trong rừng sương
      • Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài
      • NHỚ VỀ TRƯỜNG VÕ TÁNH NHA TRANG
      • Đêm Việt Nam - Trúc Phương
      • Tổng Thống Ngô Đình Diệm
      • Trẻ Em trong Chiến tranh (WAR VICTIMS)
      • Bông Súng Mùa Nước Nổi
      • Dáng Lụa
      • Sen Muộn
      • Yếm Đào
      • TRẦN VẤN LỆ, ANH LÀ AI?
      • Thơ: Trần Thục Vũ
      • Những cây cầu ngói đẹp ở Việt Nam
      • Phố xưa Sài Gòn của một thời .
      • Chúng ta ca ngợi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng - Nguyễn G...
      • Ngọc Lan xưa (Hoàng Long - Ngân)
      • Đoản Văn Của Một Người Tử Trận
      • Xe gắn máy tại miền Nam trước 75
      • Những nữ ca sĩ nổi tiếng đã vắng bóng trong làng n...

Từ khóa » đan Viện Xitô Cam Ranh