Dần – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Thiên can
Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Dương Giáp Bính Mậu Canh Nhâm
Âm Ất Đinh Kỷ Tân Quý
Địa chi
Dương Dần Thìn Ngọ Thân Tuất
Âm Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi

Dần (寅) là một trong số 12 chi của Địa chi, thông thường được coi là địa chi thứ ba, đứng trước nó là Sửu, đứng sau nó là Mão.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng Dần trong nông lịch là tháng giêng.

Về thời gian thì giờ Dần tương ứng với khoảng thời gian từ 03:00 tới 05:00 trong 24 giờ mỗi ngày. Về phương hướng thì Dần chỉ hướng đông đông bắc. Theo Ngũ hành thì Dần tương ứng với Mộc, theo thuyết Âm-Dương thì Dần là Dương.

Dần mang ý nghĩa là sống động, chỉ trạng thái phát triển sơ khai của cây cỏ trong khoảng thời gian này tại các vĩ độ ôn đới thấp và nhiệt đới (đầu mùa xuân theo cách hiểu của người Á Đông).

Để tiện ghi nhớ hoặc là do sự giao thoa văn hóa nên mỗi địa chi được ghép với một trong 12 con giáp. Dần tương ứng với hổ.

Trong âm lịch hiện tại thì tháng giêng là tháng khởi đầu của năm, do từ cuối năm Nguyên Phong thứ 7 (104 TCN) thì Hán Vũ Đế đã quyết định từ năm sau (103 TCN) đổi niên hiệu thành Thái Sơ và nhân thể lấy tháng Dần làm chánh nguyệt (tháng bắt đầu) của năm, khi ông cho áp dụng lịch Thái Sơ.

Trong lịch Gregory, năm Dần là năm mà chia cho 12 dư 6.

Các can chi Dần

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giáp Dần
  • Bính Dần
  • Mậu Dần
  • Canh Dần
  • Nhâm Dần

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Dần.
  • Bà chằng
  • Hổ đấu với sư tử
  • Hổ trong văn hóa đại chúng
  • x
  • t
  • s
Hổ
Các nòi
Còn tồn tạiHổ Ấn Độ • Hổ Đông Dương • Hổ Hoa Nam • Hổ Mã Lai • Hổ Mãn Châu • Hổ Sumatra
Tuyệt chủngHổ Ba Tư • Hổ Bali • Hổ Java
Biến thểHổ trắng • Hổ vàng • Hùm xám • Hổ đen
Với sư tửHổ đấu với sư tử • Sư tử lai hổ • Hổ sư • Sư hổ
Với ngườiHổ vồ người • Săn hổ • Pín hổ • Cao hổ cốt • Hổ hình quyền • Bảo tồn loài hổ • Ngày quốc tế về bảo tồn hổ
Văn hóaHình tượng con hổ trong văn hóa (Hàn Quốc • Trung Quốc • Việt Nam) • Tục thờ hổ (Việt Nam • Trung Quốc) • Múa hổ  • Dần • Chúa sơn lâm  • Hình tượng con hổ trong nghệ thuật  • Hình tượng con hổ trong tín ngưỡng  • Hình tượng con hổ trong văn học  • Ngũ Hổ (Thanh Hổ  • Xích Hổ  • Hắc Hổ  • Hoàng Hổ  • Bạch Hổ)
Các con hổ
Hư cấuShere Khan • Tony • Tigger • Hobbes • Hodori • Richard Parker • Hổ Nương • Shin Long • Tigra • Tygra
Có thậtCọp ba móng • Hổ cái Champawat • Segur • Chowgarh • Thak • Chuka • Mundachipallam • Pilibhit • Powalgarh
KhácChi Báo • Mèo lớn  • Kẻ ăn thịt người • Hổ răng kiếm • Ngũ hổ tướng Tam Quốc • Ngũ hổ tướng nhà Nguyễn • Hổ Quyền • Chùa Hổ • Khu bảo tồn hổ thung lũng Hukawng • Dự án Hổ • Tam nhân thành hổ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Giờ Dần Thuộc Hành Gì