Dàn Ý Bài Nhàn ❤️️ 17 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất - SCR.VN

Dàn Ý Bài Nhàn ❤️️ 27+ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất ✅ Đón Đọc Dàn Ý Và Bài Văn Mẫu Giúp Bạn Trau Dồi Vốn Từ Có Nhiều Ý Tưởng Mới Khi Viết Văn.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Phân Tích Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Mẫu 1
  • Sơ Đồ Lập Dàn Ý Bài Nhàn Lớp 10 – Mẫu 2
  • Dàn Ý Nhàn Hay Nhất – Mẫu 3
  • Lập Dàn Ý Bài Nhàn Ngắn Gọn – Mẫu 4
  • Lập Dàn Ý Bài Nhàn Ngắn Nhất – Mẫu 5
  • Dàn Ý Bài Nhàn Siêu Ngắn – Mẫu 6
  • Dàn Ý Chi Tiết Phân Tích Bài Thơ Nhàn – Mẫu 7
  • Lập Dàn Ý Chi Tiết Bài Nhàn Đầy Đủ – Mẫu 8
  • Dàn Ý Bài Nhàn Chi Tiết Đặc Sắc – Mẫu 9
  • Dàn Bài Phân Tích Bài Thơ Nhàn Nâng Cao – Mẫu 10
  • Dàn Ý Nghị Luận Nhàn Học Sinh Giỏi – Mẫu 11
  • Lập Dàn Ý Bài Thơ Nhàn Chọn Lọc – Mẫu 12
  • Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn Điểm Cao – Mẫu 13
  • Dàn Ý Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngắn Hay – Mẫu 14
  • Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Nhàn Đơn Giản – Mẫu 15
  • Dàn Ý Vẻ Đẹp Cuộc Sống Trong Bài Nhàn – Mẫu 16
  • Dàn Ý Phân Tích Nhàn Văn 10 – Mẫu 17
  • Bài Văn Mẫu Nghị Luận Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Văn Mẫu Nghị Luận Văn Học Bài Nhàn Lớp 10 Hay

Dàn Ý Phân Tích Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Mẫu 1

Tham khảo dàn ý phân tích bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới đây để nắm được định hướng làm bài cụ thể.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Giới thiệu bài thơ Nhàn

II. Thân bài:

1. 4 câu đầu:

  • “Nơi vắng vẻ”: nơi thôn quê yên tĩnh
  • “Chốn lao xao”: nơi thành thị, chốn quan trường. b. Quan niệm “khôn” và “dại”.
  • Khôn: ở nơi đông đúc, theo thói vụ lợi, giành giật, bon chen vinh hoa, phú quý, lợi ích vật chất.
  • Dại: xa lánh lợi lộc, tìm chốn thanh cao, vắng vẻ, sống an nhàn để tu tâm dưỡng tính. Quan niệm sống của tác giả như vậy là khác, trái ngược với quan niệm thông thường.
  • Đối lập giữa “nơi vắng vẻ” với “chốn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật, xa lánh chôn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa, nhấn mạnh phương châm sống của bản thân.
  • Khôn kia là cái khôn của kẻ tiểu trí còn cái dại này là cái dại của bậc đại trí. Vì nắm được thời thế, vì không muốn bụi bặm của xã hội nhiễu nhương vấy bẩn.

2. Hai câu luận:

  • Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt hết sức giản dị, đạm bạc mà thanh cao, lối sống hòa nhập cùng thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Đáng chú ý, thán phục hơn là lối sống tuân theo lẽ tự nhiên – mùa nào thức ấy, quê mùa, chất phác.
  • Cái thú của cảnh sống nhàn ẩn dật mang tính triết lí của các Nho sĩ là ờ chỗ: trong thời loạn lạc, người có nhân cách cao đẹp phải xa lánh cuộc bon chen tầm thường, tìm đến nơi yên tĩnh, vui thú cùng cỏ cây, vạn vật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống hòa mình với thiên nhiên vũ trụ, và giữ được cốt cách thanh cao, trong sạch.
  • Giá trị nghệ thuật của hai câu này là ở sức gợi của nó. Gợi cái sự ung dung, điềm nhiên, đạm bạc mà thanh cao, nhẹ nhàng, từ tôn mà kiên nghị của một con người. Một trong những cáu thơ như lời nói thường nhật mà hay hiếm có trong thi ca.

3. Hai câu kết

  • Hai câu cuối cùng, dựa theo điển tích Trung Hoa nói về cái hư ảo, không thực chất, qua nhanh, có cũng như không, có đấy mà tan ngay đấy cùa giàu sang phú quý.
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm biết rõ lẽ thường này và coi thường, xem nhẹ giàu sang phú quý chứ không hề có chút ngậm ngùi vì vinh hoa qua như chớp mắt. Ta thấy ông ung dung tự tại mang rượu đến gốc cây nằm uống, nhưng không ngủ đề mơ giấc mơ kia, mà tỉnh táo nhìn nó – sự phú quý đi qua như giấc chiêm bao.
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đứng cao hơn một bậc trong sự đối diện với phú quý. Lốì sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt tới, ở trên tầm cao trong vắt.

4. Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

  • Quan niệm Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi, vinh hoa phú quý. Lối sống đó có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực.
  • Tích cực: không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ minh trong sạch.
  • Tiêu cực: xa lánh, thoát li cuộc sống hiện thực, không dân thân để góp phần làm cuộc sống tốt đẹp, trong lành hơn.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ
  • Nêu cảm nhận của bản thân

Sơ Đồ Lập Dàn Ý Bài Nhàn Lớp 10 – Mẫu 2

Mẫu sơ đồ lập dàn ý bài Nhàn lớp 10 sẽ giúp các em học sinh nắm được những luận điểm trọng tâm khi làm bài. Tham khảo mẫu lập dàn ý bài Nhàn văn 10 dưới đây:

Sơ Đồ Lập Dàn Ý Bài Nhàn Lớp 10
Sơ Đồ Lập Dàn Ý Bài Nhàn Lớp 10

Giới thiệu tuyển tập ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Bài Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm ☀️ 10 Mẫu Hay

Dàn Ý Nhàn Hay Nhất – Mẫu 3

Đón đọc mẫu dàn ý Nhàn hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

1.Mở bài: Sơ lược về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm Nhàn.

2.Thân bài:

a. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

-Hai câu đề:

  • Hình ảnh hết sức dung dị đời thường, bộc lộ sự hòa hợp, gần gũi với tự nhiên
  • “Một mai, một cuốc, một cần câu” liệt kê ra những vật dụng thường ngày của nhà nông
  • Tâm thế sẵn sàng, ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  • Điệp từ “một”, gợi ra một cuộc sống không tư lợi bon chen.
  • Nhịp ngắt 2/2/3, chậm rãi gợi ra nhịp sống thong thả, tâm thế sống đầy khoan thai, ung dung, tự tại
  • “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” thể hiện quan niệm sống và tâm trạng của tác giả. Số đông đều chạy theo lối sống đua chen, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại chọn cho mình lối sống điền viên, bình lặng, yên tĩnh chốn thôn quê.
  • Bộc lộ tâm trạng thanh thản, thảnh thơi, hoàn toàn mãn nguyện.

-Hai câu luận: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”:

  • Vận dụng nghệ thuật đối hoàn kết hợp dựng lên một bức tranh tứ bình đặc sắc gồm cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông
  • Gợi ra một nhịp điệu tuần hoàn của thời gian, rất đều đặn, thong thả, gợi ra tâm thế chủ động, ung dung, thoải mái, hòa hợp được với cuộc sống dân dã, thôn quê.
  • Điệp từ lặp lại hai lần động từ “ăn” và “tắm”, cho thấy rằng ở sự lựa chọn của mình, tất cả những nhu cầu tất yếu của con người đều được đáp ứng, mùa nào thức ấy, không hề thiếu thốn.
  • Thể hiện một cuộc sống đạm bạc, nhưng không hề khắc khổ, mang đến cho con người sự tự do, thanh thản, yên tâm vui sống.
  • Kín đáo thể hiện triết lý “nhàn”: Cuộc sống hưởng thụ những ưu đãi của thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, chứ không phải là cố gắng gò bó, đắm chìm trong vòng xoáy vinh hoa, phú quý.

b. Vẻ đẹp nhân cách con người ta Nguyễn Bỉnh Khiêm:

-Hai câu thực “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn, người đến chốn lao xao”:

  • Nghệ thuật tiểu đối, bộc lộ quan điểm về cái “khôn”, cái “dại” ở đời.
  • Triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tìm về nơi yên tĩnh, vắng vẻ, để giữ lại tấm lòng trong sạch, thanh cao, không bị những thức cường quyền lợi danh kiềm chế, làm mất đi sơ tâm ban đầu.
  • Bộc lộ quan niệm sống nhàn mấu chốt là nằm ở chỗ rời xa được vòng danh lợi, trả lại tự do cho tâm hồn, để tâm hồn được trong sạch, thanh thản.

-Hai câu thơ kết: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”:

  • Hình ảnh uống rượu cội cây, là hình ảnh của bậc trí thức nho giả, là thú vui tao nhã, tìm đến rượu không phải để say mà là để tỉnh, để nhìn rõ nhân tình thế sự.
  • Mượn điển tích giấc mộng Nam Kha bộc lộ rõ cái nhìn của tác giả về những thứ công danh lợi lộc ở đời, đời người cũng như một giấc mộng, bao nhiêu giàu sang phú quý, rồi cũng tiêu tan. Chỉ có tấm lòng thanh cao, trong sạch, vẻ đẹp tâm hồn nhân cách, mới tồn tại được đời đời kiếp kiếp.
  • Lời tổng kết cho lối sống nhàn, kín đáo răn dạy người đời những triết lý sâu sắc về cuộc đời.

3.Kết bài: Tổng kết nội dung chính của tác phẩm Nhàn.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Mở Bài Phân Tích Nhàn ☀️ 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất

Lập Dàn Ý Bài Nhàn Ngắn Gọn – Mẫu 4

Tiếp theo đây, SCR.VN gửi đến bạn đọc Mẫu Lập Dàn Ý Bài Nhàn Ngắn Gọn để bạn có thể nắm được các ý chính của bài thơ nhé.

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đa tài, sống trong xã hội đầy bất công ông suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người, quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.
  • “Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ quan niệm sống của tác giả.

II. Thân bài

– Hai câu đề:

“Một mai/một cuốc/một cần câuThơ thẩn dầu ai/ vui thú nào”

  • Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung
  • Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình biết bao.
  • Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.

– Câu thực:

  • Cách sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.
  • Cách xưng hô “ta”, “người”
  • Hai về tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhân mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.

– Hai câu luận:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giáXuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

  • Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc” “giá”. Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.
  • Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.

– Hai câu kết:

Rượu đến cội cây ta sẽ uốngNhìn xem phú quý tựa chiêm bao

  • Xem nhẹ lẽ đời sống sa hoa phú quý, ông ngậm ngùi coi đó như một giấc chiêm bao.
  • Lối sống thanh cao vượt lên trên lẽ đời thường

III. Kết luận: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi.

Đừng bỏ qua 🔥 Kết Bài Phân Tích Nhàn 🔥 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất

Lập Dàn Ý Bài Nhàn Ngắn Nhất – Mẫu 5

Tham khảo mẫu lập dàn ý bài Nhàn ngắn nhất dưới đây để nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.

1.Mở bài: Giới thiệu về tác giả tác phẩm: Nguyễn Bỉnh Khiêm – một tâm hồn cao quý, coi thường danh lợi luôn coi trọng cốt cách thanh cao. “Nhàn” là một bài thơ đặc sắc thể hiện rõ điều đó.

2.Thân bài:

a. Hai câu đề:

  • Mai, cuốc, cần câu là công cụ lao động của người dân
  • Điệp từ, số đếm “một”, kết hợp với liệt kê nhịp thơ chậm tạo nên phong thái của tác giả.
  • Tâm trạng nhà thơ: Vui vẻ, đón nhận cuộc sống nơi thôn quê, mặc kệ người khác tìm vui chơi chỗ nào đó

b. Hai câu thực:

  • Bàn về lẽ “dại, khôn”
  • Tự nhận mình “dại” vì tìm nơi vắng vẻ, nói người khác “khôn” vì tìm chốn lao xao
  • Nơi vắng vẻ: Nơi bình yên, thanh thản, tránh xa vòng danh lợi
  • Chốn lao xao: Nơi đông người, bon chen => căng thẳng, đấu đá, tranh giành
  • Dại mà khôn, khôn mà dại: Đó là cách nói ngược của tác giả.

c. Hai câu luận:

  • Tiếp tục nói về cuộc sống nơi thôn quê
  • Thu, đông, xuân, hạ, mùa nào món nấy hòa hợp với thiên nhiên
  • Cuộc sống bình yên, vui vẻ.

d. Hai câu kết:

  • Sử dụng điển tích, điển cố
  • Xem phú quý công danh chỉ là một giấc mơ, thể hiện một thái độ coi thường danh lợi

e. Đánh giá:

  • Nội dung: Bài thơ cho thấy một tâm hồn thanh cao, uyên bác được thể hiện qua lối sống đạm bạc, thanh nhàn, qua đó cũng giúp ta hiểu được vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.
  • Nghệ thuật: Ngôn ngữ và hình ảnh thơ mộc mạc tự nhiên, giàu chất triết lý. Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, phép đối…

3.Kết bài: Mở rộng, liên hệ với cuộc sống hiện nay, kết luận.

Dàn Ý Bài Nhàn Siêu Ngắn – Mẫu 6

Mẫu dàn ý bài Nhàn siêu ngắn dưới đây sẽ giúp các em học sinh vận dụng hoàn thành tốt bài viết.

1.Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
  • Sơ lược về triết lí nhân sinh trong bài thơ ” Nhàn”.

2.Thân bài

  • Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lánh đục, tìm trong về sống gần gũi làng quê bình dị để giữ lại cốt cách thanh cao.
  • Triết lí nhân sinh ở đời: Cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá, công danh, phú quý như một giấc mơ.
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn sống thong thả, ung dung, với những sinh hoạt rất đời thường và thú vui tao nhã.
  • Ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên, giản dị, cách ngắt nhịp đặc biệt diễn tả lối sống nhàn tản, thư thái.
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm mượn điển tích trong truyện đời Đường, so sánh “phú quý” giống như “chiêm bao” để bộc lộ thái độ xem thường phú quý.

3.Kết bài

  • Khẳng định triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  • Suy nghĩ của bản thân.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Chi Tiết Phân Tích Bài Thơ Nhàn – Mẫu 7

Mẫu dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Nhàn dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được hệ thống luận điểm làm bài đầy đủ.

I. Mở bài phân tích bài thơ Nhàn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là một nhà thơ lớn của dân tộc thế kỉ XVI sống trong xã hội đầy bất công, luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người và quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.
  • Bài thơ Nhàn là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách cũng như quan niệm sống của tác giả.

II. Thân bài phân tích bài thơ Nhàn:

1.Phân tích khái quát về bài thơ Nhàn:

  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ là bài số 73 trong tập thơ Nôm “Bạch Vân Quốc ngữ thi” ra đời sau khi tác giả cáo quan về ở ẩn.
  • Giá trị nội dung: Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

2.Phân tích hai câu đề trong bài thơ Nhàn: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

“Một mai, một cuốc, một cần câuThơ thẩn dầu ai vui thú nào”

  • Điệp số từ “một” : một mình, lẻ loi
  • Mai, cuốc, cần câu : những vật dụng quen thuộc, đơn giản, thô sơ của người dân lao động dùng để đào đất, xới đất, câu cá.
  • Hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng, dù một mình nhưng tác giả vẫn vui tươi.
  • “Thơ thẩn”: ung dung, tự tại, chăm chú, tỉ mẩn
  • “dầu ai”: mặc cho ai
  • Sự khác biệt trong sở thích, lối sống của tác giả: Mặc cho ai có cách vui thú nào, ta cứ thơ thẩn giữa cuộc đời này, sống theo cách riêng của ta, ung dung, thảnh thơi.
  • Cụ Trạng trở về sống giữa chốn thôn quê để hòa hợp với tự nhiên như một lão nông chi điền nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình.

c. Phân tích hai câu thực trong bài thơ Nhàn: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn, người đến chốn lao xao”

  • Nghệ thuật đối: “ta” với “người”, “khôn” với “dại”, “vắng vẻ” với “lao xao” thể hiện sự đối lập về cách chọn nơi sống, niềm vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm với người đời
  • “Nơi vắng vẻ” : nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.
  • “Chốn lao xao” : nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quý, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau.
  • Ông tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói ngược, hàm ý
  • Theo tác giả, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình.
  • Cách nói ngầm dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ trí tuệ, thể hiện sự tự tin đầy bản lĩnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  • Quan niệm sống “lánh đục tìm trong”.

d. Phân tích hai câu luận trong bài thơ Nhàn: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà

“Thu ăn măng trúc đông ăn giáXuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

  • “măng trúc”, “giá” : những thức ăn “cây nhà lá vườn” dân dã quen thuộc do chính tác giả làm ra.
  • “tắm hồ sen”, “tắm ao” : tác giả cũng tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê.
  • Sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống và sinh hoạt, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
  • Sự xuất hiện của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
  • Sự hài lòng với cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, tự do, thoải mái, hòa quyện với thiên nhiên suốt 4 mùa của tác giả.

e. Phân tích hai câu kết trong bài thơ Nhàn: Triết lí sống nhàn

“Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắpNhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”

  • Điển tích giấc mộng đêm hòe của Thuần Vu Phần, phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.
  • “nhìn xem” : một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại”. Cái nhìn của một bậc đại nhân đại trí, ông nhìn phú quý bằng ánh mắt coi thường, khinh bỉ, không đáng để ông suy nghĩ, bận tâm tới.
  • Tác giả tìm đến rượu để say để chiêm bao và để nhận ra rằng cuộc sống công danh phú quý chỉ như một giấc mơ dưới gốc cây hòe thoảng qua vô nghĩa, cái vĩnh hằng bất biến còn mãi với thời gian là chính là vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp nhân cách của con người.
  • Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống hòa hợp với thiên nhiên, xa lánh những vinh hoa quyền quý thoát khỏi vòng danh lợi với tâm hồn thanh thản, thư thái.

f. Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Nhàn:

  • Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
  • Ngôn ngữ giản dị hàm súc giàu tính triết lí
  • Cách ngắt nhịp linh hoạt độc đáo
  • Nghệ thuật đối, điệp, liệt kê, từ láy
  • Sử dụng điển tích điển cố
  • Cách nói ngược nghĩa đùa vui hóm hỉnh.

III. Kết bài phân tích bài thơ Nhàn:

  • Khái quát giá trị nội dung bài thơ Nhàn
  • Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

Đón đọc tuyển tập 🌟 Nghị Luận Bài Nhàn 🌟 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Lập Dàn Ý Chi Tiết Bài Nhàn Đầy Đủ – Mẫu 8

Lập dàn ý chi tiết bài Nhàn sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục và nội dung khi làm bài.

I. Mở bài:

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm là vị trạng nguyên tài hoa, giỏi giang nhưng cũng là một nhà thơ giàu tính triết lí.
  • Bài thơ Nhàn như là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

II. Thân bài:

–“Một mai, một cuốc, một cần câu.”

  • Cách dùng số từ “một” được lặp lại nhiều lần diễn tả nét giản dị mà cũng rất đầy đủ. Nhà thơ đang hóa thân vào một người nông dân trở về với cuộc sống nông dân giữa chốn làng quê, chọn lấy cuộc sống nhàn mà xa lánh chốn công danh.
  • Một vị trạng nguyên giờ đây trở về với cuộc sống bình dị và lao động.
  • Qua câu thơ thứ hai đã diễn tả sự tương phản giữa nhà thơ và những ai đang mưu cầu danh lợi.

-“Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”

  • Hai tiếng “dầu ai” diễn tả một sự lựa chọn của chính nhà thơ. Câu thơ cũng toát lên tâm thế ung dung tự tại, toát lên nét thảnh thơi, nét nhẹ nhõm của con người sau khi đã có sự lựa chọn kỹ càng. Với nhà thơ lối sống nhàn nó là một sự ưa thích, một niềm vui.
  • Sở dĩ nhà thơ có niềm tích thú, niềm vui vẻ nói trên là do ông đã sáng suốt tỉnh táo chọn cho mình một cách sống theo ông là phù hợp, đúng đắn nhất.

-“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn, người đến chốn lao xao.”

  • “Nơi vắng vẻ”có nghĩa là nơi không phải chốn quan trường, không phải nơi công danh, phú quý, có sự tranh giành, có nhưng thủ đoạn, những mánh khóe để giành danh lợi. “Nơi vắng vẻ” ở đây là tìm về nơi mình thích thú, tìm về nơi mình ẩn dật.
  • Sự tương phản giữa “nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” toát lên sự đối lập trong hai cách sống. “Chốn lao xao” là chốn quan trường, chốn danh lợi chẳng khác nào chốn phiên chợ, mua lợi bán danh, thật là nhốn nháo, thật là dơ bẩn.
  • Sự đối nghịch tương phản giữa hai từ “dại” và “khôn” cùng lối nói ngược quen thuộc của dân gian còn có tác dụng bày tỏ sự mỉa mai, sự giễu cợt về sự đời.

–“Thu ăn trúc, đông ăn giáXuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

  • Trong hai dòng thơ ta bắt gặp cuộc sống sinh hoạt của nhà thơ qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
  • Mỗi mùa một thứ, một kiểu sinh hoạt. Tất cả luôn sẵn sàng mùa nào thức nấy của một cuộc sống tự tung tự tại. Mọi thứ đều sẵn từ thiên nhiên, thiên nhiên thật hào phóng.

-“Rượu, đến cội cây ta sẽ uốngNhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

  • Câu thơ cuối có sử dụng điện tích kể chuyện người xưa say rượu rồi nằm mơ thấy mình có cuộc sống sung túc nhưng tỉnh dậy hóa ra đó là giấc mơ.
  • Nhà thơ đã bộc lộ thái độ coi thường công danh phú quý, cũng là ca ngợi khẳng định lối sống nhàn của mình và nhà thơ đã bằng lòng với cuộc sống mình chọn.

III. Kết bài: Cũng như các bậc nho sĩ xưa (Nguyễn Trãi, Chu Văn An,…) Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chọn cho mình lối sống nhàn. Qua bài thơ người đọc càng nhận thấy rõ lối sống nhàn hòa hợp với thiên nhiên. Một lối sống đẹp của con người có trí tuệ sáng suốt có ý chí thanh cao

Tham khảo trọn bộ 🌟 Phân Tích Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm 🌟 10 Bài Hay

Dàn Ý Bài Nhàn Chi Tiết Đặc Sắc – Mẫu 9

Từ dàn ý ngắn gọn bên trên, bạn đọc có thể triển khai Dàn Ý Bài Nhàn Chi Tiết. Dưới đây là dàn ý mẫu SCR.VN gửi tặng để bạn có thể tham khảo và viết bài văn phân tích hay nhất cho riêng mình..

a) Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập:
  • Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung). Là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập. Làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả.

b) Thân bài

* Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

  • Mai, cuốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.
  • Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”. Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.
  • Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn. Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy.
  • Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn. Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.
  • Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”. Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi. => Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản. Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.

* Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn. Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.

– Nghệ thuật ẩn dụ:

  • “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người, nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà
  • “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.

– Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:

  • Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng. Còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.
  • Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

* Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

  • Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
  • Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
  • Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp
  • Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
  • Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.
  • Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu. → Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.
  • Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người
  • Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.

* Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

  • Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao. -> Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.
  • Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.
  • Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.

* Nghệ thuật

  • Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm
  • Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi
  • Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố.
  • Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh

c) Kết bài

  • Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn.
  • Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa.

Có thể bạn sẽ thích 🌹 Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn 🌹 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Bài Phân Tích Bài Thơ Nhàn Nâng Cao – Mẫu 10

Mẫu dàn bài phân tích bài thơ Nhàn dưới đây sẽ giúp các em học sinh vận dụng hoàn thành tốt bài viết.

I. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc với tập thơ chữ nôm nổi tiếng Bạch Vân quốc ngữ thi. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
  • Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống nhàn của tác giả.

II. Thân bài

1.Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Liệt kê các danh từ: mai, cuốc, cần câu → Những vật dụng gần gũi, quen thuộc với người nông dân. Từ đó, gợi nên hình ảnh của một người nông dân.
  • Điệp số từ: một → Thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ sự an nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm
  • Từ láy “thơ thẩn” thể hiện trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung điềm nhiên, thanh thản, trạng thái thoải mái không vướng bận, ưu tư, phiền muộn.
  • Cách ngắt nhịp: 2/2/3 thể hiện phong thái tự tại, ung dung, thanh thản
  • Hình ảnh nhà thơ hiện lên như một người nông dân với các dụng cụ lao động . Mai để đào đất,cuốc để vun xới và cần câu để câu cá.Những vật dụng gắn với công việc lấm láp, vất vả của người nông dân lao động nhưng đi vào trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có cái ung dung, tự tại, có cái thanh nhàn thư thái riêng của một người đang rất nhàn rỗi.
  • Cuộc sống ung dung, tự tại, giản dị trong triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2.Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

-Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng.

  • “Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quí, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau.
  • “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.

-Ở đây tác giả tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói ngược, hàm ý. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết

“Khôn mà hiểm độc ấy khôn dạiDại vốn hiền lành ấy dại khôn”

-Nghệ thuật đối:

  • Ta – người
  • Dại – khôn
  • Nơi vắng vẻ – chốn lao xao
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ thái độ của mình: Khẳng định phương châm sống của mình pha chút mỉa mai với người khác, cho thấy sự khác biệt giữa ông và những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một cuộc sống “ lánh đục tìm trong”
  • Hai câu thơ thể hiện quan niệm sống nhàn của tác giả là tránh xa vòng danh lợi, chen đua, bụi trần để giữ cho nhân cách mình thanh cao.

3.Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

  • Thức ăn là những món ăn dân dã, quen thuộc: Măng trúc (mùa thu), giá (mùa đông)
  • Sinh hoạt rất đời thường, tự nhiên, thoải mái, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên: Tắm hồ sen (mùa xuân), tắm ao (mùa hạ)
  • Cách ngắt nhịp: 4/3 nhịp nhàng
  • Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của thi nhân tuy đạm bạc mà rất thanh cao. Đạm bạc là những thức ăn quê mùa dân dã như măng trúc, giá đỗ, sinh hoạt cũng như mọi người, cũng tắm hồ, tắm ao nhưng cuộc sống này không hề khắc khổ, đạm bạc mà thanh nhã, chan hoà với thiên nhiên.
  • Sự hài lòng với cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, hòa quyện với thiên nhiên suốt bốn mùa của tác giả

4.Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

  • “Nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại”
  • Cái nhìm của một bậc đại nhân đại trí.
  • Cách ngắt nhịp 2/5 ở câu thơ cuối gợi cảm nhận phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, một giấc mơ mà thôi
  • Hai câu thơ thể hiện triết lí sống “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
  • Sống giản dị, ung dung, tự tại, hòa hợp với tự nhiên, thanh cao.
  • Tránh xa cuộc sống đua chen danh lợi, bụi trần, giữ lấy nhân cách thanh cao
  • Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: sống thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên, không màng danh lợi, phú quý

III. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ

Ví dụ: Với cách sử dụng ngôn ngữu giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hào hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi.

Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích 2 Câu Đầu Bài Nhàn 🌜 10 Bài Văn Hay Nhất

Dàn Ý Nghị Luận Nhàn Học Sinh Giỏi – Mẫu 11

Mẫu dàn ý nghị luận Nhàn dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

I. Mở bài

  • Giới thuyết về quan niệm sống “nhàn” trong văn học trung đại: Nhàn là triết lí sống, là phạm trù tư tưởng khá phổ biến của con người trung đại, mỗi người lại có cách thể hiện riêng.
  • Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và quan niệm sống Nhàn của ông: Sống thuận theo lẽ tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, cuộc sống bình dị, lánh đục về trong, xem nhẹ vinh hoa phú quý, sống trong sạch.

II. Thân bài

1.Nhan đề.

  • “Nhàn” có nghĩa là nhàn hạ, rỗi rãi, thảnh thơi. Đây là trạng thái khi con người có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải suy nghĩ.
  • “Nhàn: được biểu hiện ở hai phương diện: Nhàn thân – sự rảnh rỗi chân tay, thể xác và nhàn tâm – sự thư thái, thảnh thơi trong tâm hồn.
  • Chữ “nhàn” trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn tâm, chứ không phải nhàn thân. Khác với Nguyễn Trãi (trong bài Cảnh ngày hè) nhàn thân chứ không nhàn tâm.

2.Nhàn là sự thảnh thơi, ung dung trong lòng với thú điền viên

  • Những hình ảnh bình dị, thân thuộc: mai, quốc, cần câu: Chỉ những công việc lao động cụ thể của người nông dân quê đào đất, vụ xới, câu cá
  • Số từ “một” được lặp lại kết hợp với phép liệt kê: Thể hiện công việc lao động bận rộn, vất vả thường xuyên
  • Câu thơ đầu cho ta biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà với những công việc nặng nhọc, vất vả lấm láp
  • “Thơ thẩn”: Dáng vẻ ung dung, tự tại
  • Cụn từ “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui đời thường mà người đời ganh nhau theo đuổi.
  • Tâm thế của tác giả: Vui vẻ, xem những công việc nặng nhọc ấy là thú vui điền viên.
  • Quan niệm sống nhàn: Dù thân bận rộn, cực nhọc nhưng tâm hồn luôn ung dung, tự tại, thư thái.

3.Nhàn là quan niệm sống

  • Phép đối: Ta – người, dại – khôn, nơi vắng vẻ – chốn lao xao: Nhấn mạnh quan niệm và triết lí sống của tác giả.
  • Phép ẩn dụ: Nơi vắng vẻ: Chốn làng quê yên bình, tĩnh tại, chốn bình yên của tâm hồn / Chốn lao xao: Chốn quan trường bon chen, ngổn ngang tranh giành, đấu đá.
  • Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: Cái dại của một nhân cách thanh cao và cái khôn của những con người vụ lợi
  • Cách nói hóm hỉnh pha chút mỉa mai, vừa để răn mình vừa để dạy đời.
  • Quan niệm sống nhàn: Xa lánh chốn quan trường với những bon chen danh lợi, trở về với cuộc sống thôn dã giản dị, bình yên.

4.Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên

  • Xuất hiện bức tranh 4 mùa: Xuân – hạ – thu – đông: Gợi về thiên nhiên làng quê Bắc bộ.
  • Thức ăn: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá: Thức ăn đơn sơ, giản dị, có sẵn trong tự nhiên, mùa nào thức đấy
  • Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao: Sinh hoạt theo sự thay đổi của thiên nhiên, sống hòa vào cùng thiên nhiên, thanh cao, giản dị.
  • Cách ngắt nhịp 4/3 rất nhịp nhàng, cùng giọng điệu vui tươi thoải mái: Gợi nhịp sống thong dong, ung dung.
  • Quan niệm sống nhàn: Sống thuận theo tự nhiên, hưởng thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên, không mưu cầu, bon chen.

5.Triết lí sống nhàn.

  • Sử dụng điển tích điển cố Thuần Vu Phần: Nhận ra phú quý chỉ là giấc mộng chiêm bao không có thật.
  • Động từ “nhìn xem”: Tâm thế ngẩng cao đầu, đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Quan niệm sống nhàn: Coi vinh hoa phú quý chỉ là giấc mộng phù du, cái tồn tại duy nhất nhân cách, tâm hồn của con người.
  • Đưa ra bài học cho con người: Đừng đua chen theo vòng danh lợi mà hãy tìm đến cuộc sống thành thơi, thanh thản.

III. Kết bài

  • Khái quát triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  • Liên hệ, mở rộng: Ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết lí sống Nhàn còn thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ,..

Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng 🔥 8 Mẫu Ngắn Hay

Lập Dàn Ý Bài Thơ Nhàn Chọn Lọc – Mẫu 12

Trước khi Lập Dàn Ý Bài Thơ Nhàn. Bạn đọc hãy đọc qua bài thơ trước đã nhé. Bài thơ “Nhàn” là lời tâm sự thâm trầm, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

1.Mở bài

  • Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (những đặc điểm về con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác…)
  • Giới thiệu khái quát về bài thơ “Nhàn” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ…)
  • Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Hình tượng người ở ẩn trong bài thơ “Nhàn”.

2.Thân bài

a. Cuộc sống ung dung, tự tại và giản dị

  • Biện pháp điệp ngữ “một” được lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp với phép liệt kê “mai”, “cuốc”, “cần câu” đã gợi lên hình ảnh một người nông dân với tư thế an nhàn.
  • Từ láy “thơ thẩn” giàu sức gợi đã lột tả tâm thế thảnh thơi, ung dung, không vướng ưu tư, muộn phiền.

b. Một con người sống trong sạch, tránh xa vòng danh lợi để giữ tâm hồn, nhân cách thanh sạch của mình

  • “Nơi vắng vẻ’ và “chốn lao xao” là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
  • “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, bình yên trong tâm hồn
  • “Chốn lao xao” là chốn quan trường – nơi luôn chứa đầy những bon chen, giành giật quyền tước, danh vị.
  • Nghệ thuật đối độc đáo và đặc sắc “ta” – “người”, “dại” – “khôn”, “nơi vắng vẻ” – “chốn lao xao” đã thể hiện một cách chân thực và rõ nét thái độ của tác giả, đó là sự khẳng định lối sống của chính bản thân mình, “lánh đục tìm trong”
  • Một con người sống hòa mình vào thiên nhiên
  • Những món ăn dân dã, đời thường như măng, giá.
  • Những thói quen sinh hoạt rất đỗi giản dị, hòa mình vào thiên nhiên, vạn vật.

c. Một con người với “triết lí nhàn” sâu sắc và giàu ý nghĩa

  • Mượn điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện sự tự thức tỉnh của bản thân và khuyên mọi người nên coi vinh hoa, phú quý, danh vị chỉ như một giấc chiêm bao, những thứ phù phiếm.
  • Triết lí nhàn với ý nghĩa độc đáo, sâu xa
  • Nên tránh xa chốn vinh hoa, phù phiếm xem chúng chỉ như những giấc chiêm bao để giữ cho tâm hồn mình được thanh sạch.
  • Cần sống ung dung, giản dị và hòa hợp với thiên nhiên, vạn vật.

3.Kết bài: Khái quát về hình tượng người ở ẩn trong bài thơ “Nhàn” và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Chia sẻ 🌼 Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng 🌼 15 Bài Hay Nhất

Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn Điểm Cao – Mẫu 13

Tiết lộ thêm cho bạn đọc Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn để hỗ trợ các bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng dàn ý nêu cảm nhận bài thơ Nhàn.

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm

Ví dụ: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ, nhà chính trị lỗi lạc thế kỉ XVI. Ông được mệnh danh là Tuyết Giang Phu Tử với những tác phẩm để đời. Bài thơ ” Nhàn” của ông là một trong những sáng tác tiêu biểu thể hiện tư tưởng của một bậc đại nho về triết lý sống ” Nhàn”, được viết trong giai đoạn nhà thơ đang vê ở ẩn.

II. Thân bài

a. 2 câu đề:

“Một mai một cuốc một cần câuThơ thẩn dù ai vui thú nào”

  • Điệp từ “Một’ được tác giả nhắc lại ba lần trong một câu thơ, tuy là một nhưng trong câu thơ lại không thể hiện sự cô đơn mà nó lại toát lên sự nhàn hạ, thanh bình, khoan khoái.
  • Hình ảnh chiếc ” cuốc” càng gợi sự giản dị gần gũi như đồng ruộng như làng quê dân dã.

b. 2 câu thực:

” Ta dại ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn người chọn chốn lao xao”

  • Trong hai câu thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khắc họa chân dung và tính cách con người mình một cách vô cùng sinh động tự nhiên. Tác giả còn sử dụng những từ trái nghĩa để làm nổi bật lên ý nghĩa sâu sắc của câu thơ “ta dại” tìm nơi “Vắng vẻ” “người khôn” tìm chốn ” xôn xao”. Hai cụm từ “vắng vẻ” và “xôn xao” thể hiện sự ngược nghĩa nhau. Nhưng thể hiện quan điểm sống của tác giả vô cùng mạnh mẽ.
  • Trong thời xưa ai đỗ đạt có học thức đều muốn được ra làm quan, được phụng sự triều đình. Tuy nhiên triều đình cũng là nơi xô bồ với những phức tạp . Tự nhận mình dại người khôn xong lựa chọn ấy liệu có thật sự là dại? Những hành động này bị bọn người tham vinh hoa phú quý cười chê, nhạo báng bởi cho rằng ông thật “dại”. Chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm biết mình có dại hay không dại, có lẽ trong cuộc sống của mỗi con người mục tiêu đích đến của từng người không giống nhau.

c. 2 câu luận:

” Thu ăn măng trúc đông ăn giáXuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

  • Trong hai câu thơ này thể hiện sự sung sướng an nhàn của tác giả sau khi về ở ẩn. Một bức tranh đồng quê yên vui thanh tịnh, thể hiện sự khoan khoái lạc quan trong sâu thẳm tâm hồn tác giả.
  • Trong hai câu thơ này tác giả đã nhắc tới đầy đủ 4 mùa trong một năm. Và mùa nào tác giả cũng có những niềm vui riêng dành cho mình. Mùa thu thì măng, mùa đông thì được ăn giá. Mùa xuân thì được thả mình trong hồ sen, của mùa hè thì được tắm ao cá. Cảnh sắc thôn quê thật là đẹp, thật nên thơ hữu tình.
  • Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy. Tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà. Khiến tác giả an phận và hài lòng. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá.
  • Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phóng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản. Nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau.

d. 2 câu kết:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uốngNhìn xem phú quý tựa chiếm bao”

  • Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn.
  • Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao.

III. Kết bài: Nêu suy nghĩ cảu anh chị về tác phẩm

Ví dụ: Bài thơ ” Nhàn” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó ta thấy chiều sâu tư tưởng của bậc đại nho. Đó là triết lý sống ” Nhàn” của người xưa, triết lý có phần ảnh của đạo giáo.

Mời bạn tham khảo ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Bình Ngô Đại Cáo ☀️ 12 Mẫu Hay

Dàn Ý Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngắn Hay – Mẫu 14

Dàn Ý Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quan niệm sống Nhàn của tác giả. Bạn đọc cùng tham khảo ngay nhé.

1.Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Nhàn” là một tác phẩm hay và tiêu biểu cho hồn thơ và nhân cách sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, quan niệm sống nhàn được ông thể hiện vô cùng bình dị mà tinh tế.

2.Thân bài

-Cái “nhàn” trong cuộc sống của tác giả:

  • Cuộc sống thuần nông với thú vui cùng ruộng vườn.
  • Những vật dụng trong lao động: Mai, cuốc, cần câu,…
  • Kiên định với lẽ sống lựa chọn: “thơ thẩn” với ruộng đồng, chẳng bận tâm chi chuyện người sung, kẻ sướng
  • Sinh hoạt của ông cũng gắn với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên
  • Thức ăn đạm bạc như măng trúc, giá,…từ thiên nhiên. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
  • Bức tranh cuộc sống êm đềm, thong dong, tự do, một cuộc sống gần gũi và hòa hợp với tự nhiên, lấy thiên nhiên làm bạn tâm tình tri kỷ.

-Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ

  • Tự nhận mình là ” dại”, chọn chốn ” vắng vẻ” nơi không có tranh giành, mưu đoạt, xua nịnh, bon chen.
  • Thái độ coi thường phú quý, xa hoa: xem giàu sang, phú quý tựa giấc chiêm bao.

3.Kết bài: Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn không phải là sống ích kỉ, thoát ly thực tại để giữ cho riêng mình, mà là lối sống thanh cao giữa cuộc đời, sống trọn vẹn và gắn bó với nhân dân, với dân tộc.

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Nhàn Đơn Giản – Mẫu 15

Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Nhàn dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

1.Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
  • Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2.Thân bài

a. Khái quát chung:

  • Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ.
  • Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

b. Cuộc sống thuần hậu, nhàn tản

  • Nhịp điệu thơ thong thả, điệp từ “một” chỉ số đếm cụ thể liệt kê ra các danh từ chỉ công cụ lao động bình dị kết hợp với nhịp thơ 2/2/2 đã tạo ra tâm thế sẵn sàng, chu đáo trong lao động.
  • Từ láy “thơ thẩn”: Tư thế an nhiên, tự tại.
  • Tâm trạng thanh thản, an nhàn.
  • Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao
  • Liệt kê: Bốn mùa, những sản vật ( măng trúc, giá), sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao.
  • Từ ngữ bình dị, dân dã như lời khẩu ngữ.
  • Bức tranh tứ bình về cuộc sống đạm bạc mà thanh cao với bốn mùa có những đặc trưng riêng.

c. Vẻ đẹp nhân cách:

  • “Nơi vắng vẻ”: Nơi không người cầu cạnh và cũng không cần đi cầu cạnh người, nơi quê nhà thanh tịnh và an nhiên.
  • “Chốn lao xao”: Nơi quan trường bon chen, sát phạt, nơi xô bồ chỉ có quyền lực và bạc tiền, không có tình người.
  • So sánh tương phản và biện pháp đối: Dại – khôn, vắng vẻ – lao xao đã chỉ ra sự đối lập giữa nhân cách – danh lợi.
  • Cách nói đùa vui, ngược nghĩa.

3.Kết bài: Khẳng định quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống thuận theo tự nhiên và phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Bình Ngô Đại Cáo 💧 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Vẻ Đẹp Cuộc Sống Trong Bài Nhàn – Mẫu 16

Còn đây, SCR.VN xin dành tặng đến bạn đọc mẫu Dàn Ý cảm nhận Vẻ Đẹp Cuộc Sống Trong Bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bạn đọc lưu lại ngay nhé.

1. Mở Bài: Giới thiệu bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Thân Bài

– Cuộc sống được Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc:

  • Ông giống như một lão nông sống cuộc sống tự cung tự cấp với các dụng cụ mai, cuốc, cần câu.
  • Dù cho mọi người xung quanh có những thú vui khác thì ông vẫn kiên định với lối sống của mình.
  • Những bữa ăn đạm bạc với măng trúc, giá đỗ và nếp sinh hoạt nhịp nhàng của bốn mùa xuân – hạ – thu – đông.

– Nhân cách cao quý của tác giả:

  • Ông chủ động tìm đến cuộc sống “nơi vắng vẻ” để rời xa nơi quan trường thị phi luôn ẩn chứa những lọc lừa, thủ đoạn.
  • Tự cho mình là kẻ ngu dại nhưng thực chất đó là cái dại của con người có bản lĩnh.
  • Ông quan niệm phú quý giống như một giấc chiêm bao và lên tiếng cảnh tỉnh con người hãy đủ tỉnh táo để không bị danh lợi cám dỗ.

3. Kết Bài: Khẳng định cuộc sống giản dị và nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong bài thơ đã làm nên sự thành công của tác phẩm.

Dàn Ý Phân Tích Nhàn Văn 10 – Mẫu 17

Với Dàn Ý Phân Tích Nhàn Văn 10 dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ có nhiều ý tưởng mới khi viết văn.

1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Nhàn và tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

2. Thân bài:

a. Góc độ thứ nhất, Nhàn là bức chân dung cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

  • Hai câu đầu thể hiện vẻ đẹp của ông trong cuộc sống thuần hậu: (Một mai, một cuốc, một cần câu,/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.)
  • Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ quen thuộc của nhà nông: “mai” để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” để câu cá. Cách sử dụng số từ : “Một…, một…, một…” cho thấy tư thế hoàn toàn chủ động, chu đáo và sẵn sàng của ông, hòa vào cuộc sống mới.
  • Cuộc sống của những người nông dân lam lũ, vất vả. Thái độ của Cụ Trạng hoàn toàn vui vẻ, không chút buồn phiền: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
  • Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn mang đậm vẻ đạm bạc mà thanh cao: (Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.)
  • Sự đạm bạc là ở những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ. Các món ăn đạm bạc, cây nhà lá vườn do chính bàn tay và sức lao động của Cụ Trạng làm ra. Không chỉ thế, ông sinh hoạt cũng như bao người dân quê khác. Không cao sang, quyền quý, mà cũng tắm hồ, tắm ao…
  • Đạm bạc mà không ảm đạm. Đạm bạc mà thanh cao. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với thiên nhiên, mùa nào thức ấy.
  • Hai câu thơ là một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa. Xuân, hạ, thu, đông.

b. Góc độ thứ hai, Nhàn là bức chân dung tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là người thẳng thắn, trung nghĩa. Vì dâng sớ xin vua chém mười tám tên lộng thần không được. Nên ông cáo quan về quê sống, chứ không phải ông trốn tránh cuộc đời như nhiều người nghĩ. Nhờ vậy, chúng ta mới có dịp tìm hiểu con người ông qua Nhàn.
  • Yêu thiên nhiên nên ông trở về sống với thiên nhiên. Yêu đến độ giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách. Bốn mùa, mùa nào cũng có những ưu đãi cuộc sống thanh tao của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về với thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục. Không bị cuốn hút vào vòng xoáy danh lợi.
  • Nhân cách của ông đối lập với danh lợi như nước với lửa: (Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn người đến chốn lao xao.)
  • “Nơi vắng vẻ” đối lập với “chốn lao xao”, “ta dại” đối lập với “người khôn”. Ta tìm nơi vắng vẻ là nơi không người cầu cạnh ta. Ta cũng không cầu cạnh người, là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.
  • Người đến chốn lao xao là đến chốn sang trọng, ngựa xe tấp nập, thủ đoạn, bon chen, mua danh bán tước… Thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự phủ nhận danh lợi. “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn” (thơ Nôm, bài 13).

c. Góc độ thứ 3, Nhàn là bức chân dung trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Cụ Trạng là người trí tuệ sáng suốt, tỉnh táo và uyên thâm. Ông tìm đến say để mà tỉnh: (Rượu đến cội cây ta sẽ uống/Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.)
  • Ông tỉnh táo chọn lựa cho mình một nơi thư thái của tâm hồn “nơi vắng vẻ”. Mặc cho người đời đua nhau tìm “chốn lao xao”. Như vậy không có nghĩa là ông thích cuộc sống nhàn hạ, thích hưởng thụ, thích xa lánh xã hội và cuộc đời.
  • Ông chỉ muốn bảo toàn nhân cách trong sạch của mình giữa cuộc sống phàm tục, muốn tìm về với thiên nhiên xa rời danh lợi. Bởi ông nhận ra công danh, phú quý chỉ là giấc chiêm bao.

3. Kết bài:

  • Nhận xét đánh giá chung về bài thơ
  • Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ qua bài thơ

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Dàn Ý Trao Duyên Trọn Bộ 🌼 Mẫu Lập Dàn Ý Đầy Đủ

Bài Văn Mẫu Nghị Luận Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cuối cùng, bạn đọc cập nhật thêm mẫu bài Nghị Luận Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm để các bạn có thêm nhiều ý tưởng mới khi làm bài nhé.

Có thể nói rằng với Nhàn là bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của ông đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống vô cùng rõ ràng. Và triết lí ấy được gói gọn chỉ trong một chữ “nhàn”.

Mở đầu bài thơ tác giả viết một câu kể như sau:

Một mai, một cuốc, một cần câuThơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta có thể thấy được ngay hai câu thơ mở đầu tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần ở trong một câu thơ. Nó không chỉ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc đó chính là hình ảnh “mai”, “cuốc”, “cần câu”. Mà còn là những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông vô cùng chân chất.

Có thể nhận thấy được câu thơ như một lời thách thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với người đời. Và cho dù ai vui thú nào đi chăng nữa thì ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê nhất. Cũng chính từ những lời thách thức đó dường như cũng đã toát lên được phong thái thật thanh thản trong tâm hồn và thật vui thú điền viên của một lão nông.

Khi đọc đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân đã thể hiện qua câu:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn người đến chốn lao xao

Không khó khi nhận thấy được sự đối lập giữa các nhân vật trong hai câu thơ. Thể hiện đó chính là “nơi vắng vẻ” và chốn quê thật thanh bình vô cùng an nhàn, vô lo vô nghĩ. Thực sự đó chính là tâm hồn của con người luôn luôn hòa nhập cùng với thiên nhiên.

Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “chốn lao xao” cũng được ám chỉ đến nơi quan trường với những vòng danh lợi, ghen ghét và sự đố kỵ nữa. Và phải chăng tác giả “dại” cho nên ông mới tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường.

Nhưng xét trong vần thơ này lại hoàn toàn ngược lại, “dại” có nghĩa là khôn, và từ “khôn” có nghĩa là dại. Bạn có thể nhận thấy được chính lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai. Người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam. Hai câu thực như mang nghĩa mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, chính vào vòng danh lợi.

Qua 4 câu thơ ta cũng thấy rõ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cuộc sống thanh cao. Hòa nhập với thiên nhiên và tránh xa tham vọng. Khi đọc đến hai câu luận cũng đã gợi mở cho người đọc về một cuộc sống vô cùng bình dị của nhân vật trữ tình.

Thu ăn măng trúc đông ăn giáXuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Măng, tre, trúc, giá được xem chính là đồ ăn dân dã từ xa xưa mà con người ta vẫn thường ăn. Nó gắn liền với cuộc sống thôn quê chất phác và hết sức quen thuộc trong đời sống.

Còn với câu thơ: “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Câu thơ khiến ta nhớ về những hình ảnh quen thuộc ở làng quê, về cái lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên trở về với làng xóm. Tác giả thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu. Người đọc có thể nhận thấy được cuộc sống thanh đạm.

Cũng chính từ những thứ sinh hoạt đời thường này tác giả đã đến với hai câu kết. Với sự đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp nhất:

Rượu đến cội cây ta sẽ uốngNhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Điển tích “cội cây” xuất hiện như mang được ngụ ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm. Và đồng thời cũng chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất như một giấc mơ mà thôi. Và qua đây ta có thể nhận thấy đây cũng chính là một thái độ rất đáng trọng. Bởi tác giả đã sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng.

Tóm lại, Nhàn đã thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện rõ một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên. Phủ nhận danh lợi, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.

Gợi ý cho bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Trao Duyên Nguyễn Du 🌳 12 Mẫu Ngắn Hay

Văn Mẫu Nghị Luận Văn Học Bài Nhàn Lớp 10 Hay

Phần tiếp theo đây, SCR.VN xin gửi đến bạn đọc bài văn mẫu Nghị Luận Văn Học Bài Nhàn Lớp 10 Hay nhất. Bạn đọc đừng nên bỏ lỡ nhé.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan. Nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ẩn. Sống cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”.

Bài thơ “Nhàn “được rút trong tập thơ “Bạch Vân am thi tập”. Bài thơ được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật. Là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui , an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.

Xuyên suốt bài thơ “Nhàn” là tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịnh trong tâm hồn tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ với 8 câu thơ đường luật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả.

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đề rất mộc mạc:

Một mai một cuốc, một cần câuThơ thẩn dầu ai vui thú nào

Với phép lặp “một”-“một” đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo. Dù một mình nhưng không hề đơn độc. Hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn và êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ. “Một cuốc”, “một cần câu” gợi lên sự bình dị, mộc mạc của một người nông dân chất phác.

Hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Đây có thể nói là cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người ở thời kỳ phòng kiến ngày xưa. Nhưng không phải ai cũng có thể dứt bỏ được chốn quan trường về với đồng quê như thế này.

Động từ “thơ thẩn” ở câu thơ thứ hai đã tạo nên nhịp điệu khoan thai, êm ái cho người đọc. Dù ngoài kia người ta vui vẻ nơi chốn đông người. Thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mặc kệ, vẫn bỏ mặc để “an phận” với cuộc sống của mình hiện tại. Cuộc sống của ông khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Đến hai câu thơ thực tiếp theo càng khắc họa rõ nét hơn chân dung của “lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm”.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn người đến chốn lao xao

Đây có thể xem là tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ đến sống. Nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người ghen tị và ngưỡng mộ. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”. Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người.

Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại” –“khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông. Thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời.

Hai câu thơ luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Thu ăn măng trúc đông ăn giáXuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị. Nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài lòng.

Đến hai câu thơ kết dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Rượu đến cội cây ta sẽ uốngNhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu. Nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng.

Như vậy với 8 câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình. Và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi.

Gửi đến bạn 🍃 Phân Tích Trao Duyên 🍃 Top 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Từ khóa » Dàn ý Triết Lí Sống Nhàn Trong Bài Thơ Nhàn