Dàn ý Cảm Nhận Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải
Có thể bạn quan tâm
I. Mở bài
- Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miềm Nam từ những ngày đầu. Thơ Thanh Hải có vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc chân thành, đằm thắm.
- Ra đời vào tháng 11/1980, “Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác đó. Bài thơ đã ghi lại những cảm xúc và nghĩ suy của ông trước mùa xuân thiên nhiên, trước cuộc đời và lời tâm niệm về khát vọng sống cống hiến của nhà thơ.
II. Thân bài
1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được vẽ bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động, tràn đầy sức sống:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
+ Ngay hai câu mở đầu ta đã bắt gặp một cách viết khác lạ, động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ nhằm khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân.
+ Bức tranh mùa xuân được xây dựng bằng một hệ thống hình ảnh: dòng sông, bông hoa, chim chiền chiện, trời. Đây là những hình ảnh tiêu biểu và rất gợi cảm của mùa xuân. Bằng hệ thống hình ảnh này tác giả vẽ ra cả một không gian cao rộng của mùa xuân. Từ đó ta thấy rằng hình ảnh được lựa chọn gợi lên một mùa xuân tươi đẹp.
+ Để tô thêm về ấn tượng về mùa xuân tác giả sử dụng những gam màu tươi tắn. Đó là dòng sông xanh, bông hoa tím. Những gam màu hài hòa, tươi sáng, tôn tạo cho nhau. Nền xanh làm cho màu tím càng nổi bật.
+ Bức tranh không chỉ có họa mà còn có nhạc. Tiếng chim chiền chiện là tín hiệu gợi lên một buổi sớm mùa xuân trong trẻo và mát lành. Cũng âm thanh ấy đã vẽ ra được không gian bầu trời cao rộng, trong trẻo và ấm áp. Tiếng chim ấy hót vang bên trời cao, tiếng hót trong trẻo, ngân nga, rộn ràng có độ lan tỏa không dứt, làm cho không khí của mùa xuân trở nên náo nức lạ thường.
-> Dòng sông êm trôi, bông hoa lững lờ, tiếng chim rộn rã… bức tranh mùa xuân xứ Huế bao giờ cũng đẹp, nhẹ nhàng, và mơ mộng như thế!
- Trước vẻ đẹp của mùa xuân, nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
+ Cụm từ “giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuân đang rơi… Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân.
+ Cử chỉ “tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc với xuân với cảm xúc say sưa, xốn xang, rạo rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sức sống của mùa xuân, của cuộc đời.
=> Khổ thơ mở đầu đã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp: có hình ảnh, có màu sắc, âm thanh được họa lên từ những vần thơ có nhạc…
2. Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
- Không phải ngẫu nhiên trong khổ thơ lại xuất hiện hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Họ là những con người cụ thể, những con người làm nên lịch sử với hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta trong suốt quá trình phát triển lâu dài: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
- Mùa xuân không những chắp thêm đôi cánh sức mạnh cho con người mà còn chuẩn bị cho con người những “lộc” non tươi mới, căng tràn nhựa sống:
+ “Lộc” là nhành non chồi biếc của cỏ cây trong mùa xuân. Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt. Đối với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” là những mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu.
+ “Lộc” không chỉ là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng. Và “lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai.
- Từ những suy nghĩ rất thực về đất nước, nhà thơ khái quát:
Tất cả như hồi hả
Tất cả như xôn xao
Điệp ngữ “tất cả” cùng các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật không khí khẩn trương, náo nức của đất nước trong những năm tháng gian lao, hào hùng.Cách ngắt nhịp 2/1/2 làm cho câu thơ vang lên một nhịp điệu tươi vui, mạnh mẽ. Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.
- Xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân, nhà thơ Thanh Hải đã có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốn nghìn năm dân tộc:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
+ Trong bốn nghìn năm đất nước trải qua biết bao thăng trầm. Phải đối đầu với rất nhiều kẻ thù hung mạnh. Đó là các triều đại phong kiến Trung Quốc, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Nhưng chúng ta đã vượt qua tất cả bằng xương máu và tính mạng của ông cha để đất nước được trường tồn. Chính điều đó đã tạo nên những truyền thống thống tốt đẹp cho dân tộc: anh hùng, đoàn kết, nhân ái…
+ Đặc biệt, hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” được sử dụng vô cùng đặc sắc. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng.
+ Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được.
=> Ta cảm nhận được niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần.
3. Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ.
- Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.
+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ! Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!
+ Cáchìnhảnhbônghoa,tiếngchimđãxuấthiệntrongcảmxúccủathinhân vềmùaxuân thiênnhiêntươiđẹp,giờlạiđược sửdụngđểthểhiệnlẽsốngcủamình. Mộtýnghĩamớiđãmởra, đólàmongmuốnđượcsốngcóích, sốnglàmđẹp cho đờilàlẽthườngtình.
+ Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
-> Đọc đoạn thơ, ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người.
- Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
+ Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
+ Lờiướcnguyện thậtthuỷchung, sonsắt. Sửdụngđiệpngữ“dùlà”nhắclạihailầnnhưtiếnglòngtựdặn mìnhđinhninh:dẫucó ởgiaiđoạnnàocủacuộcđời, tuổihaimươitrànđầysứctrẻ,haykhiđãgià, bệnhtậtthìvẫnphảisốngcóíchcho đời, sốnglàmđẹp cho đất nước.
-> Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống.
5. Khái quát nghệ thuật
Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, thiết tha thể hiện được cảm xúc sâu lắng, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc với các phép ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh.
III. Kết bài
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. Tuy làtácphẩmđượcviếtkhônglâutrướckhinhàthơquađời,nhưngbàithơvẫnđểlạitronglòngbao thếhệbạnđọcnhữngcảmxúcsâulắng, khó phaimờ.
Từ khóa » Những ý Chính Trong Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ (Thanh Hải) | Văn Mẫu 9
-
Dàn ý Mùa Xuân Nho Nhỏ Chi Tiết (6 Mẫu) - Văn 9
-
Lập Dàn ý Phân Tích Mùa Xuân Nho Nhỏ (3 Mẫu) - Văn 9
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Hay Nhất (3 Mẫu)
-
3 Mẫu Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ - Thủ Thuật
-
Nội Dung Chính Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ - Tech12h
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Chi Tiết - TopLoigiai
-
Dàn ý Khổ Cuối Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ Chi Tiết - TopLoigiai
-
Dàn Ý Chi Tiết Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ
-
Sơ đồ Tư Duy Mùa Xuân Nho Nhỏ - Thanh Hải - THPT Sóc Trăng
-
Mùa Xuân Nho Nhỏ – Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tóm Tắt
-
Mùa Xuân Nho Nhỏ - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý
-
Mùa Xuân Nho Nhỏ - Hoàn Cảnh Sáng Tác, Dàn ý Phân Tích Tác Phẩm
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ (Thanh Hải)