Dàn ý Cảm Nhận Của Anh Chị Về Nhân Vật Liên Trong Truyện Hai đứa ...

Dàn ý nhân vật Liên (dàn ý, 30 mẫu)
  • Ra mắt Sách 20 đề THPT quốc gia form 2025 toán, văn, anh.... (từ 80k/1 cuốn)
Trang trước Trang sau

Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài văn hay hơn.

  • Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Liên
  • Cảm nhận về nhân vật Liên - mẫu 1
  • Cảm nhận về nhân vật Liên - mẫu 2
  • Cảm nhận về nhân vật Liên - mẫu 3
  • Cảm nhận về nhân vật Liên - mẫu 4

Dàn ý nhân vật Liên (dàn ý, 30 mẫu)

Quảng cáo

Bài giảng: Hai đứa trẻ - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ

Dàn ý nhân vật Liên - mẫu 1

I. Mở bài

- Giới thiệu những nét cơ bản về Thạch Lam truyện ngắn Hai đứa trẻ: Một cây bút với cái nhìn nhân đạo về cuộc sống con người, một truyện ngắn trong trẻo có khả năng thanh lọc con người

- Giới thiệu nhân vật Liên: Nhân vật trung tâm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh nhân vật

    + Trước ở Hà Nội, từ khi bố mất việc, hai chị em về quê.

    + Mẹ giao trông coi một gian hàng tạp hoá nhỏ xíu.

    + Chiều nào cũng dọn hàng, đếm hàng, tính tiền, ngồi trên cái chõng sắp gãy nhìn cảnh và người phố huyện.

Quảng cáo

    + Ngày chợ phiên mà chỉ bán được 2,5 bánh xà phòng, một cút rượu ti nhỏ

⇒ Hoàn cảnh khó khăn, sa sút, mức sống eo hẹp

2. Liên – cô bé có tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương và giàu lòng trắc ẩn

a. Cô bé có tâm hôn nhạy cảm, yêu quê hương

• Tâm hồn Liên đã có những cảm nhận hết sức tinh tế trước những thời điểm khác nhau trong ngày:

- Cảm nhận bức ranh phố huyện lúc chiều tàn: với hình ảnh, âm thanh, đường nét, màu sắc: Tiếng trống thu không, “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “tiếng ếch nhái kêu ran”,…

⇒ Cảm nhận bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam.

    + Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm

⇒ Tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu quê hương

Quảng cáo

b. Cô bé giàu lòng trắc ẩn

• Xót thương cho những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện nghèo:

- Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ:

    + Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.

    + Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên

⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình

3. Liên – cô bé có niềm hi vọng và ước mong vào tương lai tốt đẹp hơn cho cuộc sống nghèo nàn buồn tẻ nơi phố huyện nghèo

Thông qua tâm trạng của Liên trong sự háo hức chờ đợi tàu và niềm ước mơ về Hà Nội xa xăm

• Trước khi tàu đến

Quảng cáo

- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu: Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya

- Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu

- Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá

⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày

• Khi tàu đến

- Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua

- Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” ⇒ thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị

- Trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống

- Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, đẹp, giàu sang và sung sướng... ⇒ thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.

⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng

• Khi tàu đi

- Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”

- Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện

⇒ Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo

III. Kết bài

- Nhấn mạnh ấn tượng của nhân vật Liên trong lòng độc giả bởi tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn và niềm mơ ước

- Khái quát một số nét nghệ thuật tiêu biểu thể hiện thành công nhân vật

Dàn ý nhân vật Liên

Dàn ý nhân vật Liên - mẫu 2

I.Mở bài

- Giới thiệu tác giả tác phẩm.

- Giới thiệu nhân vật.

II.Thân bài

1. Hoàn cảnh sống của Liên

- Liên từng sống với gia đình mình ở Hà Nội.

- Vì cha mất việc, gia đình Liên chuyển về nơi phố huyện nghèo, cuộc sông tăm tối mịt mù.

- Tối nào Liên cùng với em cũng ngồi trong quá đến tối mịt để được nhìn thấy chuyến tàu từ Hà Nội về.

2. Vẻ đẹp tâm hồn của Liên

a. Tâm hồn tinh tế

- Liên cảm nhận được những biến động tinh tế nhất của sự đổi thay của đất trời

- Trước cảnh ngày tàn: nghe thấy tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve; quan sát thấy “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.”. Cảnh ngày tàn cũng làm tâm hồn Liên gợi lên những “buồn man mác”. Đó là bởi Liên là cô bé nhạy cảm, tinh tế trước biến đổi của đất trời.

- Liên gắn bó với mảnh đất phố huyện nghèo này đến mức quen với “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi” của phiên chợ tàn.

b. Tấm lòng giàu tình yêu thương

- Thương cho nững kiếp sống cơ cực, tù túng, mù mịt nơi phố huyện nghèo

- Liên “động lòng thương” khi thấy lũ trẻ con nhà nghèo đi “nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre” còn sót lại của phiên chợ.

- Liên thương cái cảnh sống “ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch” của chị Tí. Vất vả vậy mà cũng chả kiếm được bao nhiêu nhưng vẫn cứ đều đặn dọn hàng.

- Cái nhìn dõi theo của Liên khi nhìn bà cụ Thi hơi điên “đi lần vào bóng tối”, khi thấy cảnh đói rét của gia đình nhà bác Sẩm.

- “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.”: Liên cảm nhận sâu sắc sự bế tắc, tù đọng của cuộc sống nơi đây. Họ ngồi trong bóng tối để tìm thấy tia sáng tương lai, họ bị giam nơi ao tù nước đọng mà không thể làm gì mà chỉ có thể ngóng đợi. Song, câu văn cũng thể hiện phần nào niềm tin của Liên vào tương lai, vào ánh sáng sẽ xóa tan không khí u tối nơi phố huyện nghèo.

c. Luôn biết hướng đến ánh sáng và tương lai

- Dẫu sống trong cái tối, từ không gian mịt mù cho đến kiếp sống cơ cực không lối thoát, Liên vẫn luôn hướng tâm hồn mình đến ánh sáng, đến tương lai, luôn kiếm tìm ánh sáng dù là nhỏ nhất.

- Từ nguồn sáng nhỏ nhất như những “quầng sáng”, “một chấm lửa”, “hột sáng”, “vùng sáng” cũng trở nên thật đặc biệt trong tâm hồn nhạy cảm của Liên.

- Dù muộn thế nào thì An và Liên cũng đều cố gang thức đợi chuyến tàu cuối từ Hà Nội về.

- Con tàu đến mang theo “một làn khói bừng sáng trắng”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, “các toa đèn sáng trưng”, “những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Con tàu dường như đối lập hẳn với không gian nơi phố huyện, đối lập của ánh sáng và bóng tối, của sự tĩnh lặng và âm thanh ồn ào, của “những viên đá một bên sáng một bên tối” với “đồng và kền lấp lánh”.

- Con tàu là hiện thân của quá khứ hạnh phúc của Liên khi gia đình còn ở Hà Nội đối lập hoàn toàn so với cuộc sống nơi phố huyện nghèo ở hiện tại.

- Con tàu đến là mang theo hương vị quá khứ tươi đẹp cho chị em Liên. Ngóng đợi con tàu là mơ ước của Liên về sự tươi sáng của tương lai.

- Dù sống cảnh tối tăm mịt mù, Liên vẫn luôn tìm kiếm một niềm vui. Đó chính là chuyến tàu ấy, chuyến tàu của quá khứ nhưng cũng là mơ ước tương lai vẫn sáng lấp lánh như đôi mắt Liên khi dõi theo chuyến tàu dần đi mất. Đó là sự thức tỉnh của cá nhân trong cảnh sống nghèo đói u tối.

3. Đánh giá

- Ngôn ngữ bình dị, thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc. Ngòi bút Thạch Lam có thể hiểu và cảm nhân được từng biến đổi nhỏ nhất trong tâm hồn và ánh mắt của cô bé Liên. Dường như ánh mắt nhà văn cũng đang biến đổi theo từng ánh nhìn của Liên vậy.

III.Kết bài

- Nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật.

Dàn ý Nhân vật Liên - mẫu 3

I. Mở bài: giới thiệu nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

- Giới thiệu những nét cơ bản về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

- Giới thiệu nhân vật Liên

II. Thân bài: Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

1. Hoàn cảnh sống của Liên:

- Cuộc sống của Liên vất vả và không có tuổi thơ

- Gia đình gặp khó khăn, bố mất việc phải rời bỏ Hà Nội

- Liên và em Liên trông một cửa hàng tạp hóa nhỏ, không bán được bao nhiêu

- Liên có cuộc sống vất vả

2. Tâm trạng của nhân vật Liên

- Trước cảnh ngày tàn: Liên rất tinh tế, năng nổ, hoạt bát, nhạy cảm và có cuộc sống gắn bó với con người nơi đây

- Trước cảnh đêm tối: Liên có những dự định và ấp ủ cho riêng mình, có những ước mơ to lớn

- Trước những con người nghèo khổ: Liên cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của con người nơi đây, gắn bó sâu sắc với con người nơi huyện nghèo

III. Kết bài: nêu cảm nhận của nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

- Nhấn mạnh ấn tượng của nhân vật Liên trong lòng người đọc

- Khái quát một số nét nghệ thuật tiêu biểu thể hiện thành công nhân vật

Dàn ý nhân vật Liên - mẫu 4

I. Mở bài

Ví dụ

Thạch Lam là một trong những nhà văn có những tác phẩm đặc sắc, đi sâu vào lòng người, có những hình ảnh gần gũi và chân thực với đời sống con người nhất. Những tác phẩm của ông luôn gắn với cuộc sống và con người. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều đó là Hai đứa trẻ. Tác phẩm thể hiện cuộc sống của một huyện nghèo và mong ước của những đứa trẻ. Điểm đặc sắc và nổi bật nhất của truyện là nhân vật Liên, một cô bé hồn nhiên nhưng có ước mơ to lớn.

II. Thân bài

1. Liên có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thươnga. Yêu thiên nhiên: Trái tim cô bé nhạy cảm tinh tế trước cái đẹp của thiên nhiên- Tâm hồn trẻ thơ trong sáng ấy đã rộng mở để đón nhận những biến động tinh tế mơ hồ của cảnh vật. Liên càng biết được sự đổi thay của đất trời lúc ngày tàn:

+ Em lắng nghe từng tiếng động, báo hiệu một ngày sắp hết: từ tiếng trống thu không; tiếng ếch nhái kên ran ngoài đồng ruộng; đến cả tiếng muỗi vo ve. Như thể em đang đón nhận cả cái không khí im vắng tĩnh lặng của buổi chiều quê.

+ Cái nhìn của Liên bao quát cả khung trời phía tây đang rực rỡ trong ánh hoàng hôn. Bầu trời hồng rự rỡ như lửa cháy với những đám mây "ánh lên như hòn than sắp tàn". Trên nền trời nổi bật đường viền sẫm màu của những rặng tre... Khoảnh khắc ngày tàn khơi lên trong cô bé một nỗi buồn man mác mơ hồ.

- Không chỉ yêu cảnh vật, Liên còn rất gắn bó với miền đất này. Khi quan sát cảnh phiên chợ đã tàn em cảm nhận được cái tiêu điều của vùng đất nghèo khó qua những thứ rác rưởi bot lại trên nền chợ "vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn, lá mía". Liên yêu mảnh đất này đến mức thuộc lấy cả mùi cát bụi "một mùi âm ẩm của cát bụi bốc lên khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của vùng đất này".

- Đặc biệt Liên tìm thấy ở đây những vẻ đẹp bình dị mà giàu chất thơ. Qua cách cảm nhận của em một đêm mùa hạ bỗng trở nên trong trẻo êm ả lạ thường "trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát". Có cả vẻ đẹp của bầu trời đêm thăm thẳm với hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lóe sáng...

==> Cách cảm nhận về thiên nhiên chứng tỏ tâm hồn cô bé Liên luôn rộng mở gắn bó và yêu thương với thế giới xung quanh.

b. Không chỉ yêu thiên nhiên trái tim cô bé còn biết yêu thương, cảm thông xót xa cho những nỗi khổ của con người.- Liên thương cuộc sống nghèo khổ cơ cực của những người dân nghèo.+ Em xót xa khi thấy những đứa trẻ nhà nghèo phải tìm bới nhặt nhạnh trong đống rác mặc dù biết mình không có tiền cho chúng.

+ Liên dành cho cụ Thi điên chút lòng qua cút rượu rót đầy.

+ Cô bé thương mẹ con chị Tí "ngày mò cua bắt tép tối lại dọn hàng tới tận khuya mà cũng chẳng ăn thua"

+ Ánh mắt cô bé siết bao ái ngại khi quan sát cảnh khốn cùng của gia đình bác Sẩm "cả nhà ngủ gục trên manh chiếu rách; chiếc thau sắt trống không...". Dường như em mường tượng được nỗi đói rét cùng cực đang chờ đợi họ.

- Cùng với nỗi xót xa trong cuộc sống vất vả nghèo khó cơ cực của những người dân phố huyện, cô bé Liên còn cảm nhận cả sự bế tắc tù đọng trong kiếp sống của họ. Họ bị giam cầm trong cái ao đời quẩn quanh tăm tối không ánh sáng không tương lai. Cái nhìn của em thấm đượm niềm thương cảm sâu xa. "Chừng ấy người ngồi lặng trong bóng tối như đang mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho...".

==> Miêu tả những cảm xúc tinh tế sâu sắc khi đối diện với thiên nhiên, con người, cuộc sống, Thạch Lam đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn trẻ thơ trong sáng giàu tình yêu thương.

2. Không chỉ biết yêu thương cô bé Liên còn biết ước mơ, biết hướng tới tương lai

a. Tâm hồn ấy luôn thiết tha hướng về ánh sáng

- Bản thân cô bé phải sống trong không gian tiêu điều tăm tối của phố huyện nghèo, đặc biệt bóng tối như trùm lấp cả đất trời chiếm lĩnh mọi khoảng thời gian không gian. Không phải ngẫu nhiên Thạch Lam tô đậm đêm tối "đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối... tối hết cả con đường thăm thẳm qua sông, con đường qua chợ, những ngõ con vào làng càng...". Trên nền trời cuộc sống tăm tối ấy nổi bật hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ nhoi đáng thương như bị qiam cầm trong bóng tối "Từ khi nhà Liên dọn ở Hà Nội về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và An cũng phải ngồi với cái tối của quang cảnh phố chung quanh".

- Nhưng bằng tất cả sức sống của một tâm hồn trẻ thơ tươi sáng, Liên đã không chịu "khuất phục" cái bóng tối dày đặc kia. Ánh mắt em luôn thiết tha kiếm tìm những nguồn sáng. Có lúc cô bé ngước lên bầu trời đêm thăm thẳm để chiêm ngưỡng "hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lấp lánh", có lúc Liên tìm về những với những ngọn đèn gần gũi ấm áp xung quanh: đèn dây sáng trong hiệu khách; vầng sáng nhỏ trên chõng hàng chị Tí;... thậm chí Liên nâng niu đến cả từng hột sáng lọt qua khe liếp. Tâm hồn em như một mầm cây khỏe khoắn luôn hướng về nơi có ánh sáng.

b. Cô bé còn biết kiếm tìm những niềm vui, biết hướng tới tương lai. Vẻ đẹp này được thể hiện qua niềm mong đợi chuyến tàu đêm qua phố huyện.

- Liên cố thức đợi chuyến tàu không phải để bán thêm vài món hàng mà em đợi tàu để được nhìn thấy một cuộc sống náo động, một nguồn sáng rực rỡ. Bởi vì con tàu ấy là niềm vui duy nhất sau mỗi ngày dài đằng đẵng buồn tẻ và tăm tối của cuộc sống nơi đây... Cho nên Liên đợi nó như người ta mong một điều gì đó lớn lao kì diệu.

- Liên đánh thức em dậy từ lúc tàu chưa đến... cô bé đón với tất cả niềm hân hoan vui sướng.

+ Qua cái nhìn của em con tàu bỗng trở nên lộng lẫy lạ thường "đoàn tàu rầm rộ đi tới...". Con tàu như đến từ một thế giới của thần thoại. Nó khơi lên trong Liên biết bao nhiêu cảm xúc hồi tưởng về một quá khứ hạnh phúc và mơ tưởng về một thế giới khác.

+ Lúc con tàu đi qua Liên vẫn còn bâng khuâng dõi theo. Nó đánh thức trong Liên những ý nghĩ mơ hồ mà em không lí giải được. Em chìm vào giấc ngủ với ý nghĩ "mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như... một vùng nhỏ". Suy nghĩ ấy chứng tỏ Liên đã sớm có ý thức về bản thân mình, sự thức tỉnh cái tôi cá nhân ấy đã gieo vào lòng người đọc niềm hi vọng rằng cô bé có tâm hồn tươi sáng kia sẽ không bị giam cầm trong kiếp sống tù đọng tăm tối này mãi mãi.

III. Kết bài

Qua câu chuyện Hai đứa trẻ ta có thể cảm nhận được Liên là một con người có lòng yêu thương con người, có niềm khao khát, mơ ước to lớn, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và mọi người, thể hiện tấm lòng yêu thương và sâu sắc của tác giả.

Dàn ý nhân vật Liên - mẫu 5

I. Mở bài

– Liên là nhân vật trong truyện của Thạch Lam

– Tâm trạng của nhân vật Liên là tâm trạng trung tâm của truyện

– Tính các và tâm hồn của nhân vật được thể hiện qua ánh mắt quan sát và những suy nghĩ khi sống tại một huyện nghèo

– Là một nhân vật được tạo dựng với nhân vật có tâm hồn đẹp tiềm ẩn

II. Chi tiết

1. Cô bé có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương.

a. Yêu thiên nhiên

– Cảnh ngày tàng:

+ Tiếng trống thu không

+ Tiếng ếch nhái kên ran ngoài đồng ruộng

+ Tiếng muỗi vo ve

+ Bầu trời hoàng hôn làm cô bé ưu tư hơn

– Không chỉ yêu cảnh vật, bằng tâm hồn mình Liên yêu luôn cảnh vật nơi đây.

– Quan sát cảnh phiên chợ tàn Liên cảm nhận được sự tiêu điều của vùng quê nghèo khí này

– Liên yêu mảnh đất này đến nổi thuộc luôn cả nùi cát bụi

– Liên tìm thấy ở vùng quê nghèo khó này có vẻ đẹp bình dị và đầy chất thơ

– Cảm nhận về cảnh đẹp buổi đêm rất trong trẻo

=> Tâm hồn của Liên luôn yêu thiên nhiên và có tình cảm đặc biệt với vùng đất nghèo này.

b. Thông cảm cho nổi khổ của con người tại vùng đất nghèo

– Liên yêu và cảm nhận được cuộc sống cơ cực của người dân quê

– Ngoài đồng cảm với những người nghèo khó Liên còn cảm nhận được sự bế tắc tù đọng trong cuộc sống của người dân.

– Cái nhìn của Liên thấm đượm tình yêu sâu xa

=> Một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, giàu tình yêu

2. Một cô bé có ước mơ và hướng tới tương lai

a. Tâm hồn luôn hướng về ánh sáng

– Trong màn đêm em luôn tìm một ánh sáng từ một nơi xa

– Liên ngước lên trời tìm những vì sao sáng

– Liên còn tìm ánh sáng với những ngọn đèn

– Tâm hồn em như một mầm cây khỏe khoắn luôn hướng về nơi có ánh sáng

b. Hướng tới tương lai

– Liên cố thức đợi chuyến tàu để bán hàng, đó không phải là lí do, mà là em đợi tàu để được nhìn thấy một cộc sông náo động, một nguôn sáng rực r

– Con tàu như một cuộc sống khác, một thế giới khác

– Cô bé đón tàu với tất cả niềm hân hoan và vui sướng

III. Tổng kết

– Một tâm hồn ngây thơ trong sáng, yêu thiên nhiên, yêu con người

– Biết nhìn về tương lai và có mơ ước.

Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ - mẫu 1

     Thạch Lam, cây bút văn xuôi lãng mạn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông không đi sâu vào những sự kiện, biến cố mang tính chất gay cấn, cũng không đi vào cái lãng mạn tiểu tư sản đang là thời thượng lúc bấy giờ. Thạch Lam tìm chất lãng mạn trong những thứ bình dị, đời thường nhất. Hai đứa trẻ là tác phẩm thành công nhất của ông, một tác phẩm đượm buồn, bàng bạc chất thơ được nhìn nhận dưới con mắt của cô gái mới lớn – Liên. Liên là cô gái có tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước cuộc sống và thiên nhiên.

     Liên vốn sinh sống ở Hà Nội, cô từng được hưởng cuộc sống tràn ngập ánh sáng, niềm vui và hạnh phúc. Nhưng do biến cố của gia đình cô cùng mọi người chuyển về nơi phố huyện nghèo nàn, hiu hắt. Liên đã quen dần với cuộc sống nơi đây, yêu mùi đất ngai ngái, yêu cả những ngõ tối sâu thẳm nhưng hơn hết trong Liên vẫn bừng lên khao khát về một cuộc sống khác, cuộc sống của mơ ước, hi vọng.

     Liên là một cô gái có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Nhìn thấy cảnh những đứa trẻ con nhà khó khăn nhặt rác, cô bé thương cảm cho số phận của chúng song không thể làm gì bởi chính gia đình Liên cũng nghèo, bản thân hai chị em đang phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng cửa hàng tạp hóa nhỏ. Thấy gia cảnh chị Tí cô cũng ái ngại thay cho họ. Họ ngày đi mò cua bắt ốc, tối lại bán hàng nước mà cuộc sống chẳng khấm khá hơn. Liên ân cần hỏi han và trong lời nói chứa đựng sự xót xa, thương yêu và ái ngại cho gia cảnh của chị Tí. Đối với bà cụ Thi điên, nghe tiếng cười từ xa, như một lẽ tự nhiên, Liên quay vào rót một chén rượu rồi đưa cho cụ, ánh mắt dõi theo cho đến khi cụ đi khuất hẳn. Liên là một cô gái nhân hậu, biết yêu thương, cảm thông cho số phận và nỗi bất hạnh của những người xung quanh. Đôi mắt yêu thương đó cũng chính là tình cảm mà nhà văn Thạch Lam dành cho những người lao động nghèo khổ.

     Không chỉ vậy, Liên còn là cô gái tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc của ngày tàn. Tác phẩm mở đầu bằng một buổi chiều êm ả như nhung và thoảng qua gió mát, gió ngoài đồng đưa vào cùng tiếng ếch nhái kêu ran. Khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, thanh bình mà đượm buồn hiu quạnh. Tâm hồn Liên nâng niu, cảm nhận từng chuyển động của cuộc sống xung quanh, là mùi ẩm mốc còn lại sau phiên chợ “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá”. Đó là mùi của sự thân thuộc, gắn bó với quê hương. Trong khoảnh khắc ngày tàn, Liên ngồi yên lặng bên mấy cái thuốc sơn đen, nỗi buồn của cảnh vật thấm dần vào tâm hồn nhạy cảm của một cô bé mới lớn.

     Khi màn đêm buông xuống, Liên thích thú ngắm nhìn bầu trời với hàng ngàn vạn ánh sao lung linh, lấp lánh trên bầu trời. Và tâm hồn ngây thơ, trong sáng ấy tưởng tượng ra dòng sông ngân hà với hai con vịt đi theo chân ông thần nông, thế giới cổ tích của tuổi thơ ùa về trong tâm hồn chị. Những cánh hoa bàng mỏng manh khẽ rơi trên vai cũng được tâm hồn nhạy cảm của Liên cảm biết hết. Không chỉ vậy, ẩn sâu trong tâm hồn Liên, cô luôn đi tìm những nguồn sáng khác nhau xung quanh cuộc sống của mình, đó chỉ là những khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, dù nhỏ bé, yếu ớt không thể đi cái tối tắm ngập đầy hết cả không gian nhưng nó cũng cho thấy khát vọng đổi đời mãnh liệt của nhân vật.

     Vậy tại sao khao khát đổi đời lại thể hiện ở nhân vật Liên mạnh mẽ đến vậy. Bởi trước hết Liên còn là một đứa bé, cô đang ở độ tuổi mười bốn, mười lăm, không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn, cô có những nhận biết, cảm nhận thế giới xung quanh rất rõ ràng. Liên lại còn từng được sống trong cuộc sống hạnh phúc, cuộc sống “mơ ước” nên hơn ai hết cô hiểu vị ngọt của cuộc sống đầy ánh sáng ấy. Nếu như những người dân nơi đây cũng khao khát được đổi đời, nhưng chưa bao họ được hưởng thụ cuộc sống đó nên khao khát ấy vẫn mơ hồ, không xác định. Bởi vậy, khao khát mơ ước đổi đời đặt vào nhân vật Liên là hoàn toàn hợp lí, Liên còn trẻ và còn nhiều cơ hội để thay đổi cuộc sống, để biến mơ ước thành hiện thực. Khao khát đổi đời thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc cũng cho thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của Thạch Lam đối với con người: thương cảm cho số phận của những kiếp người sống mòn nơi phố huyện. Nâng niu và trân trọng mơ ước của Liên và những con người nơi đây.

     Và khao khát đổi đời đó được tập trung thể hiện rõ nhất trong cảnh chờ đoàn tàu nơi phố huyện đi qua. Chị em Liên thức đợi tàu không phải để bán thêm một vài món hàng như lời mẹ dặn, mà thức để hưởng thụ đôi chút khoảnh khắc lung linh, rực rỡ ánh sáng của một cuộc sống khác thoáng qua phút chốc. Đây có lẽ không phải đêm đầu tiên hai chị em Liên thức đợi tàu, mà rất nhiều đêm kể từ khi chuyển về nơi phố huyện sinh sống, nhưng khao khát đợi tàu vẫn không thôi cháy bỏng, đặc biệt là với Liên. Cô không ngủ, mà chờ bằng được đoàn tàu đi qua. Tiếng gọi em không chỉ đơn thuần là tiếng gọi mà nó còn như một tiếng reo vui, hân hoan khi đoàn tàu sắp đi qua. Liên đợi tàu từ khi đèn ghi xuất hiện cho đến khi nó đi khuất chỉ còn một chấm đỏ ở sau đuôi và chìm vào tắm tôi. Bằng con mắt quan sát tinh tường và tâm hồn nhạy cảm, ngay lập tức Liên đã nhận ra đoàn tàu hôm nay hình như kém sáng hơn. Nếu không phải ngày nào cũng khao khát ngắm nghía dõi theo thì sao Liên có thể nhận ra sự thay đổi ấy khi đoàn tàu chỉ vụt qua phố huyện trong vài giây ngắn ngủi.

     Đối với Liên đoàn tàu không chỉ đơn thuần là một sự vật lướt nhanh qua phố huyện, mà bản thân đoàn tàu đó còn mang rất nhiều ý nghĩa. Đoàn tàu là hình ảnh của quá khứ xa xôi, đẹp đẽ, của Hà Nội xa xăm, đó là thế giới thần tiên mà cô đã từng được sống. Đoàn tàu còn là biểu tượng của thế giới hạnh phúc mà không chỉ Liên mà tất cả người dân phố huyện nơi đây đều khao khát. Đoàn tàu là mơ ước đổi đời mãnh liệt, tha thiết của con người nơi đây đặc biệt là Liên. Với hình ảnh đoàn toàn, Thạch lam cũng gửi gắm nhiều tình cảm, xót thương cho những đứa trẻ, người dân phố huyện. Ông trân trọng khát vọng đổi đời chân chính của họ. Đồng thời cũng gửi gắm thông điệp con người cần phải vượt thoát khỏi thực tại nghèo nàn, tù túng để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

     Nhân vật Liên được tác giả miêu tả chủ yếu ở phương diện nội tâm. Với lời văn giàu chất thơ, đi sâu miêu tả những rung động tinh tế của nhân vật trước thiên nhiên và những khao khát mãnh liệt được đổi đời của nhân vật.

     Nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam không chỉ là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thương những người xung quanh, mà còn là một cô gái có khao khát sống, đổi đời mãnh liệt. Tâm hồn trẻ thơ đó luôn hướng đến một cuộc sống đẹp hơn, đáng sống hơn. Qua nhân vật này tác giả cũng gửi gắm những giá trị nhân đạo sâu sắc.

Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ - mẫu 2

     Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.

     “Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

     Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.

     Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.

     Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.

     Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.

     Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.

     Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.

Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ - mẫu 3

     Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn. Có người đã từng nhận xét sáng tác của Thạch Lam chứa đựng hai yếu tố hiện thực và lãng mạn xen lẫn nhau. Chính vì vậy mà những sáng tác của ông bao giờ cũng toát lên tình cảm nhân ái sâu sắc. Hai đứa trẻ là một trong những sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam, mặc dù truyện không có cốt truyện nhưng vẫn để lại những ấn tượng trong lòng người đọc. Và đặc biệt, bóng hình vẫn luôn ám ảnh người đọc chính là nhân vật Liên, một cô gái dịu dàng, đảm đang, tâm hồn lúc nào cũng đầy mộng mơ, mong ước về một tương lai tươi sáng cho phố huyện nghèo.

     Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, em ruột của hai nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), xuất thân từ một gia đình công chức gốc quan lại. Ông nội nhà văn quê ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam, ra làm quan ở đất Bắc rồi sống luôn ngoài ấy. Thạch Lam sinh năm 1910, tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Lớn lên, ông học Trung học ở Hà Nội, rồi bỏ học đi làm báo, viết văn cùng các anh và trở thành một cây bút đắc lực của báo Phong hóa và Ngày nay. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông mắc bệnh lao và mất năm 1942, mới 32 tuổi. Thạch Lam sáng tác không nhiều nhưng đủ để mọi người nhận thấy ông là một nhà văn có phong cách riêng trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc. Ông có nhiều đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn Hai đứa trẻ trích từ tập Nắng trong vườn, 1938. Cũng như những truyện ngắn khác, tác phẩm phản ánh những cảnh đời bề ngoài dường như không có gì đáng để ý, nhưng đi vào bên trong, nơi sâu lắng của tâm hồn thì mảnh đời nào, nhất là của tầng lớp nghèo khổ, cũng gợi lên bao nỗi xót xa, thương cảm, có lúc sâu sắc, tinh tế đến bất ngờ.

     Dưới ngoài bút của Thạch Lam Liên hiện lên là một cô bé mới tám, chín tuổi, cái tuổi vô lo, vô nghĩ nhưng tất cả đều trái ngược với điều đó. Tuổi thơ của cô chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo hắt của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không một lối thoát ra. Đối với tâm hồn nhỏ bé ấy, đoàn tàu đêm từ Hà Nội chạy ngang qua phố huyện chính là niềm an ủi cuối cùng của cuộc sống. Liên là một cô bé nhạy cảm, hay động lòng trắc ẩn trước những thay đổi của cuộc sống. Tâm trạng của Liên cũng diễn biến theo thời gian. Trong bóng chiều nhá nhem, Liên nhìn về bãi chợ vãn, nơi những người bán hàng về muộn cô đã động lòng thương trước những mảnh đời cơ cực đó chính là hình ảnh của ''những đứa trẻ con nhà nghèo'' đi lại lang thang trên mặt đất nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì của những người bán hàng để lại. Liên thấy thương cho những đứa trẻ nghèo, nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng nó. Nhân vật Liên thường ít nói nhưng suy tư nhiều và mang những vẻ đẹp tình người đằng sau những suy nghĩ thiết tha của cuộc sống. Trong cảm nhận của Liên bóng tối thật ghê gớm '' tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa''. Bóng tối là sự hiện thân của sự đói nghèo, lam lũ tù đọng.

     Thạch Lam đã sử dụng nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng, nếu như bóng tối nuốt chửng cả phố huyện thì ánh sáng xuất hiện chỉ là những vệt sáng, khe sáng. Cùng với đó là những thân phận kiếp người với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh, le lói như những ngọn đèn trước gió. Liên thương hết cả những con người nơi phố huyện nhỏ bé này. Đó là chị Tí với cuộc đời cơ cực: ''ngày thì mò cua bắt ốc, tối đến cùng gánh hàng nghèo xơ xác với bác nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo lạc'' tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Liên thương bác phở Siêu với gánh hàng phở xa xỉ, ế ẩm nhưng đêm nào cũng thấy bác dọn hàng. Thương bác Xẫm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc thau sắt trống trơn chưa một niềm hi vọng, thương lắm những tiếng đàn bác góp chuyện run bần bật trong đêm yên lặng, thương bà cụ Thi điên đơn chiếc với tiếng cười chìm vào bóng tối… Cuộc sống nơi phố huyện này đêm nào cũng tẻ nhạt cứ lặp đi, lặp lại như vậy.

     Liên luôn khát khao một cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Điều này được thể hiện qua cảnh đợi tàu của hai chị em Liên. Đêm nào Liên cũng thao thức đợi chuyến tàu đi qua như “mong đợi một cái gì tươi sáng” cho sự sống nghèo khổ hằng ngày. Hình ảnh chuyến tàu đêm với ánh sáng của đèn ghi chiếu sáng cả đường phố huyện khác hẳn với những khe sáng, vệt sáng của bác Siêu, ngọn đèn của chị Tí nơi phố huyện tối tăm. Âm thanh của đoàn tàu thật rộn rã, đó là tiếng còi xe lửa vọng lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ…tất cả gợi sự nhộn nhịp, tưng bừng khác hẳn tiếng côn trùng hoang dã, tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran và tiếng trống thu không của chiều tàn. Đoàn tàu chuyển động một cách dồn dập đi tới gợi sự khẩn trương, đầy sức sống khác hẳn với những chuyển động nơi phố huyện như dáng ngồi yên bất động của chị em Liên, dáng dọn hàng uể oải của chị Tí, dáng đi lảo đảo dần vào bóng tối của bà cụ Thi điên, dáng lom khom đi lại của lũ trẻ. Chuyến tàu đêm mang ánh sáng và sự nhộn nhịp tấp nập đến, vì vậy đêm nào hai chị em Liên cũng đợi tàu cho dù có buồn ngủ ríu cả mắt.

     Khi chuyến tàu đi qua, “Liên lặng theo mơ tưởng” về một “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Đó là Hà Nội trong kí ức tuổi thơ của Liên với những kỉ niệm sâu nặng mà bấy lâu nay Liên thiết tha muốn được sống lại những ngày xưa hạnh phúc ấy dù chỉ trong khoảnh khắc. Sống ở phố huyện yên tĩnh, lặng lẽ này Liên cảm thấy rất buồn : “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị”. Có lẽ vì vậy mà đêm nào Liên cũng đợi tàu ở Hà Nội như là một thói quen khó dứt bỏ. Liên muốn hưởng một chút cái náo nức mà đoàn tàu như chở cả thế giới phồn hoa qua phố huyện nghèo, nơi Liên đang sống. Liên khát khao ánh sáng và sự nhộn nhịp biết bao! Và chỉ có đợi tàu mới giúp Liên thỏa mãn được khát khao đó. “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”, thế giới của đô thành sôi động, sầm uất, vang dội đủ thứ âm thanh của cuộc sống đời thường trong Liên. Chỉ cần như vậy thôi, Liên cũng đã thấy lòng mình thanh thản, niềm vui nhẹ khẽ len vào lòng.

     Nhưng rồi những cảm giác lắng lại trong tâm hồn Liên, “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng được một vùng đất nhỏ”, thế giới thực tại nơi phố huyện của Liên thật tĩnh mịch và buồn tẻ, nó càng trở nên yên lặng hơn khi con tàu đi qua chấm dứt mọi hoạt động của một ngày. Thế giới thực tại của Liên là một thế giới khác hẳn với thế giới mà đoàn tàu đã chở qua phố huyện mỗi đêm, đó là một thế giới tràn đầy ánh sáng, sang trọng và đông vui nhộn nhịp, không như phố huyện cứ tĩnh lặng, tăm tối từ ngày này qua ngày khác. Nhìn theo đoàn tàu mang hơi thở của chốn Hà thành, Liên thấy xao xuyến biết bao, ánh sáng ấy vụt qua đưa Liên về cõi “mơ tưởng”. Thạch Lam đã dẫn dắt câu chuyện đi theo mạch tâm trạng của nhân vật, ông đi sâu vào đời sống nội tâm và đặc biệt trân trọng, nâng niu những ước mơ muốn thay đổi cuộc sống tối tăm của Liên và An cùng những con người nơi phố huyện.

     Với lối viết truyện nhẹ nhàng như bài thơ trữ tình đầy xót thương, Thạch Lam đã mang đến cho người đọc một sự đồng cảm sâu sắc về những thân phận trong cuộc đời trong xã hội cũ. Qua hình tượng nhân vật Liên nhà văn đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp người đọc thấu hiểu nỗi buồn đau của dân tộc trong thế kỉ tàn bạo dưới ách đô hộ của bọn thực dân đế quốc. Trang văn khép lại rồi mà ta vẫn còn thấy trước mắt mình, hình ảnh hai đứa trẻ ngồi đấy giữa phố huyện nhỏ tăm tối, đang chờ đợi chuyến tàu đi qua trong khát vọng mỏi mòn.

Cảm nhận của anh chị về nhân vật Liên - mẫu 4

     Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đoàn. "Hai đứa trẻ" là tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam được in trong tập "Nắng trong vườn". Tác phẩm để lại ấn tượng đối với người đọc nhờ lối kể chuyện nhẹ nhàng ấm áp tình đời, tình người. Có lẽ hình ảnh hai đứa trẻ mà tiêu biểu là nhân vật Liên được Thạch Lam tập trung khắc hoạ nhiều nhất.

     Trước hết Liên là một cô bé mới tám, chín tuổi. Lứa tuổi mà người xưa cho rằng: "ăn chưa no, lo chưa tới'' nói đúng hơn đó là cái tuổi vô tư, vô lo nhưng mọi điều đều ngược lại. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, Liên hiện lên với hình ảnh một cô bé nhưng già đi trước tuổi. Tuổi thơ của cô chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo hắt của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Đối với tâm hồn thơ bé ấy đoàn tàu đêm từ Hà Nội chạy ngang qua phố huyện chính là niềm an ủi cuối cùng của cuộc sống.

     Thầy Liên mất việc đã đặt dấu chấm hết cho những tháng ngày sống ở Hà Nội. Con phố nhỏ Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, nơi đón chị em về là một nơi đói nghèo trong rơm rạ với những kiếp người bé nhỏ lay lắt. Bản thân gia đình cũng chẳng khá giả gì hơn, mẹ làm hàng xáo, chị em Liên trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu với những thức hàng lặt vặt, ngày phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu.

     Liên là một cô bé nhạy cảm hay động lòng trắc ẩn trước những thay đổi của cuộc sống. Tâm trạng của Liên cũng diễn biến theo thời gian. Trong bóng chiều nhá nhem, Liên nhìn về bãi chợ vãn, nơi những người bán hàng về muộn cô đã động lòng thương trước những mảnh đời cơ cực đó chính là hình ảnh của ''những đứa trẻ con nhà nghèo'' đi lại lang thang trên mặt đất nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì của những người bán hàng để lại. Hình ảnh đó như xoáy sâu vào lòng trắc ẩn của cô bé tám tuổi giàu lòng nhân ái. Liên thấy thương cho những đứa trẻ nghèo, nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng nó. Nhân vật Liên thường ít nói nhưng suy tư nhiều và mang đến những vẻ đẹp tình người đằng sau những suy nghĩ thiết tha của cuộc sống.

     Trong cảm nhận của Liên bóng tối thật ghê gớm ''tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa''. Bóng tối là sự hiện thân của sự đói nghèo, lam lũ tù đọng. Thạch Lam đã sử dụng nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng, nếu như bóng tối nuốt chửng cả phố huyện thì ánh sáng xuất hiện với tần số thấp đó chỉ là những vệt sáng, hột sáng, khe sáng, tất cả hiện lên thật bé nhỏ tội nghiệp. Cùng với đó là những thân phận kiếp người với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh, tàn lụi le lói như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thảy những con người nơi phố huyện nhỏ bé này. Đó là chị Tí với cuộc đời cơ cực: ''ngày thì mò cua bắt ốc, tối đến cùng gánh hàng nghèo xơ xác với bác nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo lạc'' tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.

     Liên thương bác phở Siêu với gánh hàng phở xa xỉ, ế ẩm nhưng đêm nào cũng thấy bác dọn hàng. Thương bác Xẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc thau sắt trống trơn chưa một niềm hi vọng, thương lắm những tiếng đàn bác góp chuyện run bần bật trong đêm yên lặng, thương bà cụ Thi điên đơn chiếc với tiếng cười chìm vào bóng tối… Cuộc sống phố huyện là như vậy, đêm nào cũng tẻ nhạt, đơn điệu cứ lặp đi, lặp lại.

     Và tất cả họ đều đang trông đợi một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống hằng ngày của họ, và đoàn tàu từ Hà Nội về đã thực sự là ước mơ là khát vọng của những con người nơi đây. Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên đã thực sự làm người đọc xúc động. Mới bảy tám tuổi mà mẹ đã bắt Liên trông coi một cửa hàng tạp hoá lại còn thức cho tới khuya để đợi bán hàng, để được nhìn thấy hình ảnh cuối cùng của phố huyện trước khi chúng chìm vào bóng tối. Tuy nhiên con tàu chỉ thoáng qua rồi biến mất, hi vọng đối với Liên vẫn mong manh với một quá khứ huy hoàng, một tương lai mờ mịt.

     Với lối viết truyện nhẹ nhàng như bài thơ trữ tình đầy xót thương Thạch Lam đã mang đến cho người đọc một sự đồng cảm sâu sắc về những thân phận trong cuộc đời trong xã hội cũ. Qua hình tượng nhân vật Liên nhà văn đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp người đọc thấu hiểu nỗi buồn đau của dân tộc trong thế kỉ tàn bạo dưới ách đô hộ của bọn thực dân đế quốc. Trang văn khép lại rồi mà ta vẫn còn thấy trước mắt mình, hình ảnh hai đứa trẻ ngồi đấy giữa phố huyện nhỏ tăm tối, đang chờ đợi chuyến tàu đi qua trong khát vọng mỏi mòn.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:

  • Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (dàn ý, 30 mẫu)

  • Dàn ý Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (4 mẫu)

  • Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (dàn ý, 30 mẫu)

  • Dàn ý Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo (10 mẫu)

  • Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo (dàn ý, 30 mẫu)

  • Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
  • 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Giáo án, bài giảng powerpoint Văn, Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đs

199,000 VNĐ

Đề thi, chuyên đề Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...

4.5 (243)

799,000đ

99,000 VNĐ

Sách luyện 30 đề thi thử THPT năm 2025 mới

4.5 (243)

199,000đ

99.000 - 149.000 VNĐ

xem tất cả

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau viet-bai-lam-van-so-5.jsp Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
  • Giải Tiếng Anh 11 Global Success
  • Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
  • Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
  • Lớp 11 - Kết nối tri thức
  • Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
  • Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
  • Giải sgk Toán 11 - KNTT
  • Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
  • Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
  • Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
  • Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
  • Giải sgk Tin học 11 - KNTT
  • Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
  • Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
  • Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
  • Giải sgk Toán 11 - CTST
  • Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
  • Giải sgk Hóa học 11 - CTST
  • Giải sgk Sinh học 11 - CTST
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
  • Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
  • Lớp 11 - Cánh diều
  • Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
  • Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
  • Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều

Từ khóa » Dàn ý Nhân Vật Liên Trong Hai đứa Trẻ