Dàn ý Cảm Nhận Hai Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang - Toploigiai

Mục lục nội dung Dàn ý Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Tràng GiangMở bài Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Tràng GiangThân bài Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Tràng GiangKết bài Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang

Dàn ý Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang

Dàn ý Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang | Văn mẫu 11 hay nhất

Mở bài Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang

“Trong thơ Việt Nam, ta nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải tiếng sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái “tôi”, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc bông lau, có phải niềm than vãn của bờ sông bãi cát, có phải vầng trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao… Thơ Huy Cận đó ư?”. Trước Cách mạng tháng 8, thơ Huy Cận thường u sầu ảo não nhưng từ khi Cách mạng thành công dường như có một luồng sinh khí mới thổi vào thơ ông với tất cả bay bổng, trữ tình. Bài thơ Tràng Giang là một tiếng thơ như thế được thể hiện cụ thể qua hai khổ thơ đầu.

Thân bài Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang

* Nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề:

Trong nhan đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của toàn bài. “Tràng Giang” là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm “ang” đi liền nhau gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ có chiều dài mà còn cả chiều sâu, bề rộng, tất cả đều trải dài mênh mông. Nhan đề mang sắc thái cổ điển trang nhã gợi liên tưởng dòng sông trong Đường thi như dòng sông của tâm tưởng, muôn đời vĩnh  hằng.

* Khổ thơ thứ nhất: Khung cảnh sông nước mênh mông, bất tật

- Hai câu thơ đầu:

+ Câu thơ mở đầu nhắc lại nhan đề Tràng Giang với điệp vần “ang” gợi sự ngân vọng vang xa và cổ kính

+ Từ láy “điệp điệp”, “song song”: Khung cảnh sông nước gắn với tâm trạng buồn da diết, khôn nguôi

+ Hình ảnh: + “Sóng”: gợn lên từng đợt như nỗi buồn chồng chéo, trùng điệp trong tâm trạng

                   + “Thuyền” và “ nước”: vốn luôn giao hòa nhưng ở đây lại lạc điệu, li cách

- Câu thơ thứ ba:

+ Hình ảnh “thuyền” và “nước” lặp lại từ câu thơ trên nhưng vẫn không hề có sự đồng điệu mà còn tan tác hơn với nghệ thuật đối về - lại

+ Từ ngữ trực tiếp miêu tả là cảm xúc “sầu trăm ngả”: nỗi buồn từ lòng người lấn át cả cảnh vật, đất trời

- Câu thơ cuối:

+ Hình ảnh độc đáo: “củi một cành khô” là sự trôi nổi, vô định, bấp bênh của thân phận cỏ cây hay cũng chính là số kiếp con người giữa cuộc đời sóng gió trăm ngả

+ Nghệ thuật đảo ngữ và đối lập tăng sức gợi hình, gợi cảm và giá trị biểu đạt của câu thơ

+ Với âm điệu nhịp nhàng, trầm buồn, hình ảnh độc đáo, chi tiết mới mẻ, nhà thơ đã phác họa nỗi buồn bơ vơ, bế tắc của lòng người trước không gian sông nước mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng.

+ Khổ thơ thứ hai: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều

- Hai câu thơ đầu:

  • Từ ngữ: + Bắt đầu với hai từ láy gợi hình “lơ thơ” và “đìu hiu” à Nỗi buồn và sự nhỏ nhoi, thưa thớt, lạnh lẽo.

                + Từ phiếm chỉ “đâu” kết hợp âm thanh “tiếng làng xa” có hai cách hiểu: Âm thanh nhỏ rất khẽ của phiên chợ chiều đã văn vọng về từ một nơi xa không xác định hoặc không có âm thanh tiếng chợ chiều à Khung cảnh hiện lên mênh mông, vắng vẻ, hiu hắt

  • Hình ảnh: được mở rộng so với khổ thơ trước. Bức tranh không dừng lại ở sông nước mà còn có gió thổi, xóm làng, nắng chiều… nhưng vẫn đầy hiu quạnh, lặng ngắt. Những dấu hiệu của cuộc sống xuất hiện như nốt nhạc cao hiếm hoi giữa bản đàn trầm buồn triền miên.

- Hai câu thơ cuối:

  • Hình ảnh “nắng xuống”, “trời lên”, “sông dài”, “bến cô lieu” đã vẽ lên không gian rộng vô cùng, vô tận ở mọi sự vật, mọi chiều kích

  • Những tính từ gợi cảm xúc “sâu chót vót”, “bến cô lieu” là sáng tạo đặc biệt của nhà thơ

→ Không  gian mở rộng ra ba chiều: sâu thăm thẳm, rộng mênh mông, cao chót vót

⇒ Nhà thơ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mở rộng ra đến bến bờ, trời đất. Từ không gian ấy ta nhận ra sự ám ảnh về cái vô biên và sự trống trải tuyệt đối của cảnh vật và lòng người.

Kết bài Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang

Ai đó từng nói “Cái bất giác của một con người ấy cũng là phản ứng của con người phổ quát – tạo nên một lực cuốn hút cho thơ ca.” Điều ấy thật đúng với Tràng Giang. Bạn đọc với cõi lòng hồn nhiên của mình đã vượt qua ý thức nghệ thuật của nhà thơ, đặng bắt đúng cái bất giác của một con người. Chính nó đã tạo nên sức hút bền bỉ nhất, mãnh liệt nhất.

Từ khóa » Dàn ý Tràng Giang Hai Khổ đầu