Dàn ý Chi Tiết Bài Thơ Bếp Lửa - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Ngữ văn
dàn ý chi tiết bài thơ bếp lửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.2 KB, 5 trang )

Câu4: – TLV :Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng.Hướng dẫn : Phân tích bài “Bếp lửa”:Gợi ý Bài làmI- Giới thiệu bài thơ “Bếplửa” ( bài thơ viết về tìnhcảm bà cháu)- Trở lại đề ( nêu lại phầngợi ý ở đề bài)II- TB:1/Mạch cảm xúc và cảmhứng chủ đạo của bài thơ2/ Phân tích bài thơ (theomạch cảm xúc - bố cụcbài thơ)a/ 3 câu đầu : khơi nguồndòng hồi tưởng cảm xúc:-Hình ảnh bếp lửa đượchình dung trong trí nhớ củatác giả (phân tích từ láy“chờn vờn”,“ấp iu”)-Từ hình ảnh bếp lửa liêntưởng tới ngời nhóm lửa-người bà (phân tích hìnhảnh ẩn dụ “(biết mấy) nắngmưa”)b/Khổ thơ thứ 2 (nămcâu tiếp theo): Kỷ niệmtuổi thơ, kỷ niệm buồn khóquên “Lên bốn tuổi sốngmũi còn cay”:I- Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đứchy sinh cao cả, bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là mộttrong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗichúng ta.-Bài thơ đã cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòavới bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kínhyêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lênnhư một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng.II-1/-Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về nhữngkỷ niệm tuổi ấu thơ sống với bà, làm hiện lên hình ảnh bàchăm sóc, lo toan vất vả với tình thương yêu vô bờ dànhcho cháu. Đứa cháu nay trưởng thành, từ nơi xa suy ngẫm,thấu hiểu về bà. Cuối cùng người cháu gởi niềm thương nỗinhớ về với bà. Vậy mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ quákhứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồitưởng.-Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗinhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bàmình cũng là với gia đình và quê hương đất nước.2/a-Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả làhình ảnh bếp lửa ở một làng quê Việt Nam từ thời thơ ấu: Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượm“Chờn vờn” là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung lànsương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờnhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian. Từ “ấp iu” là mộtsáng tạo mới mẻ của nhà thơ . Đó không phải là từ láy, từghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấpủ” và “nâng niu”. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéoléo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại đúng vớicông việc nhóm lửa cụ thể-Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhómlửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứacháu đang ở xa:Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phầnnào cuộc đời vất vả lo toan của bà.b-Khổ thứ hai nói về từ thời ấu thơ rất xa hiện về, đó là kỷ- Nhớ lại quá khứ : nhớnhững năm tháng chiếntranh chống Pháp gian khổ(đói mòn đói mỏi, khô rạcngựa gầy) -Hình ảnh chi tiết ám ảnhmãi đến bây giờ: mùi khóibếp (đến bây giờ sống mũicòn cay)c/ Khổ 3:(11 câu: “Támnăm ròng trên nhữngcánh đồng xa”):-Chi tiết tiếp theo hiện lêntrong hồi ức của cháu :tiếng chim tu hú kêu trongngày hè, là âm thanh củađồng quê.-Tiếng chim tu hú vangvọng giúp tác giả lại nhớvề bàniệm buồn khó quên:Lên bốn tuổi , cháu đã quen mùi khóiNăm ấy ,là năm đói mòn, đói mỏiBố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến bây giờ sống mũi còn cay!Hình ảnh những năm tháng chiến tranh chống Pháp giankhổ được hiện về qua thành ngữ “đói mòn, đói mỏi”- cái đóikéo dài làm mệt mỏi , kiệt sức (cuối năm 1944 đầu năm1945, nạn đói kinh khủng đã xảy ra, hơn hai triệu đồng bàota bị chết đói).Hình ảnh con ngựa gầy rạc thì chắc người bốđánh xe cũng gầy khô - Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp: khóihun nhèm mắt cháu, khói nhiều cay khét . Đó là kỷ niệm về“mùi khói”, về “khói hun”, một cảnh đời nghèo khổ gắnliền với bếp lửa gia đình trước cách mạng. Vần thơ là tiếnglòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thật cảm động. “Nghĩ lạiđến giờ” (đó là 1963, 19 năm đã trôi qua), mà đứa cháu vẫncảm thấy “sống mũi còn cay!”. Kỷ niệm buồn , vết thươnglòng , khó quên là vậy!c- Đoạn thơ thứ ba gồm 11 câu, nhắc lại một vài kỷ niệm sâu sắc về bà trong suốt thời gian “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”.-Hình ảnh, chi tiết tiếp theo chợt đến trong hồi ức của nhânvật trữ tình là tiếng chim tu hú:Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu, bà còn nhớ không bàChim tu hú kêu những ngày hè, tiếng tu hú kêu trên nhữngcánh đồng xa cứ khắc khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiệnthực đã tha thiết, trong nỗi nhớ lại càng trở nên da diết hơn.Tiếng chim tu hú là âm thanh đồng quê thật tha thiết. Tiếngchim tu hú trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ. Tiếngchim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thân yêu đã trởthành kỷ niệm :Bà hay kể chuyện những ngày ở HuếTiếng tu hú sao mà tha thiết thế! -Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh “Mẹ cùng cha bậncông tác không về”, cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tìnhthương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà:Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu ngheBà dạy cháu làm , bà chăm cháu họcHai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúngmột nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dànhcho cháu, gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương, mộttình thương ấp ủ, chở che. Hay nhất, hàm súc nhất là từ ngữd/Đoạn tiếp theo:(10câu :Năm giặc đốt làng niềm tin dai dẳng) :Những phẩm chất caoquý của bà:-Vững long tin trước mọitai họa thử thách ( “Vẫnvững lòng được bìnhan”).-Bếp lửa thành ngọn lửabất diệt, ngọn lửa của tìnhthương==> ý chí , bản lĩnh sốngcủa bà, của người phụ nữViệt Nam“cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễntả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la ,sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Trong nhiều gia đìnhViệt Nam, do nhiều cảnh ngộ khác nhau, mà vai trò củangười bà đã thay thế vai trò của người mẹ hiền. -Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn “khó nhọc”, vất vả“nhóm bếp lửa”. Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩvề tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết thachim tu hú “kêu chi hoài”. Câu thơ cảm thán và câu hỏi tutừ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Nhà thơ đắmchìm trong suy tưởng để trò chuyện với con chim quêhương, trách nó không đến ở với bà để bà đỡ nhớ cháu, đỡcô đơn tuổi già. Câu thơ thật tự nhiên, cảm động, chânthành:Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọcTu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bàKêu chi hoài trên những cánh đồng xa?Năm chữ “nghĩ thương bà khó nhọc” nói lên lòng biết ơn bàcủa đứa cháu đã và mang nặng trong trái tim mình tìnhthương của bà dành cho cháu.d- Miên man theo dòng cảm xúc hồi tưởng, hình ảnh bàcàng hiện lên rõ nét, cụ thể với những phẩm chất cao quý:Bình tĩnh, vững lòng, đinh ninh vượt qua mọi thử tháchkhốc liệt của chiến tranh,làm trọn nhiệm vụ hậu phương đểngười đi xa công tác được yên lòng. Bà là chỗ dựa tinh thầnvững chắc. Sống trong những năm chiến tranh, khi “giặcđốt làng cháy tàn cháy rụi” được sự “đỡ đần” của bà conhàng xóm,hai bà cháu mới dựng lại được túp lều tranh, thếnhưng bà vẫn “vững lòng” trước mọi tai họa thử thách:Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:“Bố ở chiến khu, bố còn việc bốMày có viết thư chớ kể này kể nọCứ bảo nhà vẫn được bình yên!”Lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố không chỉgiúp ta hình dung giọng nói, tiếng nói, tình cảm và suy nghĩcủa bà mà còn làm sáng lên phẩm chất của người bà, ngườimẹ Việt Nam yêu nước, đầy lòng hy sinh, kiên trì nhóm lửa,giữ lửa-Từ “bếp lửa”, đứa cháu nghĩ về “ngọn lửa”.Một hìnhtượng rất tráng lệ. “Bếp lửa bà nhen” sớm sớm chiều chiềuđã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tìnhthương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “daidẳng” bền bỉ và bất diệt. Cùng với hình tượng “ngọn lửa”,các từ ngữ chỉ thời gian:”rồi sớm rồi chiều”, các động từ:“nhen”, “ủ sẵn” , “chứa” (chứa niềm tin dai dẳng) đãkhẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của ngườiđ/Đoạn thơ: “Lận đận đờibà thiêng liêng - bếplửa”(8 câu): những suyngẫm về người bà kínhyêu, về bếp lửa trong mỗigia đình Việt Nam:- Điệp từ “nhóm”-Lời khẳng định ca ngợi:“Ôi kỳ diệu và thiêng liêng- bếp lửa”e/ Bốn câu cuối:Tìnhthương nhớ,lòng kính yêuvà biết ơn của đứa cháunay đã đi xaphụ nữ Việt Nam giữa thời loạn lạc:Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳngĐiệp ngữ “một ngọn lửa” và kết cấu song hành đã làm chogiọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào.đ/Tám câu thơ tiếp theo là những suy ngẫm sâu sắc của nhàthơ , của đứa cháu về người bà yêu kính , về bếp lửa trongmỗi gia đình Việt nam chúng ta. Cuộc đời bà nhiều “lậnđận”, trải qua nhiều “nắng mưa” vất vả. Bà cần mẫn lotoan, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm,manh áo của con cháu trong gia đình. Vần thơ chứa đựngbao nghĩa nặng tình sâu . Cháu vô cùng cảm phục và biết ơnbà:Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớm Bà không chỉ là người giữ bếp giữ lửa mà còn là ngườinhóm bếp, nhóm lửa:Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Điệp từ “nhóm” trong 4 câu thơ có điểm chung là cùng gắnvới hành động nhóm bếp. nhóm lửa của bà nhưng lại khácnhau ở những ý nghĩa cụ thể: khi thì nhóm bếp lửa ấp iu,nồng đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh của sươngsớm; đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai,luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng mà như còn đem đến chođứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình thương vôhạn của bà. Đến câu tiếp theo thì lòng bà còn mở rộng hơncùng với nồi xôi gạo mới là tình cảm xóm làng đoàn kết,gắn bó, chia ngọt sẻ bùi và đến câu thứ tư thì hoàn toànmang nghĩa trừu tượng: nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ. Tâmhồn và khát vọng tuổi thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa dobà”nhóm” suốt mất chục năm trời. Chính từ đó mà, theo mạch suy ngẫm, nhà thơ đi lênkhái quát rất tự nhiên và hợp lý: “Ôi kỳ diệu và thiêng liêng- bếp lửa”. Đúng vậy, vì bếp lửa thật giản dị , bình thườngvà phổ biến trong mọi gia đình Việt Nam, nhưng bếp lửacũng thật cao quý, kỳ diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắnliền với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa, người tạonên tuổi thơ của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn,một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.e/ Bốn câu kết thể hiện một cách đằm thắm tình thươngnhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng nay đãIII KB :-Ý nghĩa của bài thơ.-Nét đặc sắc về nghệ thuậtđi xa:Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà , niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp,đã “có ngọn khói trămtàu” đã “có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưngcháu vẫn không nguôi nhớ bà, nhớ bếp lửa gia đình thươngyêu. Không gian và thời gian xa cách, và dù cuộc đời có đổithay, nhưng tình thương nhớ bà vẫn thiết tha mãnh liệt. Trởvề thời hiện tại , nhà thơ lại muốn hỏi bà, nhắc bà việcnhóm bếp để nói cái ý không bao giờ quên quá khứ, khôngbao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thờithơ ấu nghèo khổ,gian nan mà ấm áp nghĩa tình.Như vậy, hình ảnh trung tâm (bếp lửa) mở đầu, khơi nguồnmạch cảm xúc của bài thơ, của dòng hồi tưởng đã đượckhép lại bằng chính hình ảnh ấy.III--“Bếp lửa” là một bài thơ hay và độc đáo. Bài thơ không chỉnói về bà, về tình bà cháu mà còn có ý nghĩa triết lý thầmkín; Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đềucó lúc tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cả cuộc đời . Tìnhyêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện củatình yêu thương , gắn bó với gia đình, quê hương và đócũng là khởi đầu của tình người, tình yêu nước.- Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung. Hình tượngthơ : “bếp lửa” “khói hun”, “ngọn lửa”, “tiếng chim tu hú”bổ sung kết hợp thật tự nhiên giữa kể và tả bằng dòng hồitưởng và suy ngẫm rất thơ và đầy ấn tượng.

Tài liệu liên quan

  • Bài TLV số 6 (dàn ý chi tiết) Bài TLV số 6 (dàn ý chi tiết)
    • 1
    • 598
    • 0
  • dàn ý chi tiết bài thơ bếp lửa dàn ý chi tiết bài thơ bếp lửa
    • 5
    • 17
    • 145
  • Ôn tập tả người lâp dàn ý chi tiết bài 1 SGK tiếng việt 5 tâp 2 trang 150 Ôn tập tả người lâp dàn ý chi tiết bài 1 SGK tiếng việt 5 tâp 2 trang 150
    • 3
    • 1
    • 0
  • Lập dàn ý phân tích bài thơ Mộ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Lập dàn ý phân tích bài thơ Mộ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
    • 2
    • 916
    • 1
  • một số câu tự luận thi vào 10 hay ( dan ý chi tiết) một số câu tự luận thi vào 10 hay ( dan ý chi tiết)
    • 58
    • 544
    • 2
  • dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận
    • 21
    • 7
    • 10
  • THUỐC LÁ - dàn ý chi tiết - nghị luận đời sống THUỐC LÁ - dàn ý chi tiết - nghị luận đời sống
    • 69
    • 495
    • 0
  • Dàn ý phân tích bài thơ bếp lửa của bằng việt Dàn ý phân tích bài thơ bếp lửa của bằng việt
    • 4
    • 545
    • 6
  • Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ bếp lửa Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ bếp lửa
    • 3
    • 657
    • 1
  • HOT Nghị luận xã hội về An toàn giao thông (Dàn ý chi tiết, 8 bài rất hay) HOT Nghị luận xã hội về An toàn giao thông (Dàn ý chi tiết, 8 bài rất hay)
    • 19
    • 485
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(64.5 KB - 5 trang) - dàn ý chi tiết bài thơ bếp lửa Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tlv Bếp Lửa