Dàn ý Chứng Minh Rằng Nói Dối Có Hại Cho Bản Thân Hay Nhất

Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất

» Văn Học Lớp 7 » Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất

Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân với hai mẫu hay và chi tiết dưới đây, chắc chắn sẽ giúp các em học sinh làm một bài văn hay.

Các bạn học sinh đã có ý tưởng gì để viết cho đề bài chứng minh nói dối có hại cho bản thân chưa? Hãy xem một số dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân dưới đây để có nhiều ý tưởng hay hơn cho bài văn của mình nhé.

Mẫu dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất

Mẫu dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất

Contents

  • 1 Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân (Mẫu số 1)
    • 1.1 I. Mở bài
    • 1.2 II. Thân bài
    • 1.3 III. Kết bài
  • 2 Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân (Mẫu số 2)
    • 2.1 I. Mở bài
    • 2.2 II. Thân bài
    • 2.3 III. Kết bài

Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân (Mẫu số 1)

Một bài lập dàn ý có 3 phần chính như sau:

I. Mở bài

Dẫn dắt ngắn gọn cho vấn đề nói dối có hại cho bản thân.

Khẳng định rằng việc nói dối rất có hại ảnh hưởng xấu đến bản thân và người khác.

II. Thân bài

Đi vào giải thích vấn đề: Nói dối là gì? Vì sao một số người thường nói dối?

Đưa ra lập luận để chứng minh: Nói dối là một thói quen xấu, gây ra nhiều tác hại cho bản thân và người xung quanh.

Lý lẽ: Việc nói dối sẽ có những ảnh hưởng xấu thế nào? Đưa ra các dẫn chứng về tác hại của việc nói dối.

  • Đưa ra một số ví dụ cụ thể trong văn chương về thói quen nói dối và tác hại của việc nói dối.
  • Nêu ra những câu chuyện nói dối đã xảy ra trong thực tế. Có thể lấy ví dụ từ bản thân hoặc những sự việc đã từng được chứng kiến. Hậu quả của việc nói dối như thế nào? Cảm nhận của bản thân sau sự việc nói dối.

III. Kết bài

  • Khẳng định nói dối là một thói quen xấu cần phải loại bỏ. Không được nói dối trong học tập, công việc và cuộc sống.
  • Chúng ta cần rèn luyện và trau dồi đức tính trung thực, hoàn thiện bản thân. Xây dựng một lối sống tốt đẹp, lành mạnh cho bản thân và những người xung quanh.

Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân (Mẫu số 2)

I. Mở bài

Giới thiệu chung về vấn đề “Nói dối có hại cho bản thân”.

Một lời nói dối chỉ có thể giúp người nói che đậy những sự việc đã xảy ra. Tuy nhiên nói dối lại khiến người nghe thất vọng khi biết được sự thật. Do đó nói dối sẽ đánh mất lòng tin từ những người xung quanh. Lời nói dối không những gây ra tác hại lớn cho bản thân chúng ta mà còn cho cả những người khác.

II. Thân bài

Giải thích khái niệm về nói dối

Nói dối là gì?

  • Nói dối là việc nói sai khác với những sự thật đã được nghe thấy hay nhìn thấy.
  • Nói dối sẽ khiến người nói bị đánh mất lòng tin bởi những người xung quanh.
  • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của bản thân.
  • Làm người nghe hiểu sai về sự việc

Những tác hại của lời nói dối

Khi nói dối trong cuộc sống, học tập và làm việc sẽ có những ảnh hưởng gì:

  • Đối với bản thân người nói dối

Nói dối nhiều lần sẽ khiến người khác mất niềm tin về bạn. Họ sẽ không tin những gì bạn nói ra.

  • Đối với học tập

Nói dối sẽ khiến bạn bị mất niềm tin từ bạn bè, thầy cô. Họ sẽ không tin tưởng vào những kết quả bạn làm được do thường trực nghi ngờ có phải là sự thật.

  • Đối với cuộc sống xã hội

Người nói dối sẽ bị người khác xa lánh, không tin tưởng để giao việc. Lời nói, công việc của bạn luôn bị nghi ngờ.

  • Đối với người thân

Ngay cả bố mẹ, anh chị em trong gia đình cũng không tin tưởng bạn. Ví dụ bạn xin tiền nộp học bố mẹ cũng sẽ hỏi cặn kẽ xem có phải thực sự là nộp học phí hay không. Hay bạn dùng để chơi game, mua đồ chơi hay có mục đích nào khác.

  • Ví dụ chứng minh nói dối có hại cho bản thân

Câu chuyện cậu bé nói dối là một ví dụ điển hình. Cậu ta đã liên tục lừa bác nông dân rằng có cho sói để làm trò vui. Nhưng sau lần đó sói đến thật và cậu đã mất cả đàn cừu. Vì bác nông dân không còn tin tưởng và giúp đỡ cho cậu bé.

Tóm lại, lời nói dối đã khiến bạn đánh mất sự tin tưởng ở những người xung quanh.

III. Kết bài

  • Khẳng định việc nói dối vô cùng có hại cho bản thân.
  • Rút ra bài học cho bản thân.

Một số yêu cầu của một bài văn chứng minh nói dối có hại cho bản thân mà các em học sinh cần nắm rõ. Thứ nhất, cần phải giải thích rõ khái niệm nói dối là gì. Thứ hai, cần nêu ra những tác hại, hậu quả do việc nói dối gây ra. Thứ ba, cần phải chứng minh tác hại của việc nói dối bằng những ví dụ trong văn học, trong thực tế. Cuối cùng là cần liên hệ với bản thân.

Trên đây là một số dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân để các bạn học sinh tham khảo. Chúc các em hoàn thành tốt bài văn của mình và đạt được kết quả cao trong học tập.

  • Xem thêm: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu với những kỷ niệm đẹp
Văn Học Lớp 7 -
  • Cảm nghĩ về mái trường thân yêu với những kỷ niệm đẹp

  • Tóm tắt bài Cổng trường mở ra chi tiết và ngắn gọn hay

  • Dàn ý cảm nghĩ về thầy cô giáo và bài văn mẫu hay

  • Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà ( CÓ MẪU )

  • Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà chi tiết

  • Hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

  • Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước

DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Dẫn Chứng Nói Dối Có Hại Cho Bản Thân