Dàn ý: Hình ảnh Sông Đà, Con Sông Tây Bắc “hung Bạo” Mà Tình ...
Có thể bạn quan tâm
I. Mở bài
- Trong tập tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn của vùng núi rừng vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa tuyệt vời thơ mộng ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Dưới ngòi bút của nhà văn, miền đất này hiện lên thật tươi đẹp với những núi xa, núi gần miên man như trùng vi thạch trận, với những thung lũng vàng một màu lúa chín, với bao nhiêu loài hoa tỏa hương sắc...
- Nhưng tiêu biểu nhất, được nhà văn tập trung bút lực mô tả công phu nhất, phải kể đến hình ảnh con sông Đà hùng vĩ vừa hung bạo vừa nên thơ trong tùy bút Người lái đò sông Đà.
II. Thân bài
A. SÔNG ĐÀ “HUNG BẠO”
Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.
2. Cái hung bạo của sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này.
Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành, chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có ánh nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá dậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; hẹp đến mức có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ cao và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.
2. Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu vãn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bỗng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.
3. Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ọc ọc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”, ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới đây thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỷnh sông dưới.
4. Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mang, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, sông Đà được mô tả như có cả một bầy thuỷ quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo; khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, nhân thêm mối nguy hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục ở nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông. Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhỏ vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả đã dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
B. SÔNG ĐÀ “TRỮ TÌNH”
Sông Đà đâu chỉ hung bạo, đây còn là một dòng sông tuyệt vời thơ mộng. Đặc biệt, từ mạn Thác Bờ về xuôi, sông Đà chỉ còn vẻ dịu dàng, như bất kì một dòng sông nào ở vùng đồng bằng. Bởi vậy, bên cạnh tính hung bạo, Nguyễn Tuân rất chú trọng khắc họa tính trữ tình của dòng sông này. Vốn văn hóa, vốn từ vựng giàu có, trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn thả sức tung hoành, tạo nên những đoạn văn mượt mà như những bài thơ.
1. Để khắc họa tính trữ tình, dịu dàng của dòng sông, trước hết, Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà một cách bao quát bằng một câu văn đầy hình ảnh và nhịp điệu: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bỗng nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Có thể coi đây là một bức tranh tổng thể về sông Đà, lúc đầu chảy ngoằn ngoèo giữa điệp trùng núi đá và đại ngàn Tây Bắc; nhưng khi về dần đến miền trung du, Đà giang chảy êm ả thẳng dòng?
2. Tác giả ngắm nhìn sông Đà ở nhiều thời gian, nhiều không gian khác nhau. Với tình cảm trìu mến thiết tha, nhà văn đã phát hiện được một cách tinh tế màu sắc của dòng sông biến đổi theo từng mùa. Xuân về, Đà giang xanh ngọc bích, tức là màu xanh rất đẹp: vừa trong xanh lại vừa óng ánh, chứ không xanh như màu xanh canh hến. Khi thu sang, nước sông Đà chuyển thành màu lừ lừ chín đỏ... Như vậy, vào mỗi mùa, dòng sông đều có một vẻ đẹp riêng. Chính vì thế, Nguyễn Tuân bực bội khi bọn thực dân cướp nước lại gọi một cách thô bạo sông Đà là dòng sông Đen - sông có màu đen (rivière Noire).
3. Tác giả dành những đoạn văn hay nhất tả cảnh vật ven sông Đà. Để tôn thêm tính trữ tình của dòng sông, nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh trong sáng gợi cảm và đầy chất thơ. Nhịp điệu câu văn lúc thì hối hả, mau lẹ do cách ngắt câu và diễn đạt theo lối điệp (bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà) để diễn tả niềm sung sướng đang trào dâng trong lòng tác giả; lúc thì chậm rãi, như tãi ra để diễn tả cái vắng lặng rất nên thơ của con sông này: Cảnh ven sông ở đây lặng tờ... như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Hình ảnh một bờ tiền sử, một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa có sức khơi gợi sâu xa, khắc họa được vẻ đẹp hoang sơ, tồn tại như vĩnh hằng của thiên nhiên. Với cách liên tưởng và ví von ấy, dường như sông Đà còn có vẻ đẹp của một con sông bền bỉ chạy qua tháng năm lịch sử, mang dấu tích văn hóa ngàn xưa của dân tộc.
Với một tình yêu thiên nhiên Tây Bắc tha thiết, tác giả nhìn sông Đà như một cố nhân và ghi nhớ mãi ấn tượng: ở rừng lâu ngày, một lần bám gót anh liên lạc bất chợt bắt gặp dòng sông Đà lóa nắng, ông nhớ tới một câu thơ đầy gợi cảm của Lí Bạch nói về buổi tiễn Mạnh Hạo Nhiên ở bên sông: “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” (Giữa tháng ba mùa hoa khói xuôi (thuyền) về Dương Châu).
III. Kết bài
Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.
Từ khóa » Tính Hung Bạo Và Trữ Tình Của Sông đà
-
Top 13 Bài Phân Tích Hình Tượng Con Sông Đà Trong Người Lái đò ...
-
Phân Tích Nét Hung Bạo Và Vẻ đẹp Trữ Tình Của Hình Tượng Sông Đà ...
-
Phân Tích Hình Tượng Sông Đà Hung Bạo Và Trữ Tình - TopLoigiai
-
Vẻ Đẹp Hung Bạo Và Trữ Tình Của Sông Đà ❤️️12 Mẫu Phân Tích
-
Vẻ đẹp Hung Bạo Của Sông Đà Hay Nhất (11 Mẫu)
-
[ Văn Mẫu Lớp 12] - Nét Hung Bạo Và Vẻ đẹp Trữ Tình Của Sông Đà ...
-
Sông Đà – Vẻ đẹp Hung Bạo Và Trữ Tình | Talkshow S! Việt Nam
-
VỂ ĐẸP HUNG BẠO VÀ TRỮ TÌNH SÔNG ĐÀ I.... - Học Văn Không Khó
-
Tính Cách Hung Bạo Và Trữ Tình Của Con Sông đà - 123doc
-
Phân Tích Hình Tượng Sông Đà Hung Bạo Và Trữ Tình - CCBOOK
-
Phân Tích Vẻ đẹp Thơ Mộng, Trữ Tình Của Con Sông Đà
-
Phân Tích Tính Trữ Tình Trong Tùy Bút Người Lái đò Sông Đà Của ...
-
Cảm Nhận Hình Tượng Sông Đà Trong Tác Phẩm Người Lái đò Sông Đà
-
Phân Tích Nét Tính Cách Hung Bạo Của Con Sông Đà - Văn Mẫu